Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là gì? Lợi ích và cách thực hiện 

CẬP NHẬT 20/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là một xu hướng sống mới, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích về tinh thần cũng như sức khỏe. Đây chính là giải pháp cực kỳ hiệu quả dành cho những người bận rộn, phải giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân. Chủ nghĩa essentialism sẽ là giải pháp “cứu cánh” giúp bạn xây dựng một trật tự sinh hoạt, làm việc lành mạnh hơn. Vậy chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là gì? 

1. Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là gì?

Greg McKeown đã định nghĩa về chủ nghĩa hữu dụng này là “Less but better” có thể hiểu đơn giản là “ít nhưng chất lượng”. Khi thực hiện theo chủ nghĩa hữu dụng, bạn sẽ chỉ tập trung vào những điều thực sự quan trọng, không để cho các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự tập trung này của bạn. Chủ nghĩa hữu dụng giúp bạn quyết đoán hơn khi lựa chọn đâu là điều quan trọng với chính bản thân mình và đâu là điều không đáng bận tâm, có thể loại bỏ ra khỏi cuộc sống. 

chủ nghĩa hữu dụng
Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) giúp bạn xác định được đâu là điều quan trọng với bản thân mình

Điều này có thể ví như một bài nhạc, để tận hưởng trọn vẹn ý nghĩa của bài hát, thì việc bạn phải làm đó chính là loại bỏ những tạp âm (tiếng còi xe, tiếng karaoke, tiếng nói chuyện ồn ào,…). Còn đối với thực tế cuộc sống, nếu sống theo chủ nghĩa Essentialism đồng nghĩa với việc bạn phải chủ động đưa ra mọi quyết định, toàn tâm toàn ý cho công việc đã chọn, không cho phép mình cố gắng làm tất cả mọi việc vì người khác.

2. Nguyên tắc khi thực hiện chủ nghĩa essentialism

Nếu lựa chọn cuộc sống theo chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) thì nhất định bạn phải ghi nhớ 2 quy tắc sau đây.

2.1. Làm ít nhưng chất lượng

Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ cố định, thay vì làm hết tất cả mọi thứ, cách để bạn nâng cấp bản thân chỉ là lựa chọn ra những công việc thiết yếu nhất.

nguyên tắc chủ nghĩa hữu dụng
Khối lượng công việc quá lớn có thể làm cho chúng ta khó đánh giá được năng lực của bản thân

Đôi khi số lượng công việc “khổng lồ” mà chúng ta làm sẽ có thể mang lại những cảm giác tự hào cho chính mình. Nhưng thực chất, chất lượng mới là điều mà người khác quan tâm và đánh giá khả năng, trình độ của bạn. Cùng với đó, trong cùng một khoảng thời gian, chúng ta thực hiện càng ít công việc thì lại càng có nhiều thời gian hơn để phát triển các kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực quan trọng mà bạn hướng đến. 

Chẳng hạn như, nếu mục tiêu của bạn là trở thành một Blogger du lịch nổi tiếng và có được thành quả nhất định trong ngành sau 5 năm. Bạn phải dành thời gian cho mình với những việc đơn giản nhưng lại thực sự hữu ích như: Đọc nhiều sách về du lịch, tham khảo các blogger nổi tiếng, tham gia các khoá học quan trọng cho một blogger, rèn luyện thói quen viết và tư duy qua con chữ.

2.2. Học cách từ chối

Cuộc sống, công việc của chúng ta thường được diễn ra và xoay quanh các mối quan hệ như đồng nghiệp, bạn bè hay người thân. Đặc biệt, đối với một số người thì việc gây dựng và duy trì các mối quan hệ trong xã hội sẽ cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, chúng ta thường rất e ngại khi phải từ chối, nói “không” với những lời nhờ vả hoặc lời mời của mọi người. 

những nguyên tắc chủ nghĩa hữu dụng
Chúng ta thường rất khó nói lời từ chối với mọi người

Nói lời đồng ý đương nhiên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc từ chối. Nhưng chính vì đồng ý với mọi yêu cầu, nên bạn sẽ phải gặp tình thế khó chịu khi phải chịu trách nhiệm thực hiện với những điều mà ngay từ đầu bạn đã không muốn vướng vào.

Ví dụ như: Thay vì đồng ý mọi lời mời tiệc tùng với đồng nghiệp thì bạn có thể có thêm thời gian đọc sách, tập thể thao và nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày căng thẳng làm việc. Hoặc khi bạn đồng ý giải quyết giúp đồng nghiệp, bạn bè một số công việc thì nó cũng đồng nghĩa là bạn đang “ôm” thêm vấn đề vào chính mình và phải đổi thêm hàng giờ của mình để thực hiện những công việc này.

Chúng ta có quyền nói “không” trong nhiều trường hợp, nếu đó là việc không thực sự cần thiết và bạn không muốn làm. Để tránh tình trạng phải thức khuya liên tục vì có quá nhiều công việc rồi dẫn đến than vãn: “Biết vậy tôi đã không nhận công việc này”, thì hãy thẳng thừng từ chối ngay từ đầu và ưu tiên thời gian cho chính mình. 

3. Lợi ích của chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) đem đến cho cuộc sống của bạn

Ưu tiên hàng đầu vào những công việc quan trọng và từ chối những sự nhờ vả hoặc lời mời không cần thiết sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát cuộc sống và dễ dàng chinh phục các mục tiêu đã đề ra. 

3.1. Kiểm soát cuộc sống tốt hơn

Nếu bạn chưa biết đâu là điều mình thực sự mong muốn, thì nó sẽ vô tình để người khác “làm chủ” cuộc sống của bạn. Ví dụ đơn giản như, trong công việc người quản lý và đồng nghiệp của bạn yêu cầu bạn thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, nhưng bạn lại đồng ý hết với mọi yêu cầu và không đề xuất những phương án sắp xếp phù hợp hơn. Vì thế bạn luôn phải quay cuồng trong những công việc này, thậm chí phải dành cả thời gian nghỉ ngơi của mình để thực hiện chúng.

Khi bạn biết được mong muốn của mình và xác định được đâu là thứ quan trọng trong cuộc sống, chỉ tập trung vào những việc giúp bạn chinh phục được mục tiêu và mang lại hạnh phúc cho bản thân, điều này có nghĩa bạn đã làm chủ cuộc sống của mình. 

chủ nghĩa hữu dụng có tốt không
Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) giúp bạn dễ dàng kiểm soát và làm chủ cuộc sống

3.2. Tiến đến mục tiêu từ việc hoàn thành những điều nhỏ nhất

Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) sẽ làm thay đổi tư duy của bạn theo chiều hướng “ít nhưng hiệu quả tốt hơn”. Đồng thời, mọi mục tiêu và kỳ vọng của mỗi chúng ta đều bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất. Ví dụ như nếu bạn muốn tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng trong thời gian tới, bạn phải học cách tiết kiệm mỗi ngày. Còn nếu bạn muốn chinh phục thứ hạng cao trong cuộc đua marathon thì nhất định bạn phải tập chạy ngay từ bây giờ. Tất cả đều phải thực hiện có mục đích, từ những công việc nhỏ nhất bằng sự kiên trì và nhẫn nại.

3.3. Xây dựng thói quen cho chính mình

Thói quen chính là động lực giúp bạn hoàn thành những đầu việc đã đặt ra. Nếu bạn cứ mãi thực hiện công việc của người khác, bạn sẽ khó có thể chinh phục được mục tiêu của mình. 

Khi bắt đầu ngày mới với những thói quen và các mục ưu tiên được sắp xếp một cách rõ ràng sẽ giúp công việc diễn ra thuận lợi, đạt năng suất cao mà còn tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn, vì bạn đang có thể tự kiểm soát tất cả mọi thứ.

>> Xem thêmChủ nghĩa khắc kỷ là gì? Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ

Tóm lại, chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là trạng thái tinh thần giữ cho mỗi chúng ta có thể tập trung vào những việc thực sự cần thiết, khi mà cuộc sống chúng liên tục bị ảnh hưởng bởi quá nhiều sự lựa chọn. Với chủ nghĩa hữu dụng, bạn sẽ có thể phân tích và đánh giá mọi việc trước khi lựa chọn thực hiện, để kiểm soát cuộc sống tốt hơn, tập trung vào những điều bản thân thực sự mong muốn, nhanh chóng tiến đến mục tiêu đã đề ra.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM