Khó ngủ khi nằm nệm mới là 1 tình trạng khá phổ biến. Các chuyên gia cho biết 1 người có thể cần từ 30–90 ngày để thích nghi với đệm mới. Bên cạnh đó, khoảng thời gian bạn cần để làm quen với nệm mới mua còn tùy thuộc vào loại nệm và thói quen ngủ của bạn.
Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về các mẹo hay để nhanh chóng làm quen và ngủ ngon trên chiếc nệm mới nhé!
Nội Dung Chính
1. Mất bao lâu để có thể thích nghi và ngủ ngon trên nệm mới?
1.1. Nệm Memory Foam
Các chuyên gia nệm cho rằng mất trung bình 60 ngày để thích nghi với nệm memory foam. Điều này thường phụ thuộc vào mật độ của nệm. Mật độ nệm foam là thuật ngữ đề cập đến độ cứng của đệm. Nệm có mật độ cao sẽ chắc chắn hơn. Nệm có mật độ thấp hơn thường bị hỏng nhanh hơn so với các mẫu nệm có mật độ cao hơn.
Nệm memory foam có thể mềm hơn dưới sức nóng tỏa ra từ thân nhiệt, giúp nó có thể ôm sát lấy đường viền cơ thể người nằm và hỗ trợ nâng đỡ tối đa.
1.2. Nệm lò xo
Trung bình 1 người thường mất khoảng 30 ngày để thích nghi với đệm lò xo. Lò xo dễ lõm mềm nhanh hơn các chất liệu đệm khác, đó là lý do tại sao bạn nên xoay đệm lò xo thường xuyên hơn. Trong khoảng thời gian 30 ngày này, các lò xo trên đệm sẽ điều chỉnh theo hình dạng và trọng lượng cơ thể của bạn, điều chỉnh độ cứng mềm trên các vùng nệm sao cho phù hợp với cơ thể người nằm nhất.
1.3. Nệm cao su
Nệm cao su thường mất từ 2 đến 14 ngày để người nằm có thể thích nghi, ngắn nhất trong các dòng nệm. Những tấm nệm này có thể được làm từ mủ cao su tổng hợp hoặc tự nhiên.
1.4. Nệm Hybrid
Tốc độ thích nghi của người nằm với nệm Hybrid không có con số cụ thể vì loại nệm này là sự kết hợp của các loại chất liệu nệm khác nhau. Nói chung, mốc thời gian này dựa trên loại chất liệu mà mẫu đệm hybrid của bạn sử dụng. Cơ thể bạn có thể mất khoảng 30 ngày hoặc lâu hơn để thích nghi với nệm Hybrid.
Tóm lại:
Thời gian cần thiết để có thể ngủ làm và ngủ ngon trên nệm mới | |
Nệm Memory Foam | 60 ngày |
Nệm lò xo | 30 ngày |
Nệm cao su | 2-14 ngày |
Nệm tổng hợp Hybrid | 30-90 ngày |
2. 6 mẹo để ngủ ngon hơn trên tấm nệm mới mua về
Nếu bạn cảm thấy không ngủ ngon với tấm nệm mới của mình, điều đó không có nghĩa là nó không phù hợp. Hãy cho bản thân một chút thời gian để thích nghi với chiếc nệm mới. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn nhanh chóng làm quen và ngủ ngon trên tấm nệm mới:
2.1. Không nằm nệm ngay khi vừa mua về
Có nhiều loại đệm — đặc biệt là nệm đóng hộp cần thời gian để giãn nở hoàn toàn trước khi sử dụng. Một số nệm có thể mất vài giờ đến một ngày để giãn nở đúng kích cỡ nhà sản xuất công bố. Thời gian cụ thể sẽ tùy thuộc vào kích thước nệm.
Để tấm nệm mới của bạn có đủ thời gian để “thở”, hãy mở một cửa sổ, đảm bảo không gian thông thoáng. Điều này cho phép nệm của bạn mở rộng hoàn toàn nếu nó bị nén trong quá trình vận chuyển và cố định vào khung giường của bạn. Tốt hơn hết không nên nằm ngày mới khi mua về mà hãy đợi khoảng nửa đến 1 ngày.
2.2. Cho bản thân thời gian để điều chỉnh
Đôi khi, bạn ngủ không ngon giấc trong tuần đầu tiên trên chiếc đệm mới vì chưa quen, đặc biệt là khi bạn đã quen với một loại nệm và đang thử nằm ngủ trên 1 loại nệm mới.
Hãy cho bản thân nhiều thời gian nhất có thể để làm quen với tấm đệm mới trước khi quyết định rằng nó có phù hợp với bạn hay không. Mặc dù việc kiên nhẫn đôi khi không dễ dàng nhưng việc chờ đợi thực sự có thể mang lại kết quả, giúp giấc ngủ được cải thiện về lâu dài.
2.3. Tăng nhiệt độ phòng
Nếu chiếc nệm memory foam bạn mới mua còn hơi cứng, việc tăng nhiệt độ có thể giúp đệm mềm nhanh hơn. Nhiệt độ cơ thể của bạn là một phần lý do khiến đệm mút hoạt tính nâng đỡ cơ thể bạn rất tốt, nên việc tăng nhiệt độ có thể giúp chiếc giường của bạn trở nên êm ái, mềm mại, thoải mái hơn.
Tuy nhiên, cũng đừng biến căn phòng của mình thành sa mạc. Nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ vẫn là từ 60 đến 67 F đối với người lớn (23-25 độ). Bạn cũng cần quan tâm đến độ ẩm trong phòng ngủ. Không nên quá khô cũng như quá ẩm ướt.
2.4. Thêm một tấm phủ nệm
Toppers nệm là một lựa chọn chi phí thấp nhưng hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn. Để tiết kiệm bạn nên thử ngủ nệm không có tấm phủ topper trước, nhưng nhìn chung, việc sắm luôn tấm topper chung với nệm có thể giúp bạn làm quen với nệm mới nhanh hơn nữa.
Toppers có thể giúp khắc phục nhiều vấn đề về đệm mà không cần phải thay đệm hiện tại của bạn. Điểm cộng lớn nhất là lớp phủ bên ngoài có thể kéo dài tuổi thọ của đệm bằng cách bảo vệ đệm khỏi hao mòn và tiếp xúc trực tiếp với môi trường cũng như ma sát.
Có bốn loại topper nệm phổ biến :
- Topper foam hoạt tính (memory foam) hỗ trợ nâng đỡ tuyệt vời cho người đau khớp.
- Topper cao su có khả năng thoáng khí tốt, độ bền cao .
- Topper len không gây dị ứng và làm mềm nệm cứng.
- Topper lông vũ tiết kiệm chi phí và mang lại sự hỗ trợ mềm mại.
2.5. Lật mặt nệm
Nếu nệm chiếc nệm memory foam bạn vừa mua về không khiến bạn cảm thấy thoải mái thậm chí là thất vọng thì hãy thử lật nó. Mặt còn lại của nệm có thể đem đến 1 cảm giác nâng đỡ khác so với mặt trước và đem đến cho bạn những gì bạn đang tìm kiếm. Mẹo này hiệu quả nhất đối với nệm memory foam hoặc nệm cao su. Bạn không thể lật nệm lò xo vì cấu tạo đặc thù của nó là chỉ có thể nằm được 1 mặt.
Thực tế, lật và xoay nệm của bạn là một phần của việc bảo trì thường xuyên để tránh việc nằm quá lâu trên vị trí khiến mặt nệm hình thành các vết lõm, võng nệm. Lật và xoay mặt nệm có thể thay đổi cảm giác khi nằm trên nệm mới nếu bạn không hoàn toàn hài lòng với mặt nệm đang nằm.
XEM THÊM: Xoay đầu nệm có tác dụng gì? Tại sao cần xoay đầu nệm khi dùng?
2.6. Hoàn trả/đổi nệm
Cuối cùng, nếu bạn đã sử dụng hết các chiến lược mà Vua Nệm đã mách phía trên mà vẫn không hiệu quả, đồng thời đã sắp hết thời gian dùng thử, có lẽ đã đến lúc nói lời tạm biệt với chiếc nệm này.
Đừng quên ghi lại những gì bạn đã làm và không thích về nệm của bạn để trong lần mua sắm tiếp theo, bạn biết được những điều gì bạn cần tìm kiếm ở 1 chiếc nệm. Chẳng hạn:.
2.6.1. Nếu nệm của bạn quá cứng
Nhiều loại nệm mới ban đầu mua về rất cứng và mềm dần theo thời gian. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như:
- Tần suất các cơn đau khớp tăng lên, đặc biệt là ở vai hoặc cổ của bạn
- Thức dậy với cảm giác ngứa ran ở tứ chi
- Cảm thấy căng thẳng khi bạn đang cố chìm vào giấc ngủ
Để làm mềm nệm của bạn, hãy thử:
- Chuyển sang một tấm đệm mềm hơn hoặc trải thêm tấm topper
- Tăng nhiệt độ phòng (tuy nhiên, hãy giữ nhiệt độ phòng đủ mát mẻ vào ban đêm)
2.6.2. Nếu nệm của bạn quá mềm
Bạn cũng có thể gặp trải nghiệm khó chịu với một tấm nệm quá mềm. Một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm:
- Khó khăn để bước ra khỏi giường.
- Cảm giác như bạn đang ngủ trong một vết lõm mỗi đêm.
- Thức dậy với cơn đau lưng.
- Cảm thấy tê bì, cứng nhức cơ thể vào buổi sáng.
Để khắc phục tình trạng này, hãy thử:
- Đổi sang 1 tấm nệm mới độ cứng cao hơn.
- Thêm một topper nệm vững chắc.
- Lật hoặc xoay nệm của bạn.
Trên đây là những mẹo hữu ích để bạn có thể nhanh chóng làm quen với nệm mới mua về. Hãy thử áp dụng ngay hôm nay!
Nguồn tham khảo: https://casper.com/blog/how-to-break-in-a-mattress/