Ăn mì tôm có tốt không? Những lợi ích và tác hại khi ăn mì tôm

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Mì tôm đã trở thành một lựa chọn thực phẩm phổ biến trong những năm gần đây vì giá rẻ, dễ chế biến và tiện lợi khi sử dụng. Ngoài ra, mì tôm còn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nên rất được yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ và trẻ em. Nhưng ăn mì tôm có tốt không? Theo các nghiên cứu thường xuyên ăn mì tôm có một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thực hư việc ăn mì tôm có tốt không và tác hại của nó ra sao, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận.

Ăn mì tôm có tốt không? Cùng xem câu trả lời trong bài viết này của Vua Nệm

1. Mì tôm là gì? Các thành phần dinh dưỡng trong mì tôm

1.1. Mì tôm là gì? Nguồn gốc của mì tôm

Mì tôm hay còn được gọi là mì ăn liền, mì gói là loại thực phẩm được chế biến sẵn thường được bán dưới dạng gói, cốc hoặc bát riêng lẻ. Trong mì tôm có các thành phần chính là bột mì, tinh bột, nước, muối hoặc chất thay thế muối được gọi là kansui, một loại nước khoáng có tính kiềm có chứa natri cacbonat và thường là kali cacbonat.

Dầu cọ cũng là một thành phần phổ biến trong mì ăn liền, vì loại thực phẩm này được sản xuất bằng phương pháp chiên nhanh. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường sử dụng phương pháp sấy khô để làm giảm lượng dầu mỡ có trong mì tôm. Thông thường, trong một gói mì ăn liền sẽ đi kèm với các gói hương liệu có chứa gia vị, muối và bột ngọt.

Mì tôm xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958, được phát minh bởi Momofuku Ando, ​​nhà phát minh và doanh nhân người Nhật gốc Đài Loan. Ông cũng là người đã thành lập Công ty TNHH Sản phẩm Thực phẩm Nissin nổi tiếng của Nhật Bản. Kể từ khi được sản xuất, mì tôm đã trở thành một sản phẩm nổi tiếng và bán chạy tại các cửa hàng. Đây là thực phẩm tiện lợi cho hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới.

ăn mì tôm có tốt
Mì tôm xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1958 do công ty Nissin sản xuất

1.2. Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Hàm lượng dinh dưỡng của mì gói có sự khác nhau, tùy thuộc vào loại hoặc hương vị của mì. Chẳng hạn như mì ramen ăn liền, hàm lượng dinh dưỡng cho 1 khẩu phần (43g) sẽ bao gồm:

  • Lượng calo – 385 kcal
  • Tinh bột – 55,7g
  • Tổng lượng chất béo – 14,5g
  • Chất béo bão hòa –  6,5g
  • Chất đạm –  7,9g
  • Chất xơ –  2g
  • Natri – 986mg
  • Thiamin –  0,6 mg
  • Niacin – 4,6 mg
  • Riboflavin –  0,4 mg

Phần lớn mì tôm có lượng calo thấp, ít chất xơ và protein. Thay vào đó, mì tôm lại chứa nhiều chất béo, carbohydrate và natri. Trong mì ăn liền cũng có chứa một số vi chất dinh dưỡng, nhưng lại không có nhiều vitamin thiết yếu và quan trọng, như vitamin A, vitamin C, vitamin B12…

Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy thì ăn mì tôm có tốt không? Đây chắc chắn là câu hỏi được nhiều người đặt ra nhưng chưa có câu trả lời chính xác nhất. Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo để biết được ăn mì ăn liền tốt hay xấu nhé.

2. Ăn mì tôm có tốt không? Những tác hại đáng chú ý

Mặc dù mọi người thích ăn mì gói vì sự tiện lợi, giá cả phải chăng và hương vị thơm ngon. Nhưng nhiều người không biết rằng, ăn nhiều mì tôm tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số mặt tiêu cực của việc ăn mì gói không đúng cách:

2.1. Mì tôm chứa nhiều natri

Một khẩu phần mì ăn liền có thể chứa từ 397 – 3678 mg natri trên 100g, đôi khi còn nhiều hơn. Mặc dù natri là một khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể nhưng quá nhiều natri sẽ không tốt cho sức khỏe.

mì tôm là gì
Mì tôm có chứa nhiều natri có thể tăng nguy cơ cao huyết áp

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ở những người được coi là nhạy cảm với muối, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, do đó, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim và thận.

Mì ăn liền thường chứa nhiều natri để giúp tăng hương vị. Ví dụ, một khẩu phần mì gói Ramen Maruchan có 760mg natri, chiếm 32% lượng natri được khuyến nghị trong một ngày.

Trong khi đó, lượng natri mỗi ngày theo khuyến nghị của WHO là 2g. Do đó, việc tiêu thụ dù chỉ một gói mì ăn liền cũng sẽ khiến chúng ta rất khó duy trì lượng natri trong giới hạn khuyến nghị. Những người ăn nhiều hơn 1 gói mì mỗi ngày chắc chắn sẽ đưa vào cơ thể một lượng lớn natri.

2.2. Mì ăn liền chứa nhiều bột ngọt

Mì ăn liền có chứa nhiều bột ngọt, một chất phụ gia rất phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Vai trò chính của nó là tăng cường hương vị và độ ngon miệng của thực phẩm. Mặc dù bột ngọt được sử dụng phổ biến và được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm ở các nước chấp thuận cho tiêu thụ, nhưng vẫn có những lo ngại về tác dụng phụ của loại phụ gia này đối với cơ thể.

Người ta cho rằng, việc sử dụng nhiều bột ngọt có thể dẫn tới các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao, suy nhược, căng cơ, đau ngực, tim đập nhanh và sưng tấy da. Mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn về điều này nhưng người ta thừa nhận rằng một tỷ lệ nhỏ người dân có những phản ứng tiêu cực với bột ngọt.

Một lượng nhỏ bột ngọt có trong mì ăn liền có thể sẽ không gây ra những tác dụng phụ này, nhưng nếu sử dụng quá nhiều mì gói thì có nguy cơ cao gặp tình trạng phản ứng như trên.

ăn mì tôm tăng nguy cơ cao huyết áp
Mì tôm có chứa bột ngọt khi ăn nhiều có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu

2.3. Mì ăn liền ít chất xơ và protein, giá trị dinh dưỡng thấp

Mặc dù là thực phẩm ít calo nhưng mì gói lại ít chất xơ và protein nên không phải thực phẩm lý tưởng trong các trường hợp muốn giảm cân. Protein đã được chứng minh là làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói, hỗ trợ giảm cân tốt. Còn chất xơ di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, do đó thúc đẩy cảm giác no.

Xét đến hàm lượng protein và chất xơ thấp trong mì ăn liền, việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ không làm thỏa mãn cơn đói, thậm chí không giúp chúng ta no chút nào. Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón cũng như mất cân bằng vi sinh đường ruột.

Mặt khác, mì ăn liền được làm từ bột mì tinh chế, thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Nghĩa là mì tôm không cung cấp đủ dinh dưỡng và nếu ăn thường xuyên có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Mặc dù chúng có thể giúp chúng ta cảm thấy no trong thời gian ngắn nhưng không phải là nguồn năng lượng bền vững.

2.4. Ăn mì tôm có tốt không? Có thể gây tăng cân

Mì gói chứa nhiều carbohydrate nên ăn nhiều có thể gây tăng cân, béo phì. Một nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc cho thấy những người ăn mì tôm hơn hai lần một tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn, đó là một nhóm các tình trạng bao gồm béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao.

Ví dụ, một khẩu phần ăn mì gói hương vị gà Ramen của Nissin có 26g carbohydrate, chiếm 9% lượng khuyến nghị hàng ngày. Nếu một ngày ăn hai lần, thậm chí là 1 tuần 2 lần thì tỉ lệ carbohydrate sẽ khó kiểm soát.

Ăn mì tôm nhiều gây tăng cân
Ăn mì tôm nhiều có thể gây tăng cân

2.5. Ăn mì tôm nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Butylat hydroxyanisole (BHA) và tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ) – một chất bảo quản hóa học có nguồn gốc từ ngành dầu khí – thường được thêm vào mì ăn liền để có thể sử dụng được lâu hơn. Việc sử dụng thường xuyên các hóa chất này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Chuyển hóa và xử lý thuốc đã cảnh báo, rằng việc tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với TNHQ có thể gây ung thư. Nó còn có thể gây ra bệnh hen suyễn, căng thẳng, tiêu chảy và ảnh hưởng xấu đến gan cũng như cơ quan sinh sản.

Trong khi đó, chất BHA được đưa vào danh sách các hóa chất có thể gây rối loạn nội tiết. Sự gián đoạn trong hệ thống nội tiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, hệ thống miễn dịch, thần kinh và sinh sản của cơ thể.

Ăn mì gói thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn mì ăn liền hơn hai lần một tuần có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 68%. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy một nhãn hiệu mì ăn liền có lượng BPA trong bao bì cao gấp 140 lần so với mì tươi.

2.6. Gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Mì gói có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa vì có chứa rất ít chất xơ – chất cần thiết để chúng ta tiêu hóa tốt. Khi ăn nhiều mì tôm có thể gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón, gây khó chịu ở dạ dày và đi tiêu không đều.

Ăn nhiều mì tôm gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Ăn nhiều mì tôm gây ra các vấn đề về tiêu hóa

2.7. Dùng mì ăn liền thường xuyên tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần

Mì ăn liền có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần vì chúng chứa nhiều natri, có thể phá vỡ sự cân bằng của các chất hóa học trong não. Ăn mì tôm hơn hai lần một tuần có liên quan đến trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn mì gói thường xuyên có sức khỏe tâm thần kém hơn so với những người không ăn.

3. Kết luận: Ăn mì tôm có tốt không?

Mặc dù mì ăn mì tôm rất tiện lợi, giá rẻ và rất ngon miệng, nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Điều quan trọng là phải ăn mì tôm một cách điều độ và khoa học.

Bên cạnh việc ăn mì tôm, cần phải bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách đó, chúng ta có thể giảm những nguy hại về sức khỏe từ mì tôm.

Ăn mì tôm đúng cách
Ăn mì tôm đúng cách sẽ hạn chế gây hại cho sức khỏe

4. Ăn mì tôm đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Ăn mì tôm một cách khoa học và hợp lý sẽ hạn chế các tác hại của nó. Vậy nên ăn như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý:

  • Ăn mì tôm kết hợp với các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, các loại thịt, trứng…để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Để loại bỏ bớt chất béo có trong mì tôm, nên trần qua một lượt với nước nóng, sau đó mới mang mì đi nấu chín.
  • Chỉ nên bỏ 1/2 – 1/3 gói gia vị và không nên dùng gói dầu đi kèm, vì chúng chứa nhiều chất phụ gia và natri, chất béo xấu.
  • Tần suất ăn mì tôm nên giới hạn ở mức phù hợp, không ăn thường xuyên, liên tục trong nhiều ngày.
  • Nên chọn các thương hiệu mì tôm nổi tiếng, uy tín, đảm bảo chất lượng và ưu tiên các loại mì làm từ trứng, khoai tây…để có thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe, bớt cay nóng hơn.

Như vậy chúng ta đã tìm được câu trả lời cho vấn đề ăn mì tôm có tốt không. Thực tế ăn mì gói không gây hại nếu chúng ta biết cách ăn đúng và khẩu phần phù hợp. Vì vậy, nếu yêu thích mì ăn liền và không thể loại bỏ nó trong thực đơn thì hãy áp dụng những cách ăn như trên để giúp hạn chế những nguy hại của loại thực phẩm này, đảm bảo có sức khỏe tốt.

XEM THÊM:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

Không có bài viết liên quan.