Hội chứng tâm lý kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) khiến nhiều người dù thành công vẫn cảm thấy mình giả dối, bất tài, không tự tin, thành đạt đến là do gặp may mắn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) đang khá phổ biến trong xã hội ngày nay.
Nội Dung Chính
1. Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) là gì?
Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) là một tình trạng tâm lý khiến con người cảm thấy họ không hề xứng đáng với thành công của mình. Những người mắc phải hội chứng hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) thường cảm thấy mình bất tài, giả dối, thành công của mình đến từ may mắn chứ không phải do khả năng và nỗ lực.
Hội chứng kẻ mạo danh thường phổ biến trong môi trường công việc áp lực cao, đặc biệt là những người mới bắt đầu sự nghiệp, đi làm. Tình trạng hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) kéo dài có thể khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, bồn chồn, hoài nghi về chính mình dẫn đến việc bị stress và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và hiệu suất làm việc.
Theo Tạp chí Nội khoa Tổng quát, hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) xuất hiện ở 82% người được khảo sát không bất kể giới tính, độ tuổi hay nghề nghiệp.
2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome)
Những nguyên nhân có thể tác động đến sự tự tin dẫn đến hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome).
2.1. Thay đổi môi trường làm việc
Thay đổi môi trường làm việc là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome). Nhiều người đang trải qua việc thay đổi môi trường làm việc sẽ cảm thấy hoang mang, choáng ngợp, không thích nghi kịp sẽ dễ dẫn đến hội chứng này. Có nhiều nguyên nhân để khiến bạn cảm thấy “khó” thích nghi với môi trường mới như sự khác biệt về văn hóa nội bộ công ty, môi trường làm việc, đồng nghiệp, áp lực công việc… từ đó bạn cảm thấy tự ti và không đủ khả năng, năng lực để tiếp tục công việc.
Ngoài ra, tiếp xúc với một môi trường làm việc không được khích lệ, không được công nhận, nơi có nhiều sự công kích, so sánh và đánh giá cứng rắn có thể gây ra hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome). Sự phản hồi tiêu cực từ cấp trên, sự không công bằng có thể khiến nhân viên cảm thấy không xứng đáng với thành công của mình.
2.2. Rối loạn lo âu xã hội
Chứng rối loạn lo âu xã hội cũng là nguyên nhân thúc đẩy hội chứng kẻ mạo danh xuất hiện. Chẳng hạn như bạn đang trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp hoặc cấp trên và lo lắng rằng họ sẽ phát hiện ra điểm yếu, sự kém cỏi của mình. Khi xuất hiện hội chứng kẻ mạo danh sẽ biến bạn trở thành người thường xuyên lo lắng, căng thẳng và sợ người khác biết bạn giả dối, năng lực kém cỏi.
2.3. Môi trường gia đình
Ngoài môi trường công việc ra thì môi trường gia đình cũng quyết định đến việc hội chứng mạo danh xuất hiện. Các yếu tố liên quan đến gia đình như áp lực gia đình, kỳ vọng giữa bố mẹ và con cái, sự so sánh giữa các thành viên trong gia đình, chỉ trích quá mức, nghiêm khắc trong việc giáo dục… có thể khiến trẻ bị tự ti, áp lực đồng thời cảm thấy không đáng đạt được thành công.
2.4. Trải nghiệm quá khứ
Nhiều người mắc hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) nguyên nhân là từ những trải nghiệm không mấy tốt đẹp từ quá khứ như thất bại trong công việc, chuyện tình yêu, học hành, thường xuyên nghe những lời phê phán, miệt thị từ những người xung quanh. Chính những trải nghiệm tiêu cực này có thể làm suy yếu sự tự tin của người đó. Họ bắt đầu thu mình lại, cảm thấy tự ti trước tất cả mọi việc mà mình làm.
2.5. Thay đổi về văn hóa và xã hội
Sự thay đổi về những chuẩn mực về văn hóa và xã hội trong đó có tiêu chuẩn, mục tiêu và thời gian thành công của con người, trang lứa có thể khiến người ta cảm thấy áp lực rất lớn. Những áp lực này sẽ tạo ra 1 môi trường cạnh tranh, so sánh, đánh giá thiếu công bằng và vô tình khiến nhiều người nhạy cảm, cảm thấy không đủ năng lực, không giỏi giang, xứng đáng với những gì mình đạt được.
3. Cách vượt qua/ đối mặt với hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome)
Nếu bạn không thay đổi, hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) sẽ mãi “quanh quẩn” bên bạn và sự tự ti sẽ bám lấy bạn không ngừng.
3.1. Nhận thức về hội chứng kẻ mạo danh
Muốn đối mặt và vượt qua hội chứng này, bạn cần nhận thức được rằng đây là một tình trạng khá phổ biến, bạn không phải người đầu tiên hay duy nhất trải qua những điều tồi tệ này. Hãy học cách hiểu rõ về hội chứng kẻ mạo danh, điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về năng lực, ưu điểm của bản thân. Từ đó bạn có thể cảm nhận và đánh giá rằng những thành công mình đạt được chính là nhờ vào sự nỗ lực của chính mình chứ không phải do may mắn.
3.2. Học cách chia sẻ nhiều hơn
Đừng giữ những điều tiêu cực trong lòng mãi, hãy cố gắng mở rộng lòng mình và chia sẻ những điều bạn đang gặp phải cho gia đình, bạn bè hoặc các đồng nghiệp về cảm giác của bạn. Việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của chính mình sẽ giúp bạn nhận ra rằng không chỉ mình bạn đang gặp rắc rối mà nhiều người cùng đã và đang giống bạn. Từ đó bạn sẽ có sự kết nối, đồng cảm và nhận được những lời khuyên hữu ích.
3.3. Công nhận những thành tựu và nỗ lực của chính mình
Những gì bạn đang có không phải do may mắn mà do bạn đã rất nỗ lực và cố gắng. Vì vậy, hãy nhìn nhận lại những công lao, sức lực mà bạn đã đầu tư để có được thành công ấy. Nhìn nhận lại cả 1 quá trình tạo nên thành công, thành tựu mà bạn đạt được sẽ giúp bạn nhận ra rằng những điều đó không phải kết quả của may mắn.
3.4. Đối mặt với sự không hoàn hảo
Trên thế giới này, không ai là hoàn hảo cả, ở 1 giai đoạn nào đó trong cuộc đời, họ đều có những khó khăn và thất bại riêng. Tuy nhiên, chính khó khăn và thất bại ấy chính là động lực thúc đẩy họ phát triển, hoàn thiện và có được thành công. Vì vậy, bạn hãy chấp nhận những sai lầm, thất bại của mình trong quá trình học tập, trưởng thành.
3.5. Cân bằng cuộc sống
Hãy học cách yêu thương, chăm sóc bản thân và cân bằng cảm xúc, công việc. Điều này bao gồm những hành động như ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tập thể dục, thư giãn, suy nghĩ tích cực, học cách đối mặt với những sai lầm, thất bại. Hãy tạo ra 1 cuộc sống toàn những điều tích cực sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui, nhiều bài học đáng quý và luôn có 1 tinh thần lạc quan.
>> Xem thêm:
- Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ
- Chủ nghĩa hữu dụng (essentialism) là gì? Lợi ích và cách thực hiện
Trên đây là những thông tin cần biết về hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) đang khá phổ biến ở giới trẻ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn luôn tự tin vào chính mình, lạc quan và thoải mái nhất với những thành công – kết quả của sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân.