Hướng dẫn 3 cách sử dụng nệm cao su thiên nhiên đúng cách

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nệm cao su đúng cách, giữ cho nệm luôn khô thoáng, sạch sẽ và bền bỉ vượt thời gian.

1. Hướng dẫn cách sử dụng nệm cao su

1.1. Cách đặt nệm cao su thiên nhiên đúng

Để một tấm nệm đảm bảo được tuổi thọ và độ bền tốt nhất thì cần biết cách đặt nệm đúng. Dưới đây là một số lưu ý khi đặt nệm cao su thiên nhiên đúng tiêu chuẩn: 

  • Đặt nệm trên mặt phẳng (giường hoặc sàn nhà) với phần chân nệm (phần có lỗ vuông to) ở phía dưới và phần mặt nệm (có lỗ tròn nhỏ) hướng lên trên để nằm.
  • Không đặt nệm ở bề mặt gồ ghề, lồi lõm vì có thể gây biến dạng nệm.
  • Không đặt vật nặng, vật nhọn lên bề mặt nệm trong thời gian dài hoặc tác động lực mạnh lên nệm, vì sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ nệm.
  • Không là ủi đồ trên bề mặt nệm
  • Không đặt nệm ở gần các thiết bị phát nhiệt, gần nguồn nhiệt như khu vực nấu ăn, thiết bị điện, các thiết bị tỏa nhiệt.
  • Không đặt nệm ở nơi có ánh nắng mặt trời gay gắt như gần cửa sổ có nắng chiếu vào. Nếu đặt nệm ở những nơi này cần kéo rèm cửa để che ánh nắng trực tiếp chiếu lên nệm.
  • Tránh đặt nệm ở những nơi có chứa hóa chất, dung môi gây ẩm ướt và hư hỏng nệm.
  • Nên đặt nệm ở những nơi khô thoáng, mát mẻ, không ẩm ướt.
Cách sử dụng nệm cao su
Cách sử dụng nệm cao su

1.2. Cách mặc áo (vỏ bọc) nệm :

Bước 1: Lộn mặt trái áo nệm ra ngoài.

Bước 2: Áp sát góc áo nệm vào một góc nệm rồi lộn bề mặt áo nệm ra ngoài.

Bước 3: Làm tương tự đối với góc áo nệm phía bên kia.

Bước 4: Hai tay nắm hai mép cổ áo nệm, lưu ý không được nắm vào thành nệm.

Một tay bên dưới vừa nắm áo nệm, vừa nâng nhẹ tấm nệm, vừa giũ vừa kéo hai mép cổ áo từ từ về cuối tấm nệm.

Bước 5: Chỉnh khít hai mép cổ áo và kéo dây kéo.

Cách mặc áo, vỏ bọc nệm cao su
Cách mặc áo, vỏ bọc nệm cao su

1.3. Cách tháo áo (vỏ bọc) nệm:

Bước 1: Tháo dây kéo áo nệm.

Bước 2: Nắm một mép cổ áo nệm vừa giũ vừa kéo mép cổ áo nệm từ từ về đầu tấm nệm.

2. Chăm sóc và bảo dưỡng nệm cao su thiên nhiên đúng cách

Nệm cao su thiên nhiên có độ bền cao và tuổi thọ trung bình lên tới 7 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu sử dụng nệm không đúng cách thì tuổi thọ nệm có thể sẽ bị ảnh hưởng và người dùng cần phải thay nệm mới thường xuyên hơn. Dưới đây là cách chăm sóc và bảo dưỡng nệm cao su thiên nhiên đúng, giúp tăng độ bền nệm.

  • Mặc dù nệm cao su thiên nhiên có tính đàn hồi cao nhưng lưu ý không lôi kéo, uốn cong, gấp nệm, để tránh gây hỏng cấu trúc lõi nệm và rách áo nệm.
  • Không phơi nệm dưới ánh nắng trực tiếp, nắng gay gắt hoặc nơi ẩm ướt, ảnh hưởng tới chất lượng và độ bền của nệm.
  • Sử dụng thêm ga giường, drap để ngăn bụi bẩn và tạp chất, lông thú cưng, mồ hôi… có thể làm bẩn nệm.
  • Không để chất lỏng, hóa chất, dung môi tiếp xúc với nệm.
  • Có thể thường xuyên xoay chiều nệm để tránh bị xẹp lún ở một số vùng nhất định trên bề mặt nệm, giúp gia tăng tuổi thọ nệm tốt nhất.
  • Không mang nệm cao su thiên đi giặt với nước hoặc hóa chất. Thay vào đó, để vệ sinh nệm nên sử dụng máy hút bụi cũng như xử lý vết bẩn trên nệm đúng cách bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.
  • Khi không sử dụng, nên bảo quản nệm nơi khô ráo, thoáng mát.

3. Hướng dẫn xử lý vết bẩn trên nệm cao su 

3.1. Cách xử lý nệm bị ướt

Dùng khăn khô để lên chỗ nệm bị ướt và dùng tay ấn đè xuống để hút, thấm nước vào khăn (trường hợp nệm bị ướt nhiều, có thể làm bằng cách trên nhiều lần với các khăn khô), cho đến khi nệm được tương đối khô ráo. Sau đó, có thể rắc thêm một ít phấn rôm (phấn dùng cho em bé) để có mùi thơm dễ chịu và trải một tấm khăn khô, mềm rồi để bé nằm lên.

Trong thời gian không dùng nệm, nên tháo ga phủ trải giường ra cho thoáng, để bay hơi tự nhiên (vài tiếng đồng hồ tùy theo thời tiết và khí hậu) hoặc để quạt gió thổi trực tiếp vào bề mặt nệm bị ướt cho đến khi nệm được khô ráo hoàn toàn (khoảng nửa tiếng đồng hồ).

Tuyệt đối không đem nệm ra phơi nắng khi nệm bị ướt.

Cách xử lý khi nệm cao su bị ướt
Cách xử lý khi nệm cao su bị ướt

3.2. Cách xử lý vết máu trên nệm

Với những vết máu tươi thì có thể sử dụng khăn giấy hoặc khăn sạch để thấm vết máu nhanh chóng. Không nên lau hoặc chà vết máu mà nên chấm và ấn mạnh để vết máu thấm vào trong khăn. Nên thay khăn liên tục để thấm sạch vết máu cho đến khi vết máu biến mất hoặc mờ đi. Trường hợp là vết máu khô, có thể thoa nước nên vết máu để máu tan ra và dùng khăn sạch để thấm máu trên nệm tương tự như với vết máu tươi.

Nếu vết máu vẫn còn có thể thực hiện thêm các cách sau:

  • Xả sạch vùng nệm bị dính máu bằng cách thoa nước nhẹ nhàng lên nệm
  • Pha nước rửa chén bát với nước, nhúng khăn sạch vào dung dịch rồi thoa lên vùng nệm bị bẩn. Sau đó lại xả sạch bằng nước lạnh.
  • Khi tẩy vết máu bằng nước rửa chén xong nhưng vết máu vẫn còn thì có thể sử dụng oxy già, baking soda trộn với muối hoặc nước cốt chanh, giấm trắng. Đổ các chất tẩy rửa này trực tiếp lên nệm, sau đó chờ vết máu mờ đi và biến mất thì xả lại với nước lạnh và thấm khô vùng nệm bị ướt. Để chắc chắn loại bỏ hết hóa chất như baking soda, muối trên bề mặt nệm thì có thể sử dụng máy hút bụi để hút sạch. Đồng thời hút sạch bụi bẩn, tạp chất trên toàn bộ tấm nệm để đảm bảo nệm được sạch sẽ.

3.3. Cách xử lý nệm cao su thiên nhiên bị đen

Khi nệm cao su thiên nhiên bị đen, có thể là do dính chất bẩn, chất lỏng hoặc nệm bị nấm mốc do không vệ sinh hoặc do nệm bị lão hóa, hết thời hạn sử dụng. Tùy theo nguyên nhân, người dùng lựa chọn cách xử lý phù hợp nhất. Thông thường, khi nệm cao su bị đen sẽ có những cách xử lý như sau:

  • Sử dụng baking soda: Rắc bột baking soda lên bề mặt nệm bị đen sau khi đã làm ẩm nệm. Sau khoảng 30 phút thì hút sạch bột baking soda bằng máy hút bụi, lau sạch với khăn ướt và làm khô bằng cách sử dụng khăn khô để thấm hút nước còn sót lại.
  • Sử dụng cồn hoặc nước cốt chanh: Cho cồn hoặc nước cốt chanh lên vùng nệm bị đen. Sau khi vết đen đã mờ đi hoặc biến mất thì có thể phơi nệm ở nơi khô thoáng để loại bỏ hơi ẩm và nước cốt chạnh/cồn bên trong nệm.
  • Sử dụng bột giặt hoặc nước rửa chén: Pha bột giặt hoặc nước rửa chén với nước. Dùng khăn nhúng dung dịch đã pha, sau đó chà nhẹ để dung dịch thấm vào bên trong và làm sạch vết đen trên nệm. Khi nệm đã sạch thì xả lại với nước lạnh và có thể mang đi phơi nơi khô thoáng để nệm khô ráo.
  • Ngoài ra, người dùng có thể xử lý nệm bị đen bằng các loại nước tẩy rửa, hóa chất chuyên dụng như: Amoniac, thuốc tím, sản phẩm chứa chất chlorine dioxide…Có thể thoa trực tiếp các hóa chất này lên bề mặt nệm, dùng bàn chải mềm để chà nhẹ vết đen, sau đó xả sạch với nước lạnh và mang nệm đi phơi khô nơi thoáng mát.
Cách xử lý nệm cao su thiên nhiên bị đen
Cách xử lý nệm cao su thiên nhiên bị đen

3.4. Xử lý nệm bị chai cứng

Khi nệm cao su bị chai cứng, người dùng nên lấy các công cụ như bàn chải mềm, cọ mềm để chà nhẹ và loại bỏ vết chai sần. Sau đó tiến hành vệ sinh nệm bằng máy hút bụi hoặc dùng khăn ẩm để lau sạch bề mặt nệm và loại bỏ tạp chất trên nệm.

Hiện tại hệ thống cửa hàng của Vua Nệm đang phân phối các loại nệm cao su như Liên Á, Kim Cương, Vạn Thành, Gummi, quý khách hàng có thể mua được các loại nệm cao su với giá rẻ tại TP HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác. Ngoài ra Vua Nệm cũng có nệm cao su gấp 3 Đồng Phú, nệm cao su 1m,2 với giá rẻ nhất! Để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng, quý khách vui lòng gọi tới hotline 1800 2092 để được tư vấn. Vua Nệm rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

>> Xem ngay:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM