Sự kiệt sức ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ của bạn?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Giấc ngủ chất lượng không chỉ là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe toàn diện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động hàng ngày và tâm lý. Trong bối cảnh ngày nay, kiệt sức trở thành một thách thức lớn và tác động của nó đối với giấc ngủ là điều cần phải được tìm hiểu sâu rộng. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về sự kiệt sức ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại trong cuộc sống hàng ngày ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Sự kiệt sức là gì?

Khi trải qua căng thẳng kéo dài, sự kiệt sức có thể xuất hiện, làm mất đi năng lượng tích cực và tinh thần lạc quan. Nó không chỉ là sự mệt mỏi về mặt cơ thể, mà còn là kiệt quệ cảm xúc, khiến bạn không thể duy trì động lực và hứng thú trong cuộc sống. Trạng thái này có thể xuất hiện khi người ta đối mặt với căng thẳng về mặt tinh thần, áp lực công việc, hoặc khi cơ thể trải qua mệt mỏi vì hoạt động vượt quá khả năng chịu đựng.

sự kiệt sức là gì
Khi trải qua căng thẳng kéo dài, sự kiệt sức có thể xuất hiện

2. Nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị kiệt sức

2.1. Thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và năng lượng trong cuộc sống hàng ngày. Đáng tiếc, nhiều người trong chúng ta đối mặt với những thách thức liên quan đến giấc ngủ, có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức.

Trong khi chúng ta nằm xuống giường, cơ thể bắt đầu quá trình quan trọng của giấc ngủ, bao gồm việc giải phóng hormone tăng trưởng, sửa chữa và tái tạo tế bào. Điều này giúp giải thích tại sao mọi người thường thức dậy với tâm trạng sảng khoái sau một đêm ngủ tốt, trong khi mất ngủ có thể làm mất đi sức sống và sức mạnh.

2.2. Thiếu chất

Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm cho cơ thể trải qua trạng thái kiệt sức ngay cả khi đã ngủ hơn 7 tiếng/đêm. Một số chất dinh dưỡng khi không được bổ sung đầy đủ có thể khiến bạn bị kiệt sức như: Sắt, magie, vitamin D, vitamin nhóm B (B2, B3, B5), vitamin C.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong nhóm này là một vấn đề phổ biến. Điều quan trọng là cần phải kiểm tra và xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu bạn trải qua tình trạng mệt mỏi và kiệt sức mà không rõ nguyên nhân cụ thể.

nguyên nhân bị kiệt sức
Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm cho cơ thể trải qua trạng thái kiệt sức

2.3. Uống ít nước

Theo chuyên gia y tế, khi cơ thể trải qua tình trạng thiếu nước, sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe. Mất nước khoảng 2% có thể dẫn đến việc mất một lượng năng lượng đáng kể cho cơ thể, có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi và suy nhược. 

Tình trạng thiếu nước còn có thể làm giảm khối lượng máu, làm cho máu trở nên đặc hơn và giảm hoạt động của tim. Khi tim hoạt động không hiệu quả, điều này có thể làm chậm quá trình truyền tải oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể.

2.4. Ít vận động

Một số người nghĩ rằng việc vận động có thể tạo ra cảm giác mệt mỏi, nhưng thực tế không phải như vậy. Các hoạt động thể dục không chỉ cải thiện sức mạnh của cơ bắp mà còn có lợi ích đáng kể cho tim mạch. Hoạt động thể dục đều đặn giúp tối ưu hóa chức năng tim, tăng cường sự truyền tải của oxy và chất dinh dưỡng đến các mô trong cơ thể.

Các hoạt động thể dục giúp cải thiện sức mạnh của cơ bắp và sức khỏe tim mạch
Các hoạt động thể dục giúp cải thiện sức mạnh của cơ bắp và sức khỏe tim mạch

2.5. Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Mặc dù các đồ uống chứa caffein như cà phê và nước tăng lực có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo tạm thời. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau. Nguyên nhân là do việc tiêu thụ quá nhiều caffein có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.

2.6. Thừa cân

Thừa cân không chỉ liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tim mạch và một số bệnh ung thư, mà còn có thể gây tăng nguy cơ mệt mỏi mãn tính. Ngoài ra, những người thừa cân cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến mệt mỏi, kiệt sức. Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định có thể hỗ trợ giấc ngủ tốt và tâm trạng vui vẻ.

2.7. Một số nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng mệt mỏi bao gồm:

  • Nghiện ma túy và rượu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghiện ma túy hoặc rượu cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.
  • Làm việc theo ca: Làm việc theo ca có thể làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến tình trạng kiệt sức.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, steroid, thuốc huyết áp có khả năng gây ra các tác dụng phụ như mất ngủ, tăng mệt mỏi, kiệt sức.
  • Bệnh lý mãn tính: Một số bệnh lý mạn tính như suy giáp, rối loạn lo âu, ung thư, đa xơ cứng, hội chứng mệt mỏi mãn tính, trầm cảm, bệnh thận, tiểu đường và đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.
Làm việc theo ca có thể làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến tình trạng kiệt sức
Làm việc theo ca có thể làm gián đoạn giấc ngủ và dẫn đến tình trạng kiệt sức

3. Sự kiệt sức ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ?

Căng thẳng là một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp chúng ta phản ứng nhanh chóng trước những thách thức. Tuy nhiên, khi cảm giác căng thẳng kéo dài và trở thành kiệt sức, nó có thể tác động đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của chúng ta. Lúc này, chu kỳ giấc ngủ có thể bị xáo trộn. Bạn có thể cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc vào ban đêm. 

Khi kiệt sức, cơ thể và tâm trạng của bạn có thể trở nên căng thẳng. Điều này làm tăng khả năng khó vào giấc cũng như mất ngủ. Ngoài ra, sự kiệt sức còn có thể làm thay đổi cân bằng hormone trong cơ thể, bao gồm cortisol (hormone căng thẳng) và melatonin (hormone giúp kiểm soát giấc ngủ). Từ đó, gây tác động xấu đến chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.

Tin vui là, bất kỳ ai cũng có thể cải thiện giấc ngủ khi bị kiệt sức bằng cách quản lý căng thẳng. Học cách đối mặt với căng thẳng và chấp nhận sự việc đã diễn ra có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực lên giấc ngủ.

4. Cách phục hồi tình trạng kiệt sức

Kiệt sức có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được xử lý kịp thời. Quá trình phục hồi sức khỏe sau khi trải qua kiệt sức đòi hỏi thời gian và không gian, vì vậy, quan trọng là không nên vội vàng hay rút ngắn quá trình này. Dưới đây là một số chiến lược hữu ích để hỗ trợ quá trình hồi phục của bạn:

4.1. Tìm nguyên nhân bệnh

Để khắc phục tình trạng kiệt sức, bạn cần đặt ra câu hỏi về nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dành thời gian để suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực bạn đang trải qua. Khi bạn đã xác định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kiệt sức, hãy tìm ra ít nhất một phương pháp có thể giúp bạn quản lý hoặc loại bỏ nguồn căng thẳng này.

cách khắc phục tình trạng bị kiệt sức
Để khắc phục tình trạng kiệt sức, bạn cần đặt ra câu hỏi về nguyên nhân gây ra vấn đề này

4.2. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe của bạn. Điều này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tăng cường tâm trạng. Đồng thời, cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

4.3. Dành thời gian để nghỉ ngơi

Một cách tốt để bắt đầu quá trình phục hồi là dành thời gian để nghỉ ngơi. Mặc dù căng thẳng và những vấn đề tại nơi làm việc có thể vẫn chờ đợi bạn khi quay lại, nhưng việc dành thời gian nghỉ ngơi là quan trọng để phục hồi sức khỏe và tìm ra các giải pháp lâu dài để vượt qua tình trạng kiệt sức.

Một cách tốt để bắt đầu quá trình phục hồi là dành thời gian để nghỉ ngơi
Một cách tốt để bắt đầu quá trình phục hồi là dành thời gian để nghỉ ngơi

4.4. Học cách nói “Không” 

Hãy cố gắng không nhận thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc cam kết mới nào trong thời gian bạn đang hồi phục sau tình trạng kiệt sức. Để tránh rơi vào tình trạng quá kiệt sức, bạn cần học cách chấp nhận hay từ chối những nhiệm vụ với mức độ quan trọng khác nhau trong công việc. 

Những người thường muốn làm hài lòng mọi người thường làm quá nhiều để tránh làm bất kỳ ai thất vọng. Nhưng nếu bạn không còn nhiều thời gian trong ngày để làm những công việc quan trọng, việc thêm nhiều nhiệm vụ sẽ chỉ làm tăng căng thẳng và bực bội.

4.5. Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn hãy cân nhắc về việc bắt đầu quá trình hồi phục sức khỏe bằng cách áp dụng một lối sống lành mạnh hơn. Điều này bao gồm việc đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, dành thời gian với người thân yêu, thực hiện hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và tập trung vào những điều khiến bạn vui vẻ và hạnh phúc.

Xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp bạn hồi phục sức khỏe khi bị kiệt sức
Xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp bạn hồi phục sức khỏe khi bị kiệt sức

>>> Mời bạn đọc: Hướng dẫn cách cải thiện giấc ngủ khi bị căng thẳng, stress trong cuộc sống

Trên tất cả, kiệt sức không chỉ là một trạng thái tạm thời của cơ thể mà còn là một yếu tố quyết định đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy, hãy để ý đến những dấu hiệu của kiệt sức và hành động kịp thời để ngăn chặn chuỗi tác động tiêu cực bạn nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vua Nệm về sự kiệt sức ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ!

 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM