Bạn đã bao giờ để mình rơi vào trạng thái cảm xúc buồn vui lẫn lộn hay khó diễn tả tâm trạng lúc này của mình như thế nào hay chưa? Nếu có thì xin chúc mừng bạn đã gia nhập vào “Hội những người gặp khó khăn khi gọi tên cảm xúc của mình”. Và điều này cũng không có gì nghiêm trọng cả, bởi hầu hết trong chúng ta đều ít nhiều sẽ gặp khoảnh khắc như vậy. Trong quá trình này, một trợ thủ đắc lực mà bạn có thể sử dụng chính là bánh xe cảm xúc. Chùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này!
Nội Dung Chính
1. Bánh xe cảm xúc là gì? Nguồn gốc của bánh xe cảm xúc
Bánh xe cảm xúc “huyền thoại” mà chúng ta đang nhắc đến được đề xuất bởi giáo sư Robert Plutchik vào năm 1890. Đây là hệ thống phân loại cảm xúc mà thông qua đó chúng ta thấy rằng những cảm xúc khác nhau có thể kết hợp tạo thành một cảm xúc khác nhau, chúng giống như việc pha màu vậy. Mỗi loại cảm xúc sẽ mang một màu sắc khác nhau. Khi sử dụng, người dùng sẽ xoay bánh xe để chọn cảm xúc hiện tại, sau đó tìm ra những cảm xúc khác, đồng thời cách chúng có thể phát sinh từ cảm xúc hiện tại đó.
Theo đó có 8 loại cảm xúc chính, được sắp xếp, minh hoạ theo những cặp đối cực với nhau, đó là
- Vui vẻ >< buồn bã (joy – sadness)
- Giận dữ >< sợ hãi (anger – fear)
- Tin tưởng >< ghê tởm (trust – disgust)
- Ngạc nhiên >< mong chờ (surprise – anticipation)
Trong nhóm của những hình thái cảm xúc đối lập sẽ có sự khác nhau về cường độ nhưng chủ yếu theo hướng mãnh liệt. Ngoài ra, ông cũng đã chỉ ra 34.000 cảm xúc khác nhau, dù vậy rất khó để thể hiện toàn bộ 34.000 cảm xúc này nên ông đã phân loại cảm xúc, tóm gọn trong 8 loại cảm xúc cơ bản.
2. Nền tảng lý thuyết bánh xe cảm xúc
Bánh xe cảm xúc được hình thành và phát triển dựa vào 10 nền tảng lý thuyết vô cùng quan trọng như sau:
- Nghiên cứu về lịch sử tiến hoá cảm xúc
- Nghiên cứu con người động vật
- Vấn đề sống còn
- Sự khuôn mẫu
- Các cảm xúc cơ bản
- Xây dựng giả thuyết cảm xúc
- Sự kết hợp giữa cảm xúc và cảm giác
- Sự đối nghịch
- Liên quan/điểm chung của cảm xúc
- Cường độ cảm xúc
3. Cấu tạo của bánh xe cảm xúc
3.1. Màu sắc
Như đã nói ở trên, tám cảm xúc chính là vui vẻ, buồn bã, giận dữ, sợ hãi, tin tưởng, ghê tởm, ngạc nhiên, mong chờ. Đó chính là những cảm xúc cơ bản của con người. Theo đó, Plutchik đã sắp xếp chúng vào tròng tròn thứ hai trong vòng tròn cảm xúc với mỗi sắc riêng biệt như màu đỏ là giận dữ, màu vàng là vui vẻ…
3.2. Các sắc thái
Sẽ có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau được phát triển dựa vào 8 cảm xúc cơ bản, lúc này bạn sẽ thấy những mức độ cảm xúc được thể hiện bằng độ đậm nhạt và màu sắc tương ứng. Đặc biệt, càng di chuyển vào trung tâm bánh xe thì cường độ cảm xúc trở nên mãnh liệt hơn.
Chẳng hạn như di chuyển từ trung tâm vòng tròn, mức độ cảm xúc giảm dần từ thịnh nộ sang giận giữ, hay từ kinh ngạc đến bất ngờ. Như vậy, càng di chuyển ra ngoài vòng tròn, ta thấy cảm xúc cùng sắc thái nhẹ hơn, màu sắc cũng nhạt hơn.
3.3. Mối liên hệ giữa những cảm xúc
Ta dễ dàng tìm thấy các cặp cảm xúc đối lập với nhau nằm ở vị trí đối cực với nhau. Một điều thú vị chính là hai cảm xúc đứng cạnh nhau sẽ kết hợp và tạo ra một cảm xúc mới. Chẳng hạn như tin tưởng + vui vẻ = yêu mến (joy + trust = love), tương tự tin tưởng + sợ hãi = quy phục (trust + fear = submission)
Công thức này tạo ra đa dạng cảm xúc mà có thể trước giờ bạn đã trải qua nhưng lại không thể xác định chúng là gì?
4. Tác dụng của bánh xe cảm xúc
4.1. Giúp thấu hiểu cảm xúc của bản thân
Việc một ai đó không thể nhận thức hay lảng tránh cảm xúc của mình đã được chứng minh là rất có hại cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu từ trường Đại học Y tế Công cộng Harvard và Đại học Rochester vào năm 2013 đã chỉ ra những người thường xuyên kìm nén cảm xúc của mình có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư lên đến 70%.
Do đó, khi biết sử dụng vòng tròn bánh xe cảm xúc, bạn có thể xác định và diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói một cách dễ dàng hơn. “Kho từ vựng cảm xúc” chiếc bánh xe sẽ giúp bạn khám phá sự phong phú về cảm xúc, từ đó dễ dàng gọi tên bất cứ loại cảm xúc nào trong sự trải nghiệm của bạn.
4.2. Phát hiện, kiểm soát cảm xúc tiêu cực thông qua bánh xe cảm xúc
Đối mặt và xử lý cảm xúc tiêu cực là một kỹ năng cần thiết, bởi chúng có thể xuất hiện, xâm lấn bất cứ tâm trí ai và sẵn sàng tổn thương họ. Điều quan trọng là xác định được nó và tìm ra cách xử lý.
Thông qua vòng tròn cảm xúc, ta có thể xác định cụ thể trạng thái mà bạn trải qua, sau đó là gọi tên chúng như chán nản, chán ghét, đau khổ, buồn bã… Hãy gọi tên cụ thể những điều mà bạn cảm nhận được. Tiếp theo, sau khi xác định cảm xúc tiêu cực của mình thì hãy “xử đẹp” chúng.
Lưu ý rằng khi một cảm xúc tiêu cực không phát hiện và xử lý kịp thời hoặc nếu bị kìm nén quá lâu, nó sẽ phát triển thành một cảm xúc tiêu cực mới ở cường độ cao hơn. Do đó việc nhận ra được điều này, bạn có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân khiến mình trở nên bị tiêu cực, từ đó kiểm soát và giúp nó trở nên dịu nhẹ hơn.
>>>Xem thêm: 9 cách để suy nghĩ tích cực mỗi ngày hiệu quả
4.3. Cải thiện mối quan hệ giao tiếp
Bánh xe cảm giúp giúp ta cải thiện mối quan hệ và khả năng giao tiếp. Theo đó, người dùng có thể nhận ra và định hướng cảm xúc cho mình, nhờ vậy có thể thể hiện một cách chính xác, tự tin hơn về những gì đang xảy ra trong tâm trí và trong cơ thể của mình.
Bằng việc hiểu rõ cảm xúc, bạn có thể truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn trong tình huống giao tiếp, nhất là trường hợp có tính cảm động cao. Họ có thể sử dụng bánh xe cảm xúc để giải thích, diễn tả cảm xúc một cách chính xác, rõ ràng hơn, giúp cho việc giao tiếp và truyền tải thông điệp trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa khi người sử dụng dùng bánh xe cảm xúc để nhận ra định hướng cảm xúc của người khác, họ sẽ tạo nên môi trường giao tiếp thuận lợi hơn, nhất là trong tình huống tương tác xã hội. Họ dễ dàng đồng cảm và hiểu rõ cảm xúc người khác, từ đó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, tạo sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
5. Cách dùng bánh xe cảm xúc để phát triển bản thân
5.1. Thực hiện quan sát, ghi nhận cảm xúc
Bánh xe cảm xúc được chia thành những phần khác nhau để đại diện cho cảm xúc khác nhau như vui, buồn tức giận, lo lắng… Người dùng sẽ chọn phần tương ứng với cảm xúc mình đang trải qua và dùng nó để diễn tả, định hướng cảm xúc của mình.
Dù vậy để quan sát, ghi nhận cảm xúc, người dùng cần dành thời gian để tập trung vào cảm xúc, quan sát cơ thể cùng biểu hiện của mình, sau đó ghi lại những cảm xúc trong nhật ký hay task notes trên điện thoại. Điều này giúp người dùng có góc nhìn toàn diện hơn về cảm xúc của mình.
5.2. Xác định cảm xúc và đưa vào vị trí tương ứng ở trên bánh xe
Khi người sử dụng có một cảm xúc cụ thể, hãy xác định nó và đưa vào vị trí tương ứng ở trên bánh xe cảm xúc. Điều này giúp họ có thể định hướng, quản lý cảm xúc của mình hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng quản lý cảm xúc và hỗ trợ việc điều tiết cảm xúc khó chịu hoặc tiêu cực.
5.3. Phân tích, đánh giá cảm xúc và đưa ra hành động phù hợp
Bánh xe cảm xúc không thể tự động phân tích, đánh giá cảm xúc của người sử dụng. Đây là công cụ hỗ trợ giúp người sử dụng nhận biết, định hướng cảm xúc của mình, từ đó quản lý và kiểm soát chúng một cách hiệu quả hơn. Nhưng sau khi người dùng xác định được cảm xúc của mình ở trên bánh xe cảm xúc, họ có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của mình để đánh giá, phân tích cảm xúc, từ đó đưa ra hành động phù hợp.
Thấu hiểu cảm xúc không đơn giản là gọi tên một trạng thái bản thân mà đằng sau đó là biết cách đối phó với nó. Và bánh xe cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được điều đó, chúc bạn thành công!
>>>Đọc thêm: 10 cách để kiềm chế cảm xúc khi tức giận hiệu quả nhất