Superstructure là gì? Kỹ thuật đơn giản hoá các quyết định 

CẬP NHẬT 20/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Có khi nào bạn cảm thấy thật khó khăn trong việc ra quyết định không? Với những vấn đề nhỏ, việc quyết định có lẽ không phải đắn đo quá nhiều. Tuy nhiên, để phải chọn học trường gì, ngành nào, làm gì, ở đâu,… có lẽ sẽ khiến bạn không khỏi băn khoăn. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn làm rõ “Superstructure là gì?” – làm sao để đơn giản hoá các quyết định.

1. Superstructure là gì?

Theo từ điển Anh – Việt, Superstructure được hiểu là xây dựng trên nền tảng hay được hỗ trợ bởi một nền móng, cơ sở hạ tầng kiên cố. 

Bên cạnh đó, Superstructure còn là một thuật ngữ được sử dụng để nhắc đến các thứ tự ưu tiên. Phương pháp này nhằm đánh giá cao hơn về sự hiệu quả của việc sắp xếp thứ tự và biết ưu tiên những công việc cần làm. 

superstructure là gì
Tìm hiểu về Superstructure – phương pháp đơn giản hoá việc ra quyết định

2. Nhiệm vụ của Superstructure

Superstructure được sử dụng để phân chia các nhiệm vụ thành 3 loại chính là “phải có”, “nên có” và “thật tốt nếu có”. Ba loại hình này là gì và tại sao phải phân chia như vậy? Cùng tìm hiểu chi tiết về về 3 loại hình này nhé!

2.1. Phải có (Must have)

Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn hoàn thành mục tiêu giống như dự định. Đó chính là một nhiệm vụ hay một yếu tố đặc biệt quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc. Việc thiếu đi chúng sẽ khiến công việc của bạn bị dở dang và biến dự định của bạn mãi mãi không thể thực hiện được.

Như vậy, yếu tố “phải có” cần xuất hiện bất cứ giá nào. Chỉ khi đó, công việc của bạn mới có cơ hội hoàn thiện và chinh phục được mục tiêu mà bạn mong muốn. 

các nhiệm vụ trong superstructure
Superstructure được sử dụng để phân chia các nhiệm vụ thành 3 loại chính

2.2. Nên có (Should have) 

“Nên có” còn được mô tả bằng cụm từ “quan trọng nhưng cũng không quan trọng”. Có thể hiểu một cách khác là có cũng được, không có cũng không quá ảnh hưởng. Những thứ được cho là “nên có” thường đóng vai trò quan trọng ở mức trung bình. Tuy nhiên, nếu chúng có thể góp mặt sẽ khiến cho công việc của bạn thuận lợi hơn, tăng hiệu suất công việc lên đáng kể. 

2.3. Thật tốt nếu có (Good to have) 

Để minh họa chính xác nhất cho khái niệm “thật tốt nếu có”, bạn có thể liên hệ đến những câu nói thường thấy hàng ngày như “thật tốt nếu có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn” hay “thật tốt nếu bạn bên cạnh tôi”,… Có thể thấy yếu tố này chính là tác nhân khiến cho công việc trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ đạt được hơn. Tuy nhiên, nếu “good to have” không xuất hiện thì cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực quá lớn tới công việc đang thực hiện. 

3. Lợi ích của Superstructure

Superstructure được đánh giá là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ra quyết định. Vậy Superstructure có thực sự mang lại hiệu quả không? Nó giúp ích như thế nào trong công việc hay việc ra quyết định của bạn? Cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích của Superstructure nhé!

lợi ích khi dùng superstructure
Superstructure không thể thiếu nếu muốn ra một quyết định tối ưu

3.1. Ra quyết định một cách chắc chắn

Chắc chắn rằng bạn rất khó để đưa ra quyết định lớn trong khi đầu bạn đang phải giải quyết với một mớ hỗn độn và mơ hồ. Superstructure chính là giải pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng này bởi nó sẽ giúp bạn định hướng, chia nhỏ vấn đề và giúp bạn hình dung phương pháp giải quyết tốt hơn. 

Ba yếu tố của Superstructure là “must have”, “should have”, “good to have” giúp bạn phân loại được mức độ cần thiết của các sự việt, sự vật. Từ đó có thể ưu tiên mức độ quan trọng từ cao nhất đến thấp nhất. Việc này giúp bạn chắc chắn hơn với những quyết định của mình chứ không phải là lựa chọn trong sự mơ hồ, vô căn cứ. 

3.2. Tối ưu thời gian ra quyết định

Việc đưa ra quyết định cũng không làm tiêu tốn quá nhiều thời gian khi bạn biết sắp xếp và ưu tiên việc gì cần làm trước. Áp dụng Superstructure giúp bạn biết mình cần phải thực hiện việc gì trước và phân bổ tất cả nguồn lực để giải quyết việc đó trước. Nhờ đó, thời gian giải quyết vấn đề cũng được tối ưu hơn.

Bên cạnh đó, bằng việc xác định mức độ quan trọng của các công việc, bạn có thể phân công công việc và nguồn lực một cách phù hợp. Việc này thể hiện được bạn là người có tố chất lãnh đạo và biết cách quản lý thời gian tốt. 

Superstructure giúp tối ưu hoá quá trình ra quyết định của bạn
Superstructure giúp tối ưu hoá quá trình ra quyết định của bạn

3.3. Nâng cao năng suất công việc 

Mục đích cuối cùng của Superstructure là giúp người ứng dụng đưa ra những quyết định đúng đắn và đạt được kết quả công việc cao nhất. Khi biết cách sắp xếp và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, bạn sẽ kiểm soát công việc tốt hơn và đạt một kết quả viên mãn là điều tất yếu.

4. Áp dụng Superstructure như thế nào? 

Sau khi hiểu rõ về Superstructure, bạn còn cần phải nắm chắc các kỹ thuật để áp dụng phương pháp Superstructure một cách hiệu quả nhất. Vậy nên áp dụng Superstructure như thế nào để việc ra quyết định được tối ưu nhất? Cùng tìm hiểu ngay về cách áp dụng Superstructure ở phần dưới nhé!

4.1. Xác định mục đích rõ ràng

Trước khi ra quyết định hành động bất cứ việc gì bạn cần phải biết mục đích cuối cùng của công việc đó. Việc này giúp bạn xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện. Cùng với đó, bạn cần sự rù các rủi ro có thể xảy ra bằng cách đặt các câu hỏi “điều gì xấu nhất có thể xảy đến?”, “mình có thể làm gì để đối phó với những hậu quả tồi tệ?”. 

Hướng dẫn áp dụng Superstructure hiệu quả
Hướng dẫn áp dụng Superstructure hiệu quả

4.2. Liệt kê chi tiết các nhiệm vụ cần thực hiện 

Bước tiếp theo, bạn hãy lên một kế hoạch chi tiết về các nhiệm vụ cần thực hiện. Bạn càng liệt kê chi tiết, bạn càng dễ làm chủ công việc. Quá trình này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề, phân tích được các nhiệm vụ cần làm và đưa ra phương pháp để giải quyết chúng. 

4.3. Phân loại các nhiệm vụ 

Bước quan trọng tiếp theo đó là bạn cần phải phân loại được các nhiệm vụ theo 3 yếu tố: phải có, nên có và thật tốt nếu có. Khi xác định rõ ràng và phân loại được các nhiệm vụ theo 3 yếu tố này cũng là lúc bạn đã áp dụng được Superstructure để giải quyết vấn đề. 

5. Ví dụ trường hợp ra quyết định với Superstructure

Giải sử bạn đang tìm kiếm một công việc và bạn cần phải lựa chọn có nên làm công việc đó hay không. Trong trường hợp này, ba yếu tố phải có, nên có và thật tốt nếu có được thể hiện cụ thể như sau: 

Yếu tố “cần phải có” gồm: 

  • Được nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần.
  • Mức lương thực nhận cao hơn mức lương tối thiểu bạn đưa ra.
  • Nghỉ ốm vẫn được trả lương.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, cởi mở. 

Yếu tố “nên có” gồm: 

  • Công ty có hỗ trợ bữa ăn trưa cho nhân viên.
  • Được hưởng chế độ nghỉ phép hàng tháng.
  • Thưởng KPI hấp dẫn, kích thích động lực làm việc.
  • Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Yếu tố “thật tốt nếu có” gồm: 

  • Được cung cấp thiết bị làm việc, không sử dụng thiết bị cá nhân.
  • Phụ cấp đi lại, sửa chữa thiết bị làm việc khi cần thiết.
  • Chính sách làm việc hybrid dành cho nhân viên.

Trên đây là những thông tin chi tiết để lý giải cho thắc mắc “Superstructure là gì”. Một thực tế rằng bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác, khách quan nếu bạn biết phân chia mức độ nghiêm trọng của các yếu tố cấu thành. Superstructure chính là phương pháp giúp bạn có được khả năng đó. 

>>>Xem thêm: 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM