Đôi khi chiếc nệm bị ướt góc cạnh vì một lý do nào đó mà chúng ta không hề hay biết. Bạn thường xử lý như thế nào trong trường hợp này? Làm thế nào để vết bẩn không lây lan khắp bề mặt nệm? Cùng Vua Nệm điểm qua các cách làm khô nệm nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
Nội Dung Chính
1. Tại sao nên xử lý nhanh chóng tình trạng nệm bị ướt góc cạnh?
Nệm bị ướt góc cạnh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, hãy tìm hiểu qua để có thể phòng tránh hiệu quả:
- Nệm bị ướt do không cẩn thận làm đổ nước lọc, cà phê, nước ngọt,…
- Nệm bị ướt do tật tè dầm của trẻ
- Tình trạng rò rỉ nước của máy lạnh cũng có thể làm cho nệm bị ướt
- Không đóng kín cửa sổ, nước mưa bên ngoài vô tình văng vào làm ướt nệm
Vốn dĩ nệm có khả năng thấm hút nhanh, do đó khi càng để lâu nệm sẽ càng trở nên ẩm ướt, chính điều này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Không chỉ vậy, nước không được làm khô kịp thời còn có thể gây ô vàng, làm mất tính thẩm mỹ của bề mặt nệm.
2. Cách xử lý nệm bị ướt góc cạnh đơn giản tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm
Thực tế, có rất nhiều cách xử lý nệm bị ướt nhanh chóng mà không gây hư hỏng nệm. Chỉ với các nguyên liệu sẵn có bên dưới đây bạn sẽ làm sạch bề mặt nệm hiệu quả đấy.
2.1. Dùng khăn bông loại bỏ vết nước trên nệm
Vốn dĩ khăn bông có khả năng thấm hút rất tốt, vậy nên người ta thường dùng chúng để xử lý tình trạng nệm bị ướt một góc. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản:
- Chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm và dày.
- Sử dụng chiếc khăn bông lau vết nước trên bề mặt nệm.
- Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi sờ vào cảm thấy nệm đã khô hẳn.
- Hoặc, để đạt được hiệu quả nhanh bạn có thể kết hợp việc thấm nước bằng khăn bông với quạt gió.
- Trong trường hợp muốn khử mùi nước tiểu, bạn có thể thêm một ít tinh dầu vào nước và phun lên nệm trong lúc xử lý vết ướt.
2.2. Mang nệm đi phơi khô
Thông thường, khi nệm bị ướt góc, hầu hết mọi người dùng đều xử lý bằng cách mang nệm ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Có thể thấy, phương pháp này sẽ giúp nệm khô rất nhanh, tuy nhiên nếu tiến hành thường xuyên có thể làm cho nệm nhanh chóng bị hư hỏng, dễ bị ố vàng.
Đó chính là lý do vì sao cách xử lý nệm bị ướt góc cạnh này không được khuyến khích. Trong trường hợp vết ướt không quá nhiều bạn nên hạn chế tối đa việc phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp bắt buộc phải phơi ngoài nắng bạn nên tiến hành dùng khăn bông thấm hút trước để nước không thấm vào sâu trong cấu trúc nệm.
Lưu ý khi mang nệm đi phơi khô:
- Tốt hơn hết không phơi nệm bị ướt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thay vào đó hãy phơi nệm dưới bóng mát, thoáng khí, có gió thổi để nệm có thể khô tự nhiên.
- Hoặc, có thể đặt nệm trước quạt gió để vết ướt của nệm được thổi khô nhanh chóng.
- Phơi nệm nơi khô ráo và hãy lật nệm thường xuyên để chúng mau khô hơn và không bị bốc mùi.
- Khi nhiệt độ quá cao nên mang nệm vào trong nhà.
2.3. Dùng cồn 90 độ xử lý vết ướt trên nệm
Đây là cách xử lý vết nước lý tưởng đối với các loại nệm có chất liệu mút hay bông ép. Đặc biệt, đây được xem là phương án tuyệt vời nhất để loại bỏ vết tè dầm của trẻ em và giúp khử vi trùng, vi khuẩn trên nệm hiệu quả. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản:
- Đầu tiên, bạn có thể dùng cồn đổ trực tiếp lên vết ướt.
- Tiếp đến, để khoảng 1 đến 2 giờ cho cồn bay hơi.
- Tiếp tục dùng khăn bông thấm hút hết nước.
- Đồng thời áp dụng phương pháp sấy để nệm khô nhanh hơn.
- Cách làm này còn giúp bạn khử trùng vi khuẩn bám trên nệm hiệu quả cao.
2.4. Dùng baking soda xử lý vết nước trên nệm
Với tính chất kiềm, baking soda cũng mang đến tác dụng loại bỏ mùi, thích hợp dùng trong trường hợp nệm bị bé tè dầm. Hơn thế nữa, bạn còn có thể dùng nguyên liệu này để xử lý các vết ố vàng trên bề mặt nệm nhanh chóng. Bạn có thể tiến hành như sau:
- Đầu tiên, khuấy bột baking soda với nước tạo thành hỗn hợp.
- Sau đó, cho hỗn hợp vừa tạo được vào bình phun và trực tiếp phun vào chỗ bị ướt.
- Tiếp đến, chờ cho đến khi nước soda bay hơi hãy sử dụng khăn bông thấm nước và lau sạch.
3. Hướng dẫn cách xử lý nệm bị ướt góc cạnh cho từng loại nệm
Tùy từng loại nệm sẽ có cách xử lý khác nhau để tránh gây hư hỏng. Ngay bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách loại bỏ vết nước trên các loại nệm bông ép, cao su, lò xo, nệm foam hiệu quả.
3.1. Cách xử lý nệm bông ép bị ướt góc
Với nệm bông ép, nếu chẳng may bé nhà bạn tè dầm có thể xử lý bằng các bước bên dưới đây:
- Dùng cồn 90 độ đổ đều lên chỗ nệm bị ướt.
- Đợi khoảng 1-2h sau để cồn bay hết hơi.
- Tiếp tục sử dụng khăn bông để thấm hút hết chỗ nước mà bé tè, sau đó cho dung dịch tinh dầu lên trên để khử mùi hôi.
- Sấy khô nệm và có thể sử dụng bình thường.
Lưu ý: Để việc vệ sinh nệm dễ dàng hơn bạn nên mua tấm lót nệm lót dưới ga. Điều này vô cùng tiện lợi, khi bé tè bạn chỉ cần giặt ga và tấm lót thay vì xử lý nhiều bước phức tạp như trên.
3.2. Cách xử lý nệm cao su bị ướt
Vốn dĩ nệm cao su khi bị ướt sẽ không thấm sâu như nệm lò xo hay bông ép, do đó cách xử lý đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể, bạn có thể thực hiện như sau:
- Đầu tiên, tiến hành tháo ga và làm sạch vết bẩn có màu trước khi xử lý vết nước.
- Tiếp đến, dùng baking soda hoặc khăn khô, giấy vệ sinh thấm hết nước trên nệm.
- Lưu ý, bạn có thể dùng quạt để làm khô nệm nhanh hơn. Trong trường hợp dùng máy sấy hoặc phơi dưới ánh nắng trực tiếp thì tránh để nhiệt độ quá cao, vì điều này sẽ làm cao su bị nóng chảy hoặc hư hỏng.
- Đối với nệm cao su, tuyệt đối không dùng bàn là để hong khô nước trên nệm.
- Bên cạnh làm khô vết nước, bạn có thể tiến hành rắc phấn hoặc nước hoa lên nệm để tạo hương thơm.
3.3. Cách xử lý nệm lò xo bị ướt góc cạnh
Bạn nên nhớ rằng, trong quá trình sử dụng, bề mặt nệm lò xo chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Chính vì vậy, chúng là nơi hấp thụ mồ hôi hay nước tiểu trẻ em, vì vậy để không cảm thấy ngứa ngáy bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ.
Các bước thực hiện bao gồm:
- Tiến hành tháo ga nệm để giặt riêng
- Trong trường hợp xử lý vết ướt do nước tiểu hoặc nước có màu, đầu tiên cần phải dùng nước làm sạch vùng bị bẩn trước.
- Tiếp đến, phun trực tiếp soda lên bề mặt nệm, để đạt được hiệu quả cao nhất cần chú ý phun đều trên nệm và không quá lạm dụng.
- Lưu ý, cần đợi khoảng 30 phút để soda hút ẩm hiệu quả ngay tại các vùng không thể tác động vào.
- Dùng quạt để hong khô nệm.
- Cuối cùng, phun một ít tinh dầu để tạo mùi thơm.
3.4. Cách xử lý nệm Foam bị ướt góc cạnh
Cách xử lý nệm Foam bị ướt góc cạnh tương tự như nệm cao su. Nhìn chung, có rất nhiều cách làm khô nệm khác nhau mà bạn có thể áp dụng, chẳng hạn như: rắc một chút bột baking soda hoặc sử dụng dung dịch baking soda phun lên bề mặt nệm, thấm nước bằng khăn và mang nệm phơi khô.
Hướng dẫn đơn giản cho bạn như sau:
- Đầu tiên, rắc bột baking soda hoặc dùng nước baking soda phun lên bề mặt nệm, phun đều để có thể loại bỏ vết bẩn hiệu quả.
- Kế đến, dùng lấy khăn hoặc giấy thấm hút để làm sạch nệm nhanh chóng hơn.
- Bước tiếp theo, mang nệm Foam phơi ở nơi thoáng mát, lưu ý cần phải phơi khô ở nhiệt độ không quá cao để nệm không hư hỏng.
- Cuối cùng, dùng xịt phòng hoặc phun các loại tinh dầu có mùi thơm dịu nhẹ như chanh, oải hương, vanilla,… để loại bỏ hết mùi hôi khó chịu, giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
4. Tổng kết
Với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách xử lý khi nệm bị ướt hay chưa? Hy vọng với những mẹo vặt mà Vua Nệm chia sẻ bên trên có thể giúp bạn vệ sinh chiếc nệm của mình hiệu quả nhất. Hãy tiến hành ngay bây giờ để tránh tình trạng xấu hơn xảy ra nhé.