Dạy con theo từng độ tuổi là phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng và cho thấy những hiệu quả tích cực. Với phương pháp này, bạn sẽ nhận ra rằng cách cư xử của mình là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ, thậm chí bạn không cần dùng đến đòn roi hay khiến trẻ phải rơi nước mắt. Cùng tìm hiểu phương pháp giáo dục này cùng với Vua Nệm và áp dụng nếu cảm thấy phù hợp nhé.
Nội Dung Chính
1. Tại sao nên dạy con theo độ tuổi?
Dạy con theo độ tuổi là phương pháp giáo dục được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước, kể cả các nước Á Đông lẫn các nước phương Tây. Phương pháp giáo dục này được đánh giá là cho hiệu quả cao và phù hợp với thực tế.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, cha mẹ nên dạy con theo từng độ tuổi là bởi ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ tò mò về những vấn đề khác nhau. Do đó, cha mẹ cần nắm được những sở thích, hứng thú của trẻ trong từng độ tuổi để dạy con cho phù hợp, điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục rẻ.
Bên cạnh đó, ở mỗi độ tuổi, khả năng tiếp thu kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng của trẻ cũng có sự khác biệt. Cha mẹ cần nắm được các giai đoạn phát triển của trẻ để hướng dẫn trẻ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp trẻ học tập tiến bộ hơn.
2. Kinh nghiệm dạy con theo độ tuổi cha mẹ nên biết
Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng nhận biết, phát triển các kỹ năng của trẻ để có phương pháp dạy con phù hợp. Cha mẹ có thể tham khảo cách dạy con theo từng độ tuổi dưới đây:
2.1. Dạy con ở độ tuổi 0-5
2.1.1. Đặc điểm của trẻ
Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể chia thành các giai đoạn nhỏ hơn để giáo dục trẻ, ví dụ như 0-12 tháng tuổi; 1 – 1,5 tuổi; 1,5 – 2 tuổi; 3-4 tuổi, 4-5 tuổi… Đây là giai đoạn có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của trẻ, do đó cha mẹ hãy chú trọng việc giáo dục trẻ để hình thành những thói quen tốt, hạn chế những thói quen xấu.
2.1.2. Cách dạy con
- Từ 01-12 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, cha mẹ nên rèn cho bé nếp sinh hoạt để bé làm quen với bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho việc nuôi con của các mẹ nhàn hơn vì bé đã quen với nếp sinh hoạt đó. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy con ăn uống một cách tự nguyện, không ép buộc trẻ mà để trẻ ăn theo nhu cầu, tuyệt đối không nhồi nhét khiến trẻ cảm thấy không còn hứng thú, thậm chí là sợ hãi trước bữa ăn.
- Từ 12 – 18 tháng: Bé thường học theo các hành động của người lớn, do đó cha mẹ nên làm gương trong lời nói, hành động để hình thành những tính cách, thói quen tốt ở trẻ.
- Từ 3-4 tuổi: Độ tuổi này trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, được chơi với bạn bè, được cô giáo hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để làm các công việc đúng với độ tuổi của trẻ. Giai đoạn này các mẹ nên để trẻ tự ăn bằng thìa hoặc đũa thay vì tự đút. Cha mẹ cũng nên dạy con các cách vệ sinh cá nhân để trẻ tự thực hiện.
- 5 tuổi: 5 tuổi là độ tuổi trẻ hoàn thiện hầu hết các kỹ năng, lúc này cha mẹ có thể cho bé làm quen với các chữ cái, con số. Theo các nhà khoa học, cho trẻ tiếp xúc sớm với chữ cái sẽ giúp cấu trúc vỏ não của trẻ nhanh chóng hoàn thiện hơn, trẻ cũng nhanh nhẹn hơn so với nhiều bé cùng trang lứa.
2.2. Dạy con ở độ tuổi 5-10
2.2.1. Đặc điểm của trẻ
Giai đoạn 5-10 tuổi, trẻ đã có nền tảng nhất định ở giai đoạn trước, việc giáo dục trẻ đã có nề nếp từ trước. Ở giai đoạn này, trẻ có cơ hội tiếp xúc và tương tác xã hội hơn.
2.2.2. Cách dạy con
- Cha mẹ nên tập trung dạy trẻ cách giao tiếp và tương tác cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đồng thời, việc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, là hành trang để trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
- Giai đoạn này trẻ có thể tự mình thực hiện các công việc cá nhân, cha mẹ nên để trẻ tự làm, chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết.
- Cha mẹ cũng cần đóng vai trò trong việc định hướng quá trình tự học hỏi của bé, giúp bé biết điều nào đúng, điều nào sai, nếu trẻ quyết định một vấn đề đó thì cần phải biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
- Giai đoạn này cũng là giai đoạn có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và gia đình, cha mẹ cũng cần giúp đỡ để trẻ có thể hoàn thiện các kỹ năng đọc, viết, nghe nói, khả năng tính toán của mình cho phù hợp với từng độ tuổi.
2.3. Dạy con ở độ tuổi 10-15
2.3.1. Đặc điểm của trẻ
Giai đoạn 10-15 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ dậy thì, có sự thay đổi rõ rệt về mặt thể chất lẫn tâm lý. Đây cũng là lúc mà trẻ phát triển tính cách cá nhân và độc lập của mình, cảm xúc của trẻ cũng có sự khác biệt với giai đoạn trước, trẻ có thể cảm thấy có tình cảm đặc biệt với những bạn khác giới chẳng hạn.
2.3.2. Cách dạy con
Cha mẹ nên quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng của trẻ, ở bên trẻ khi cần. Tuy nhiên, cha mẹ nên hạn chế việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ, hãy để trẻ giải quyết vấn đề trước và yêu cầu sự giúp đỡ của cha mẹ khi cần thiết.
2.4. Dạy con ở độ tuổi từ 15 – 18
2.4.1. Đặc điểm của trẻ
Đây là giai đoạn trẻ đã dần có sự trưởng thành về suy nghĩ và hành động. Các vấn đề mà trẻ quan tâm thường xoay quanh công việc học tập, thi cử, các mối quan hệ bạn bè, đôi khi là mối quan hệ với bạn khác giới.
2.4.2. Cách dạy con
- Cha mẹ nên đóng vai trò là người lắng nghe để các con trải lòng những vấn đề của mình, bao gồm chuyện học tập, bạn bè, bạn khác giới. Bên cạnh đó, việc cha mẹ đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng, hữu ích cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải và dễ chịu hơn ở độ tuổi này.
- Nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ hãy kìm nén tâm trạng, tìm hiểu rõ nguyên nhân để tránh nói ra những lời nói nặng lời khiến trẻ tủi thân và dẫn đến những hành động dại dột.
- Đây cũng là lúc cha mẹ nên định hướng nghề nghiệp cho con tùy theo sở thích, sở trường và hoàn cảnh của gia đình.
3. Lưu ý khi dạy con theo độ tuổi cha mẹ nên nhớ
Khi tiến hành phương pháp dạy con theo độ tuổi, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây để đạt được hiệu quả như mong muốn:
- Cho trẻ khám phá nhiều môi trường mới: Khuyến khích trẻ tiếp cận với nhiều môi trường khác nhau để tăng khả năng nhận thức và hiểu biết của trẻ với thế giới xung quanh.
- Tôn trọng con: Cha mẹ nên tôn trọng sở thích của trẻ trong quá trình dạy con. Đôi khi sở thích của trẻ sẽ không như ý muốn của cha mẹ nhưng cha mẹ hãy học cách tôn trọng những sở thích đó và khuyến khích con học hỏi, rèn luyện để theo đuổi đam mê của mình.
- Không quát tháo ầm ĩ, hãy nhẹ nhàng: Trẻ em thường hay bắt chước hành động và lời nói của người lớn, do đó cha mẹ nên nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ để rèn luyện thói quen này cho trẻ.
- Không nuông chiều trẻ: Cha mẹ nên tôn trọng sở thích của trẻ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nuông chiều theo mọi yêu cầu của các bé. Nếu quá nuông chiều sẽ dẫn đến việc hình thành các thói quen xấu của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
Mỗi một giai đoạn, độ tuổi khác nhau thì tâm lý cũng như nhận thức, kỹ năng của trẻ sẽ có sự thay đổi, do đó việc dạy con theo độ tuổi là điều mà cha mẹ nên tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, mỗi trẻ cũng sẽ có những đặc điểm riêng về tính cách, khả năng học tập, do đó cha mẹ hãy cố gắng để hiểu các con và có cách dạy con phù hợp nhất nhé.
XEM THÊM:
- Cách nuôi dạy con hạnh phúc, giúp con phát triển toàn diện
- Mách ba mẹ 13 cách dạy con nghe lời vô cùng hiệu quả
- Dạy con tự lập từ nhỏ – Những điều cha mẹ cần biết