Nhiều người thường không biết cách gấp nệm cao su đúng cách như thế nào mỗi khi muốn di chuyển nệm đến một vị trí khác. Nguyên nhân là vì dòng nệm này thường được thiết kế nguyên tấm thay vì gấp 2, gấp 3 như foam hoặc bông ép. Tuy nhiên bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Nội Dung Chính
1. Gấp nệm cao su đúng nhất
Nhiều người nghĩ rất khó để gấp nệm cao su nhỏ gọn khi muốn vận chuyển đường dài bởi thiết kế nguyên tấm đặc trưng của loại nệm này. Bên cạnh đó, do không có hình dạng cố định như các loại nệm khác, việc vận chuyển nệm có thể dễ dẫn đến hư hỏng, rách nệm nếu không gấp nệm đúng cách.
Trên thực tế, nệm cao su có thể gấp gọn, dù bạn muốn chuyên chở bằng xe ba gác, xe tải hay xe máy đều vẫn có thể thực hiện được. Dưới đây là cách gấp nệm cao su đơn giản và tiện lợi, bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé:
1.1. Gấp nệm cao su như thế nào đơn giản nhất
Với cách này, bạn không cần quá cầu kì để gấp và đóng gói nệm cao su. Bạn có thể gấp hai hoặc gấp ba nệm cao su tùy theo kích thước nệm và vị trí mà bạn muốn đặt nệm ở đó. Do nệm cao su có trọng lượng khá nặng nên khi muốn di chuyển thì cần có sự hỗ trợ từ người khác, bạn không nên vận chuyển nệm một mình vì có thể gây hư hỏng nệm.
Trong trường hợp muốn dịch chuyển nệm cao su từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà, bạn chỉ cần gấp nệm và khiêng nệm đến vị trí mới. Tuy nhiên, nếu muốn vận chuyển nệm đi xa hơn bằng xe máy, xe ô tô hay xe ba gác thì bạn nên lấy dây để buộc nệm cao su cho chắc chắn, tránh để nệm bị bung nở ra như hình dáng ban đầu.
1.2. Cuộn nệm cao su như thế nào?
Cuộn nệm cao su cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng thay vì gấp nệm như thông thường. Nệm cuộn lại có ưu điểm là kích thước nệm nhỏ gọn hơn so với nệm gấp thông thường.
Nệm cao su có thể được cuộn theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy theo lựa chọn của người gấp. Trong quá trình cuộn nệm, bạn cần nhớ rõ nguyên tắc để mặt có các lỗ thông hơi hình vuông quay vào trong, mặt có các lỗ tròn nhỏ hơn thì hướng ra bên ngoài.
Sau khi cuộn nệm bạn cần để nệm vào trong túi bóng hoặc bao bì để giữ cho nệm không bị bụi bẩn bám bào, sau đó bạn có thể hút chân không hoặc sử dụng dây để cột chắc nệm cao su lại.
Trong trường hợp muốn vận chuyển nệm đi xa, để nệm nhỏ gọn bạn có thể cuộn nệm nhỏ hơn nữa thay vì chỉ cuộn theo chiều dọc hoặc chiều ngang nệm.
Trước tiên, bạn gấp đôi nệm lại theo chiều dọc, tiếp đến bạn cuộn tròn nệm theo chiều ngang. Sử dụng băng keo hoặc giấy bọc để cố định nệm, sau đó là xếp nệm vào túi bóng để đóng gói trước khi vận chuyển.
Lưu ý: Không nên gấp nệm và cột chặt nệm trong một thời gian quá dài vì sẽ tạo nếp lằn trên nệm, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ lại vừa ảnh hưởng đến chất lượng nệm.
2. Cách bảo quản và gấp nệm cao su đúng cách để tăng tuổi thọ
Cách gấp nệm cao su đúng cách sẽ giúp cho nệm không bị rách, không bị hư hỏng khi vận chuyển, thay đổi vị trí, nhờ vậy mà có thể tăng tuổi thọ của nệm. Bên cạnh đó, để nệm bền bỉ với thời gian, bạn cũng cần lưu ý đến cách bảo quản và sử dụng nệm cao su.
2.1. Sử dụng nệm cao su đúng cách
- Cần đặt nệm cao su trên một mặt phẳng như giường, sập, kệ, sàn nhà… đảm bảo vị tri đặt nệm không bị cong vênh, nhấp nhô. Mặt có các lỗ vuông lớn hoặc hình trụ tròn sẽ được đặt ở dưới, mặt có các lỗ thông khí tròn nhỏ sẽ được đặt ở phía trên.
- Cần mua nệm cao su có kích thước phù hợp với giường để nệm có độ bền khi sử dụng. Nệm cần đươc nằm lọt bên trong giường từ 1 – 2 cm, tránh chọn nệm cao su rộng hơn kích thước của giường vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nệm khi sử dụng.
- Nên có một lớp áo bọc để bảo vệ nệm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trải thêm một lớp drap bên ngoài để giữ cho nệm sạch sẽ, không bị mùi mồ hôi, bụi bẩn thấm vào nệm, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nệm bị đổi màu hoặc có mùi hôi khó chịu.
- Không nên để nệm tiếp xúc với các loại hóa chất, dung môi vì chúng có thể làm biến đổi tính chất của nệm, khiến nệm nhanh hỏng.
- Không để nệm cao su gần nơi có nguồn nhiệt cao hoặc đặt các thiết bị tỏa nhiệt bên cạnh nệm. Không nên là ùi trên nệm cao su, không nên phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của nệm. Trong trường hợp muốn phơi nệm, bạn nên phơi ở nơi thống thoáng, có bóng râm, tránh phơi những nơi có ánh nắng gay gắt.
2.2. Xử lý mùi hôi của nệm
Nệm cao su thường có mùi hôi khi mới mua về, sau một thời gian mùi sẽ bay dần và hết hẳn. Mùi hôi này là đặc trưng của nệm cao su, không gây hại cho sức khỏe nên bạn có thể yên tâm.
>> XEM THÊM: Bỏ túi bí quyết khử mùi hôi cho nệm hiệu quả bạn không thể bỏ qua.
Trước khi trải nệm, bạn nên mở bao bì đóng gói nệm để thoát khí, giúp mùi hôi bay đi nhanh hơn. Sau khoảng 3-5 tiếng mở bao bì, bạn có thể mang nệm ra trải và sử dụng.
2.3. Cách xử lý vết bẩn trên nệm cao su
Tẩy sạch vết bẩn trên bề mặt nệm cao su không phải là điều đơn giản, nhất là khi vết bẩn lâu ngày. Chính vì vậy, nên làm sạch vết bẩn ngay khi mới bị dính lên đệm càng sớm càng tốt, như vậy thì khả năng làm sạch cũng cao hơn nhiều.
- Khi các vết bẩn bám lên mặt nệm, bạn có thể pha loãng một ít bột giặt rồi dùng khăn thấm nước giặt đó để lau nhẹ vết bẩn, lau cho đến khi sạch thì dùng quạt để sấy khô nệm. Không nên dùng các loại hóa chất tẩy rửa để làm sạch vết bẩn, như vậy nệm sẽ bị phá hủy và nhanh hỏng hơn.
- Các vết bẩn do nấm mốc có thể được làm sạch bằng cách sử dụng dung dịch axit từ cam hoặc nước cốt chanh pha loãng rồi xịt lên vết bẩn. Sau đó bạn dùng khăn thấm dung dịch xà phòng pha loãng để lau vết bẩn một cách nhẹ nhàng là vết mốc sẽ được làm sạch.
- Bạn cũng có thể sử dụng bột baking soda để làm sạch các vết bẩn trên nệm. Trước tiên cần tháo bỏ áo nệm, ga giường và giặt sạch sẽ, sau đó bạn rắc ít baking soda lên bề mặt nệm và để trong khoảng 30 phút. Dùng máy hút bụi để hút baking soda và các bụi bẩn trên mặt nệm.
- Với vết máu khô cứng: Sử dụng muối pha loãng với nước lạnh rồi xịt vào vị trí vết máu bị dính, tiếp theo bạn sử dụng khăn để lau nhẹ vết máu nhiều lần cho đến khi sạch. Ngoài nước muối loãng thì bạn còn có thể dùng giấm trắng hoặc oxy già để làm sạch vết máu một cách dễ dàng.
- Định kì mỗi tuần một lần nên giặt drap trải giường để ngăn chặn vi khuẩn, tránh dị ứng và các mầm bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
2.4. Đổi chiều nệm sau một thời gian sử dụng
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, đa số các loại nệm đều cần được xoay chiều, đổi chiều để tăng độ bền cho sản phẩm. Nệm cao su cũng tương tự như vậy, đổi chiều sử dụng là biện pháp giúp nệm bền bỉ với thời gian.
Các loại nệm khác nên xoay trở chiều khoảng 3-6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, do nệm cao su có độ đàn hồi vượt trội nên chỉ cần xoay nệm mỗi năm một lần, không cần xoay nệm quá nhiều.
2.5. Xử lý khi nệm bị ướt
Nếu không may bạn làm đổ nước, trà, cà phê, sữa hoặc có nước tiểu của trẻ trên nệm, bạn chỉ cần dùng khăn khô để thấm nước vào khăn cho đến khi hết nước. Nếu lượng nước quá nhiều thì nên dùng nhiều khăn để thấm hút tốt hơn. Sau đó, bạn có thể dùng phấn rôm để rắc lên nệm hoặc dùng quạt để giúp cho nệm khô hẳn.
2.6. Một số điều cần tránh khác
- Không sử dụng các vật cứng nhọn chà xát lên nệm sẽ làm rách nệm
- Không dùng các biện pháp làm sạch bằng hơi nước nóng để làm sạch nệm cao su vì nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng nệm
- Khi lau vết bẩn, chỉ nên lau một cách nhẹ nhàng, không chà quá mạnh sẽ làm hỏng bề mặt nệm cao su.
- Không đặt vật có trọng lượng quá nặng đè lên nệm cao su
Nệm cao su có trọng lượng nặng hơn các loại nệm khác trên thị trường, nệm được thiết kế nguyên tấm nên cần phải khéo léo trong cách gấp nệm cao su, như vậy mới có thể giữ cho nệm bền và đẹp sau một thời gian dài sử dụng.
Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn có thể gấp nệm, sử dụng và bảo quản nệm một cách tốt nhất