Ăn măng có tốt không? Làm thế nào để chế biến măng đúng cách?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Măng là một trong những thực phẩm quen thuộc, được hầu hết các gia đình Việt sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy vậy, có bao giờ bạn tự hỏi “ăn măng có tốt không?”. Đừng lo lắng, câu trả lời ở ngay bài viết này đây. Cùng Vua Nệm tìm hiểu ăn măng có tốt không và cách chế biến măng đúng cách nhé!

Ăn măng có tốt cho sức khỏe không
Ăn măng có tốt cho sức khỏe không? Tác dụng của măng là gì?

1. Ăn măng có tốt không?

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, măng tươi có chứa một loại độc tố có tên là taxiphyllin xyanua. Tuy nhiên, luộc hoặc ngâm chúng trước khi chế biến có thể làm giảm đáng kể hàm lượng độc tố này. Măng thường được luộc, ngâm, hoặc phơi khô trước khi có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Theo MSN, măng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng là nguồn cung cấp kali, vitamin E, vitamin C, vitamin B tổng hợp, sắt, phốt pho, chất xơ, khoáng chất và một số loại axit amin, hỗ trợ hệ thống tim mạch.

Đặc biệt, măng tươi chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể đào thải tối đa các chất độc tồn dư trong dạ dày, hệ tiêu hóa. Một số chất có gốc tự do với phytosterol tự nhiên còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính trong cơ thể.

Nhìn chung, các chất trong măng vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với người dùng. Do đó, theo lời khuyên từ các chuyên gia, người dùng nên sử dụng loại thực phẩm này ở mức độ tương đối, tần suất vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, cần phải lưu ý chế biến măng đúng cách để giảm các tố chất độc hại có trong thực phẩm.

lợi ích của măng
Măng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng có nhiều độc tố

2. Các lưu ý khi ăn măng

Măng là loại thực phẩm ngon, có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, chắc chắn rất khó cưỡng lại trước những món ăn thơm ngon từ măng. Do đó, người dùng cần bỏ túi các lưu ý sau để có thể ăn măng mà không lo sợ ảnh hưởng sức khỏe.

2.1 Ngâm măng chua với giấm đủ thời gian

Nhiều người luôn thắc mắc, vậy măng chua có chứa độc tố không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, măng chua chỉ sản sinh ra độc tố khi người chế biến ngâm không đủ thời gian. Theo kinh nghiệm dân gian, măng chua nên được ngâm từ 3-4 ngày trước khi sử dụng.

Theo kết quả của một số nghiên cứu, mỗi ký măng có chứa 230mg cyanide – có khả năng gây tử vong cho 2 trẻ. Do đó, người chế biến phải ngâm chua măng đủ thời gian để loại bỏ tất cả độc tố ra khỏi loại thực phẩm này. Nếu ăn măng được ngâm không đủ thời gian, có khả năng cao người dùng sẽ bị ngộ độc sau khi ăn.

ngâm măng chua với giấm đủ thời gian
Với ngâm măng chua, phải ngâm đủ thời gian để đảm bảo an toàn

2.2 Xử lý khi dùng măng khô

Với măng sấy hoặc măng phơi khô, cần lưu ý phải ngâm măng với nước muối trước khi sử dụng để khử hoàn toàn độc tố có trong măng. Theo một số khuyến cáo, người dùng nên rửa măng với nước muối từ 2-3 lần, đảm bảo măng không còn nhớt trước khi chế biến. Nếu bạn dự định dùng măng khô để xào nấu các món ăn, bạn cũng nên chần măng kỹ qua nước sôi hoặc luộc nhiều lần trước khi chế biến.

2.3 Nấu măng thật kỹ

Măng là thực phẩm có chứa độc tố, do vậy, người dùng nên luộc măng nhiều lần, với mỗi lần luộc, nên sử dụng nước mới để thải bỏ hoàn toàn độc tố. Trong suốt quá trình luộc, bạn cũng nên mở nắp nồi để thải bỏ hoàn toàn hơi khí của măng. Nếu măng có dấu hiệu lạ, hoặc bạn nghi ngờ măng có độc, tuyệt đối không được ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.4 Những đối tượng không nên ăn măng

ai không nên ăn măng
Bà bầu không nên ăn măng để tránh rủi ro ngộ độc trong quá trình mang thai
  • Người bị đau dạ dày: Măng có chứa acid cyanhydric là một chất có khả năng bào mòn, gây hại cho dạ dày. Do đó, những người có tiền sử hoặc đang bị dạ dày không nên dùng các món ăn được chế biến từ nguyên liệu măng, sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Măng hoàn toàn không phải là thực phẩm được khuyến nghị cho bà bầu. Măng là thực phẩm có độc tố, có thể gây tình trạng ngộ độc nếu không được chế biến kỹ hoặc không phù hợp với cơ thể. Do đó, thai phụ không nên ăn măng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình mang thai. 
  • Người bị sỏi thận: Axit oxalic có trong măng kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo ra sỏi thận. Do đó, những người đang mang căn bệnh này không nên ăn măng để tránh gây hại cho sức khỏe hay làm bệnh tình trở nặng hơn.
  • Người bị bệnh gút: Bệnh gout sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có chứa lượng lớn acid uric có trong máu. Măng là loại thực phẩm giúp thúc đẩy, gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Đây chính là lý do mà người mắc bệnh gout không nên ăn măng.
  • Trẻ ở tuổi dậy thì: Chứa nhiều chất cellulose và axit oxalic, các chất này khi gặp sắt, kẽm hoặc canxi tạo thành các chất phức hợp, khiến cơ thể khó tiêu, chậm hấp thu các chất dinh dưỡng. Do đó, trẻ đang trong độ tuổi dậy thì nếu ăn quá nhiều măng có thể mắc chứng còi xương, chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng.
  • Người bị bệnh thận: Bệnh thận có nguyên nhân từ loại vi khuẩn mang tên Streptocoques hoặc từ các bệnh gây tổn thương mạch máu, có thể kể đến như: tiểu đường, huyết áp…Chính vì vậy mà người mắc bệnh thận phải có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Măng là thực phẩm chứa nhiều canxi, không tốt cho người bệnh thận.

3. Các cách khử độc măng trước khi chế biến

cách khử độc măng trước khi chế biến
Một số cách khử độc măng trước khi chế biến

Để có thể ăn măng một cách an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, người dùng nên bỏ túi một số cách khử độc măng trước khi chế biến, cụ thể như sau:

  • Cách 1: Thực hiện luộc măng với mỗi lần luộc là mỗi lần thay nước, luộc khoảng 2-3 lần. Sau khi luộc, ngâm măng trong nước vo gạo khoảng 2 ngày. Sau đó, bạn có thể yên tâm chế biến mà không lo độc tố có trong măng. Hoặc bạn cũng có thể luộc măng nhiều lần, sau đó rửa nước sạch lần cuối. Măng có độ mềm nhất định và không bị đắng thì bạn có thể sử dụng hoàn toàn yên tâm.
  • Cách 2: Xé sợi măng hoặc cắt măng thành những lát mỏng, sau đó ngâm măng với nước ấm qua đêm để khử hoàn toàn độc tố có trong măng. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch trước khi chế biến món ăn với nguyên liệu măng.
  • Cách 3: Cho măng vào nồi, sau đó cho ớt, và nước gạo vào để luộc măng. Đến khi măng mềm thì vớt ra để người. Sau đó, lột vỏ măng và rửa lại bằng nước sạch.
  • Cách 4: Cắt măng thành từng lát mỏng, rồi luộc với lá rau ngót (khoảng 1 nắm tay lá rau ngót). Luộc đến khi măng chính thì lấy măng ra, xả qua nước lạnh thật sạch trước khi đem măng đi chế biến.
  • Cách 5: Áp dụng cho các loại măng có độc tố cao, bạn nên ngâm trong nước vôi trong và thay nước vôi khoảng 3-4 lần trước khi rửa sạch và chế biến.
luộc hoặc rửa măng khô nhiều lần trước khi chế biến
Cần luộc hoặc rửa măng khô nhiều lần trước khi chế biến

XEM THÊM:

4. Kết luận

Măng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, với các lợi ích như: tăng hệ miễn dịch, tốt cho tim, khả năng chống viêm và kháng khuẩn…Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, măng cũng là loại thực phẩm có nhiều độc tố, gây hại cho cơ thể.

Do đó, người dùng cần lưu ý không nên ăn măng thường xuyên với số lượng nhiều. Ngoài ra, trước khi ăn cũng nên chế biến măng thật kỹ để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng Vua Nệm đã cung cấp những thông tin bổ ích “Ăn măng có tốt không” cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/are-bamboo-shoots-good-for-you

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM