Độ dày nệm khác nhau sẽ mang lại cho cơ thể những cảm nhận khác nhau. Ai cũng muốn những giấc ngủ ngon lành nhất sẽ đến với mình. Chính vì thế khi mua nệm, bên cạnh việc quan tâm đến chất liệu, bạn cũng nên để tâm đến độ dày của nệm. Nên nằm nệm dày hay mỏng thì tốt cho sức khỏe? Vua Nệm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên thông qua bài viết này
Nội Dung Chính
1. Thang đo độ dày nệm
Hiện nay các nhà sản xuất vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về độ dày của nệm. Tuy nhiên, hầu hết các loại nệm chất lượng cao thường có độ dày từ 20 – 35cm. Sau đây là một số độ dày nệm phổ biến trên thị trường hiện nay:
- 5 – 10cm: Đây là độ dày thấp nhất của các dòng nệm. Nhiều người thường chọn nệm có độ cao này vì giá thành của chúng khá phải chăng
- 10 – 20cm: Nệm mỏng, dành cho những người có chiều cao thấp hoặc hạn chế khả năng vận động.
- 20 – 30cm: Nệm có độ dày được đánh giá là tiêu chuẩn
- 30 – 40cm: Nệm dày, dành cho những người to cao
2. Yếu tố quyết định độ dày của nệm
Độ dày của nệm phụ thuộc vào độ dày của từng lớp chất liệu bên trong. Đa số các loại nệm thường có hai lớp. Một số loại nệm chất lượng cao có thể có đến ba, bốn hoặc nhiều lớp ghép lại. Mỗi lớp được cấu tạo nên từ một lớp vật liệu khác nhau.
Các loại vật liệu này sẽ góp phần ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền và khả năng nâng đỡ của nệm. Hai lớp đệm cơ bản được tìm thấy trong hầu hết các loại nệm là lớp tiện nghi và lớp nền.
2.1 Lớp tiện nghi
Lớp tiện nghi là lớp trên cùng của mặt nệm. Đây cũng chính là lớp tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của chúng ta. Trong những loại nệm như nệm lò xo, lớp tiện nghi chính là lớp bề mặt được làm bằng bông, len hoặc mút phủ trên hệ thống lò xo.
Đối với các loại nệm khác như nệm cao su, nệm đa tầng hoặc nệm foam, các lớp tiện nghi sẽ được làm từ cao su hoặc mút xốp. Các lớp nền của chúng sẽ được làm từ các vật liệu khác nhau. Khả năng nâng đỡ cơ thể và giảm áp lực tại các điểm tiếp xúc của nệm phụ thuộc rất nhiều vào độ cứng và cảm giác mà lớp tiện nghi mang lại.
Lớp tiện nghi thường có độ dày từ 5 – 7 cm để nệm trở nên êm ái và có khả năng nâng đỡ cơ thể tốt hơn. Một số loại nệm có thể có nhiều hơn hai lớp tiện nghi bổ sung thêm các công nghệ đặc biệt như tăng khả năng làm mát hoặc hỗ trợ nâng đỡ thêm phần lưng
Những lớp đệm nằm bên dưới lớp tiện nghi được gọi là lớp chuyển tiếp. Ở một số loại nệm, các lớp chuyển tiếp sẽ thích nghi với cơ thể và mang lại sự thoải mái cho các khu vực khác nhau như đầu, vai, lưng, hông và chân.
Đầu, lưng và bàn chân của bạn sẽ cần sự hỗ trợ vững chắc từ đệm, trong khi đó vai và hông của bạn cần một lớp đệm mềm hơn để không tạo sự chèn ép khó chịu.
2.2 Lớp nền
Lớp nền là lớp cuối cùng của nệm. Đây cũng chính là lớp quyết định độ bền của các loại sản phẩm. Hầu hết các loại nệm chất lượng cao đều có lớp nền chiếm đến 50% tổng độ dày của nệm.
Ví dụ, nếu bạn mua một tấm nệm có độ dày 30cm, hãy đảm bảo rằng lớp nền của sản phẩm dày ít nhất 15cm. Nệm có lớp nền dày thường ít xảy ra hiện tượng xẹp lún, chính vì thế chúng khá bền bỉ với thời gian
Ở các loại nệm lò xo hoặc nệm cao tầng, lớp nền thường được làm nên từ các cuộn lò xo. Đối với các loại nệm foam, lớp nền thường được nên từ các loại foam có mật độ cao.
Nếu bạn đang tìm kiếm các loại nệm bền bỉ và thoải mái, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm có độ dày trung bình khoảng 20cm. Trong đó, lớp tiện nghi cần dày từ 5 – 7cm, lớp nền cần dày từ 12 – 15cm.
3. Những yếu tố cần xem xét khi chọn độ dày nệm
Thông thường, đệm càng dày thì sẽ càng mang lại cảm giác êm ái cho người nằm. Trong phần này, Vua Nệm sẽ chỉ ra cho bạn các yếu tố cần xem xét khi quyết định chọn độ dày của nệm.
3.1 Tư thế ngủ
Các độ dày nệm khác nhau sẽ mang lại cho người nằm những cảm giác khác nhau. Hay nói cách khác, độ dày của nệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp giấc ngủ của bạn, bất kể bạn đang nằm trên nệm ở tư thế nào.
Một số tư thế ngủ sẽ cần những chiếc nệm cứng cáp. Trong khi đó, một số tư thế khác cần những chiếc nệm êm ái hơn. Nhìn chung, các tư thế ngủ khác nhau sẽ cần những dòng nệm có độ dày khác nhau để hỗ trợ.
Người nằm nghiêng: Khi nằm nghiêng, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ đổ dồn vào phần vai và hông. Các loại nệm có độ dày từ 30 – 35cm sẽ rất phù hợp cho những người hay nằm ngủ ở tư thế này. Lớp tiện nghi sẽ cung cấp sự hỗ trợ tối đa và làm giảm áp lực tích tụ ở vai và hông.
Xem thêm: Người thường ngủ nghiêng nên chọn nệm, gối gì phù hợp?
Người nằm ngửa: Nệm có độ dày từ 25 – 30 cm với lớp nền dày và lớp tiện nghi mỏng hơn sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ai thích nằm ngửa. Độ dày này sẽ hỗ trợ tối đa cho phần lưng của bạn, đồng thời giữ cho cột sống luôn ở trạng thái tự nhiên, tránh hiện tượng cong vẹo.
Người nằm sấp: Những người nằm sấp khi ngủ cần nệm có độ dày khoảng 25cm để giảm nguy cơ cong lệch cột sống. Nệm có lớp tiện nghi mỏng hơn sẽ cung cấp bề mặt ngủ vững chắc hơn. Cột sống của bạn sẽ ít xảy ra hiện tượng cong ngược về phía bụng.
Xem thêm: Ngủ sấp có tốt không? Chọn nệm cho người ngủ sấp như thế nào?
Người ngủ kết hợp nhiều tư thế: Người ngủ kết hợp nhiều tư thế sẽ xoay trái, xoay phải, nằm sấp, nằm ngửa trong suốt cả đêm dài. Do đó, họ cần một tấm nệm cân bằng giữa độ cứng và mềm. Sản phẩm có độ dày khoảng 30cm sẽ mang lại cảm giác vừa phải đối với những người ngủ kết hợp nhiều tư thế.
3.2 Tạng người
Độ dày của nệm sẽ xác định cách nệm phản ứng với trọng lượng cơ thể. Do đó, khi lựa chọn nệm, bạn đừng quên chú ý đến trọng lượng cơ thể mình.
Người nhẹ cân (nặng dưới 58kg): Nệm dày khoảng 30cm sẽ là một lựa chọn thích hợp cho những người nhẹ cân. Các lớp tiện nghi dày dặn sẽ giúp cho họ cảm thấy êm ái và không bị đau nhức cơ thể.
Người cân nặng trung bình (từ 58kg – 100kg): Tùy thuộc vào tư thế ngủ, người có cân nặng trung bình có thể chọn các loại nệm có độ dày từ 25 – 30 cm. Trước khi mua hàng, đừng quên kiểm tra chất liệu được sử dụng trong từng lớp nệm để hiểu rõ chúng có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể của bạn như thế nào
Người nặng cân (nặng trên 100kg): Người nặng cân có thể chọn các loại nệm có độ dày từ 30 – 35cm với lớp tiện nghi dày ít nhất 15cm. Lớp tiện nghi dày dặn sẽ có khả năng nâng đỡ cơ thể bạn tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa được hiện tượng xẹp lún.
3.3 Ngủ một mình hay ngủ cùng với ai
Các loại nệm nhiều lớp dày sẽ có khả năng hỗ trợ tốt hơn các dòng nệm mỏng. Nếu bạn ngủ chung giường với một người khác, nệm sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn.
Áp lực đè nén trên một chiếc nệm mỏng sẽ nhanh chóng khiến chúng bị chảy xệ. Do đó, bạn cần một tấm nệm có độ dày ít nhất từ 15 – 30cm nếu bạn ngủ cùng với ai đó.
3.4 Chứng bệnh bạn đang mắc phải
Những người mắc một số tình trạng bệnh lý như đau lưng có thể cần một tấm nệm cứng với lớp tiện nghi mỏng hơn. Nệm có kích thước từ 20 – 30cm với độ cứng vừa phải sẽ rất tốt cho những người bị đau lưng.
Những chiếc nệm này vừa đủ vững chắc để nâng đỡ cơ thể bạn, đồng thời cũng đủ mềm để giữ cho cột sống ở trạng thái tự nhiên. Từ đó giảm bớt đáng kể tình trạng đau lưng.
Những người bị viêm khớp, đau vai và hông cần các loại đệm mềm để gia tăng cảm giác êm ái cho người nằm. Nệm có độ dày từ 30 – 35cm là một sự lựa chọn phù hợp với những ai mắc bệnh lý này. Những loại nệm có độ dày này thường có nhiều lớp tiện nghi giúp bạn giảm tải đáng kể áp lực đè nặng lên vai, hông và khớp của bạn.
3.5 Chiều cao của giường
Khi quyết định độ dày nệm, hãy tính đến chiều cao của nệm khi kết hợp với giường. Chiều cao tổng thể của giường, bao gồm cả chân giường và nệm nên nằm trong khoảng từ 45 – 60cm. Đây là chiều cao phù hợp để bạn có thể di chuyển lên xuống nệm một cách dễ dàng.
Giường cao hơn có thể khiến cho những người bị hạn chế khả năng vận động như đau lưng, đau khớp cảm thấy khó khăn khi lên xuống giường
4. Lợi ích và hạn chế của nệm dày
Nệm dày thường mang lại cảm giác êm ái hơn so với nệm mỏng. Đồng thời, sản phẩm có độ dày cao còn cho phép vùng hông, vai chìm sâu vào nệm mà không bị chèn ép gây đau nhức.
Tuy nhiên, nệm dày cũng có một sốc nhược điểm: Chúng có thể nặng hơn và đắt hơn. Khi mua một chiếc nệm mới, hãy xem xét độ dày của từng lớp đệm và xem xét xem chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào.
4.1 Lợi ích khi nằm nệm dày
- Chúng tạo cảm giác êm ái hơn, đặc biệt phù hợp với những người nằm nghiêng.
- Nệm dày hơn có thể chịu được trọng lượng của nhiều người, trong khi đó nệm mỏng thường có xu hướng chảy xệ nhanh hơn khi có đông người sử dụng
4.2 Hạn chế khi nằm nệm dày
- Nệm dày thường đắt hơn vì chúng được tạo nên từ nhiều loại vật liệu hơn
- Nệm dày thường nặng hơn do chúng có nhiều lớp, việc vận chuyển nệm từ nơi này qua nơi khác cũng gặp nhiều khó khăn hơn
- Nệm quá cao hay quá dày thường gây bất tiện cho những người bị hạn chế khả năng vận động như người lớn tuổi, người mắc bệnh xương khớp…
5. Câu hỏi về độ dày nệm
5.1 Độ dày trung bình của nệm là bao nhiêu?
Độ dày trung bình của nệm thường dao động trong khoảng từ 10 – 35cm. Một chiếc nệm tốt thường có lớp tiện nghi dày từ 5 – 7cm, lớp nền nên có độ cao từ 15 – 20cm. Một số dòng nệm còn có thêm một lớp chuyển tiếp dày từ 2 – 5cm. Đây là độ dày tối thiểu mà một tấm nệm cần có để tạo cảm giác thoải mái cho người nằm
5.2 Nên nằm nệm dày bao nhiêu?
Nhìn chung, nệm có độ dày khoảng 25cm trở lên sẽ tạo cảm giác thoải mái, êm ái cho người nằm. Nếu bạn là người thích ngủ nghiêng, sản phẩm có độ dày từ 30 – 35cm sẽ cung cấp thêm sự hỗ trợ cho phần vai và hông. Những người ngủ ngửa sẽ phù hợp với loại nệm có độ dày từ 25 – 30cm.
Trong khi đó, những người nằm sấp có thể cần một tấm đệm cứng cáp với độ dày khoảng 25cm. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn không nên nằm sấp khi ngủ vì tư thế này có thể gây cong vẹo cột sống
5.3 Lớp nền có ảnh hưởng đến độ bền của nệm?
Câu trả lời là có. Nệm có lớp nền dày thường có tuổi thọ kéo dài từ 8 – 10 năm. Khi quyết định mua nệm, hãy đảm bảo rằng lớp nền chiếm ít nhất 50% chiều cao nệm
6. Kết luận
Đệm quá dày có thể khiến cho việc ra vào giường trở nên khó khăn. Trong khi đó, nệm quá mỏng sẽ không mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon. Nhìn chung, độ dảy nệm nên nằm trong khoảng từ 20 – 30cm. Đây được cho là độ cao sẽ mang lại sự êm ái và thoải mái cho người nằm ở nhiều tư thế.
Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cảm nhận rất riêng mỗi khi nằm trên nệm. Do đó, tốt nhất bạn nên trải nghiệm thực tế các sản phẩm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
>> Xem thêm: Nên nằm nệm cứng hay mềm thì tốt cho sức khỏe?
Nguồn tham khảo: https://amerisleep.com/blog/mattress-thickness/