So sánh chi tiết gỗ keo và gỗ thông – Loại gỗ nào tốt hơn?

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Trên thị trường hiện nay, gỗ keo và gỗ thông là 2 loại gỗ được ứng dụng khá rộng rãi. Hai loại gỗ này đều là gỗ tự nhiên nhưng lại có giá thành khá rẻ và sở hữu những ưu điểm khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm so sánh gỗ keo và gỗ thông để hiểu rõ hơn về hai loại gỗ này nhé.

1. Tìm hiểu sơ lược về gỗ keo và gỗ thông trên thị trường hiện nay

Gỗ keo và gỗ thông được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất. Tuy vậy, ít ai hiểu rõ được nguồn gốc cũng như đặc điểm của hai loại gỗ này. 

Gỗ thông còn được gọi là gỗ pine, loại cây này thường phát triển mạnh mẽ ở những vùng đất có khí hậu lạnh, mát mẻ. Ví dụ như ở Việt Nam, cây thông thường có ở Đà Lạt hoặc Tây Bắc. Bên cạnh đó, nguồn gốc của gỗ thông dùng hiện nay chủ yếu vẫn là gỗ nhập khẩu từ các nước như Canada, Chile, Thuỵ Điển, Newzealand,… 

Điểm nổi bật của cây thông là rất cao, khoảng từ 30m. Thân cây có hình dáng thẳng tròn, khá nhỏ và có nhiều nhựa. Trong ngành công nghiệp, nhựa thông còn được dùng như một lớp phủ bảo vệ các bề mặt.

gỗ thông và gỗ keo
Gỗ thông còn được gọi là gỗ pine, loại cây này thường phát triển mạnh mẽ ở những vùng đất có khí hậu lạnh

Ở nước ta, gỗ keo được biết đến là một loại gỗ rừng trồng có giá trị kinh tế cao. Loại cây này thường sinh trưởng và phát triển khoảng 5-6 năm là có thể khai thác được. Đặc điểm của cây keo là có thân nhỏ, tròn, thường có màu nâu hoặc nâu đen tùy vào từng loại cụ thể. Loài cây này dễ trồng, có thể phát triển kể cả ở những vùng đất cằn cỗi, ít dinh dưỡng và không cần phải chăm sóc quá nhiều.

Hiện nay, sản lượng gỗ keo chủ yếu là từ trong nước, rất dồi dào và có tính ứng dụng cao. Nếu được trồng đúng cách thì gỗ keo có thể phát triển bền vững và phổ biến.

2. So sánh gỗ thông và gỗ keo 

Như vậy có thể thấy rằng, gỗ keo và gỗ thông có nhiều điểm tương đồng với nhau. Để hiểu rõ điểm khác biệt giữa hai loại gỗ, chúng ta sẽ so sánh gỗ keo với gỗ thông trong nước và gỗ thông nhập khẩu.

2.1. So sánh gỗ keo và gỗ thông về độ cứng

Vì là gỗ rừng trồng nên gỗ keo có độ cứng ở mức vừa phải. Loại gỗ này thường được ứng dụng để làm nội thất nhà ở như tủ áo, giường ngủ, bàn ghế học sinh…. Hoặc là trong nội thất văn phòng như bàn ghế làm việc kết hợp với chân sắt, sản xuất pallet để nâng đỡ hàng hóa trong kho.

so sánh gỗ keo và gỗ thông
Gỗ keo có độ cứng ở mức vừa phải, tốt hơn gỗ thông nội địa

So với gỗ keo, gỗ thông nội địa có độ cứng kém hơn. Loại gỗ thông này có liên kết trong thớ gỗ không được bền chặt, mềm, xốp hơn gỗ keo rất nhiều. Đặc biệt, khi bắt đinh vít vào bề mặt gỗ sẽ rất dễ bị vỡ, nứt vì chỉ có thớ gỗ dọc, bên cạnh đó, loại gỗ này cũng chịu lực rất kém. Vì vậy mà gỗ thông trong nước thường ứng dụng trong các sản phẩm chịu tải trọng ít. Ví dụ như kệ trang trí, kệ dép…

Còn đối với gỗ thông nhập khẩu từ nước ngoài thì loại gỗ này có chất lượng cao, thậm chí là so với gỗ keo thì thông nhập khẩu chất lượng hơn rất nhiều. Sở dĩ thông nhập khẩu có được đặc tính này là do điều kiện, thổ nhưỡng ở các vùng đất khí hậu lạnh giá tạo điều kiện cho các thớ gỗ lâu năm bền chắc với nhau hơn.

Vì vậy, gỗ thông nhập thường được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất nội thất gia đình và văn phòng. Thậm chí nếu so với gỗ sồi, gỗ tần bì… thì chất lượng, độ cứng của gỗ thông nhập cũng không hề kém cạnh.

2.2. Khả năng chống nước, chống mối mọt

Gỗ keo có khả năng chống nước và chống mối mọt tốt. Còn gỗ thông thì cũng có khả năng chống nước nhưng có thể bị mối mọt. Vì đặc tính hấp thụ nước nhiều hơn so với một số loại gỗ khác nên gỗ thông có thể bị mềm và dễ biến dạng khi tiếp xúc với nước. Hơn nữa, gỗ thông còn có thể bị co rút hoặc mở rộng khi bị thay đổi đột ngột về điều kiện môi trường, dẫn đến làm biến dạng sản phẩm chế tác từ gỗ.

2.3. Nhận biết gỗ thông và gỗ keo

Gỗ keo thường là dạng gỗ keo ghép thanh. Vì thân gỗ keo nhỏ, lại không được thẳng nên khi xẻ gỗ sẽ không được tấm gỗ to, phẳng để có thể sử dụng trực tiếp. Thay vào đó, người ta thường phải xẻ gỗ keo thành từng miếng gỗ nhỏ, sau đó ghép, dán, ép lại thành tấm ván khổ lớn, hay còn gọi là ván gỗ ghép thanh.

Thông thường, gỗ keo sẽ có màu sắc không đồng đều, chỗ có màu nâu đậm chỗ có màu trắng nhạt. Vì vậy nếu đánh giá dựa trên tính thẩm mỹ thì gỗ keo không đẹp mắt.

Đối với gỗ thông Việt Nam thì thân không được thẳng, có nhiều mắt mấu và chia làm nhiều nhánh nhỏ. Vì vậy khi xẻ ra, tấm gỗ thông thường không được to, mắt gỗ lại nhiều nên không được thẩm mỹ và không được đánh giá cao.

nên mua gỗ keo hay gỗ thông
Gỗ thông nhập khẩu có tính thẩm mỹ cao hơn, tone màu sáng, có thể có màu vàng hoặc màu trắng

So sánh hai loại gỗ trên thì gỗ thông nhập khẩu có tính thẩm mỹ cao hơn. Loại gỗ này thường có tone màu sáng, có thể có màu vàng hoặc màu trắng tùy theo từng loại. Các đường vân gỗ của gỗ thông có màu vàng sậm như màu mật ong, vân to, rõ, nổi bật, nên khi chế tác sẽ rất đẹp. Bên cạnh đó, gỗ thông nhập còn có thân gỗ to, cây thẳng nên có thể xẻ ra những tấm gỗ lớn. Nhờ đó mà có thể ứng dụng rộng rãi trong nội thất, đặc biệt là các sản phẩm như bàn ghế, tủ,…

2.4. Gỗ thông và gỗ keo trên thị trường loại nào đắt hơn?

Dựa trên những đặc điểm vốn có, giá gỗ keo, gỗ thông nhập khẩu và gỗ thông trong nước sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể, giá gỗ thông nhập khẩu là cao nhất, sau đó đến gỗ thông Việt Nam và cuối cùng là gỗ keo.

  • Gỗ keo: Nguồn tài nguyên dồi dào, đây là gỗ rừng trồng nên chúng ta có thể chủ động được nguồn cung. Hơn nữa chi phí sấy khô, xử lý nấm mốc cho gỗ keo khá rẻ nên giá thành cũng được tối ưu.
  • Gỗ thông trong nước: Tại Việt Nam, công nghệ xử lý nhựa thông còn hạn chế. Vì vậy, tính chất gỗ thông cũng không được đảm bảo 100%, cùng với các chi phí xử lý gỗ như xử lý nấm mốc, sấy khô cũng cao hơn nên giá thành sẽ đắt hơn.
  • Gỗ thông nhập khẩu: Vì có tính thẩm mỹ vượt trội, là hàng nhập khẩu chất lượng ưu việt tạo ra nhiều sản phẩm giá trị nên giá thông nhập khẩu sẽ có giá thành cao nhất, tương đương với chất lượng vốn có của nó.
gỗ keo và gỗ thông loại nào tốt hơn
Thông nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với gỗ keo và gỗ thông trong nước

Như vậy có thể thấy rằng, gỗ keo và gỗ thông có nhiều điểm khác biệt với nhau. Việc hiểu rõ về giá trị của từng loại gỗ sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản thân. Hiện nay, người ta thường dùng gỗ thông nhập khẩu để sản xuất nội thất, nhằm tập ra sản phẩm có thể đảm bảo cả hai yếu tố thẩm mỹ và cả chất lượng.

>>> Mời bạn đọc: 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vua Nệm, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về gỗ keo và gỗ thông. Chúc bạn sẽ chọn được cho mình những món đồ nội thất ưng ý và đừng quên tham khảo những bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM