Chuyện quanh ta

Kỹ năng là gì? 10 kỹ năng cần có để thành công hơn trong cuộc sống

CẬP NHẬT 19/05/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Kỹ năng là 1 khái niệm thường xuất hiện trong các cuộc nói chuyện như 1 bí quyết để có thể thành công hơn trong cuộc sống. Vậy cụ thể, kỹ năng là gì, sự biệt giữa kỹ năng và khả năng là gì? Đọc ngay bài viết này nhé!

1. Kỹ năng là gì?

Bạn đã biết khái niệm kỹ năng là gì chưa? Khác tài năng, khả năng, kỹ năng là sự kết hợp của kiến thức và sự hiểu biết của 1 người để thực hiện một nhiệm vụ gì đó. Đó có thể là kỹ năng ngành nghề, kỹ năng hẹn hò, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh tồn,… Khác với tài năng hay khả năng, kỹ năng cần sự rèn luyện, trau dồi liên tục mà có được. 

kỹ năng nghĩa là gì
Kỹ năng là gì?

Bên cạnh định nghĩa trên, còn có nhiều định nghĩa khác để giải thích kỹ năng là gì. Nhưng nhìn chung, kỹ năng chính việc vận dụng các hiểu biết, kinh nghiệm của 1 người để giải quyết 1 hoặc nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn. 

Kỹ năng là 1 phần quan trọng không thể thiếu để con người có thể tồn tại, phát triển và thành công trong cuộc sống. Người sở hữu nhiều loại kỹ năng sẽ nhận được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực họ theo đuổi. Đồng thời, gặp nhiều sự thuận lợi hơn trong đời sống tình cảm, đời sống cá nhân. 

2. 3 loại kỹ năng thiết yếu giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống

Sau khi tìm hiểu kỹ năng là gì, Vua Nệm sẽ chia sẻ với các bạn 3 loại kỹ năng quan trọng cần có trong cuộc sống, gồm: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng sống. Trong đó:

2.1. Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là thuật ngữ dùng để chỉ các kiến thức hoặc trải nghiệm mang tính chuyên môn cao. Trong công việc, kỹ năng cứng chính là trình độ chuyên môn, trình độ học thức, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan. 

Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng cần rèn luyện, trau dồi liên tục qua năm tháng

Kỹ năng cứng cần rèn luyện, trau dồi liên tục qua năm tháng với khoảng thời gian đủ dài để có thể thành thạo. Ngoài ra, kỹ năng cứng còn có được trong quá trình đi làm, đi training,.. 

Để sở hữu kỹ năng cứng, bạn cần kiên trì trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện. Nhiều kỹ năng cứng cần được kiểm tra bằng các bài test, kỳ thi để xác nhận năng lực. 

Ví dụ về kỹ năng cứng:

  • Đối với nhân viên văn phòng: Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng cơ bản.
  • Đối với nhân viên phiên dịch: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một hoặc nhiều ngôn ngữ (Trung, Nhật, Hàn,…) thành thạo.

2.2. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là bộ kỹ năng chủ yếu liên quan tới mặt trí tuệ cảm xúc, thể hiện ở kỹ năng sử dụng ngôn từ, cử động cơ thể, thái độ và hành vi ứng xử giữa con người với con người. Nó không đặt nặng tính chuyên môn hay chứng chỉ nhưng lại chiếm đến 75% sự thành công của mỗi người. 

Các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống là: 

Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là bộ kỹ năng chủ yếu liên quan tới mặt trí tuệ cảm xúc

Đối với người làm lãnh đạo hoặc có vị trí cao trong công ty, thì các kỹ năng khác cần thành thạo là: 

  • Kỹ năng thương lượng
  • Kỹ năng đàm phán 
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng lãnh đạo

XEM THÊM: 9 kỹ năng mềm cho dân văn phòng giúp con đường thăng tiến rộng mở

2.3. Kỹ năng sống

Kỹ năng sống (hay còn gọi là kỹ năng sinh tồn) là bộ kỹ năng thích ứng với môi trường sống, giúp con người tăng khả năng xử lý các vấn đề, tình huống cụ thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 

rèn luyện kỹ năng sống
Kỹ năng sống đã được hình thành và tích lũy từ nhỏ

Khác với 2 kỹ năng trên, kỹ năng sống đã được hình thành và tích lũy từ nhỏ, tiếp thu thông qua quá trình giáo dục và những cọ xát với cuộc sống. Trong 3 kỹ năng trên, đây là kỹ năng quan trọng bậc nhất cần trang trị cho trẻ từ khi còn nhỏ. 

Kỹ năng sống không chỉ dừng lại ở có hiểu biết, ý thức về tình huống đang gặp mà còn là khả năng vận dụng các hiểu biết này để giải quyết tình huống. Một số kỹ năng sống quan trọng là: 

  • Kỹ năng tự trọng
  • Kỹ năng tự nhận thức 
  • Kỹ năng kiên định
  • Kỹ năng đối mặt với căng thẳng, thách thức, v.v.

3. 6 cách trau dồi kỹ năng sống hiệu quả mà bạn nên áp dụng

3.1. Tìm kiếm và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới

Nếu bạn cứ ở mãi trong vòng an toàn của chính mình, thường khó có thể thử thách bản thân và học hỏi thêm điều gì mới. Vi thế, chủ động tìm kiếm và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới chính là bí quyết để bạn có thể trau dồi kỹ năng hiệu quả. Khi này, bạn sẽ học hỏi và tích lũy thêm nhiều thức bổ ích cho sự phát triển cá nhân. 

đón nhận những thách thức mới
Chủ động tìm kiếm và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới

3.2 Không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức

Kiến thức không giờ là đủ, do đó dù bạn có xuất sắc đến thế nào thì cũng đừng dừng lại việc trau dồi, nâng cao kiến thức. Đây là cách tối ưu để có được những kỹ năng mới và rèn luyện các kỹ năng hiện có. Ngoài ra, đừng nên tập trung quá nhiều vào sách vở, trường lớp trong quá học tập và rèn luyện.

Bạn hoàn toàn có thể học được nhiều thứ thú vị thông qua quan sát cuộc sống, quan sát mọi người xung quanh, học hỏi xin kinh nghiệm từ những người đi trước. Cách học này mang tính thực tiễn lại hiệu quả vì bạn được trực tiếp lắng nghe lời khuyên và chia sẻ của mọi người. 

3.3 Tìm kiếm một người mentor 

Có được 1 người cố vấn (mentor) sẽ giúp bạn đi đúng và đi nhanh hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Họ sẽ giúp định hướng cho bạn con đường nên bước tiếp, các kiến thức và các kỹ năng nào quan trọng cần ưu tiên trau dồi, thành thạo. Một mentor tốt sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả các thách thức, khó khăn mà bạn đang gặp phải. 

tìm kiếm người cố vấn giỏi trau dồi kỹ năng sống
Người cố vấn giỏi là người sẽ chia sẻ những thứ bạn cần nghe

3.4 Xây dựng và duy trì mối quan hệ

Đối với những kỹ năng mới nằm ngoài sự hiểu biết hoặc trách nhiệm của bạn, bạn có thể trau dồi thông qua các mạng lưới xã hội của mình, cụ thể: 

  • Gặp gỡ những người sở hữu tốt kỹ năng này để xin ý kiến, lời khuyên. 
  • Tìm hiểu nghiên cứu về kỹ năng này cũng như quan sát người sở hữu tốt kỹ năng này.
  • Tìm hiểu xem họ có được những kỹ năng này như thế nào.

3.5 Thấu hiểu bản thân để biết điểm mạnh/yếu của mình

Thấu hiểu bản thân về điểm mạnh/điểm yếu sẽ giúp xác định được những kỹ năng nào mình cần ưu tiên trau dồi/loại bỏ để phát triển hơn nữa. Nếu là thế mạnh, hãy bổ sung/mài dũa thêm. Nếu là điểm thì dành nhiều thời gian khắc phục, loại bỏ. 

nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Thấu hiểu bản thân về điểm mạnh/điểm yếu

4. Phân biệt kiến thức – kỹ năng – khả năng

Kiến thức, kỹ năng và khả năng là 3 khái niệm rất dễ nhầm lẫn với nhau. Cùng Vua Nệm phân biệt 3 khái niệm này nhé!

Kỹ năng (Skills) Khả năng (Abilities) Kiến thức (Knowledge)
Kỹ năng là sự thành thạo, hiểu biết về một lĩnh vực để vận dụng vào thực tiễn. Kỹ năng được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện, trau dồi. Có những kỹ năng mất hàng năm trời mới có thể thành thạo. Chính vì thế, để có được kỹ năng, thì bạn cần lòng kiên trì và tinh thần học hỏi không ngừng.  Khả năng là những tố chất, năng lực mà 1 người sở hữu. Khả năng có thể do luyện tập mà có hoặc bẩm sinh, năng khiếu. Khả năng và kỹ năng có mối quan hệ gần gũi nên khá dễ nhầm lẫn. Kiến thức là sự hiểu biết về 1 chủ đề nào đó. Tương tự như kỹ năng, kiến thức có được quan học tập, kinh nghiệm và sự quan sát, chiêm nghiệm. Kiến thức là nền tảng để tạo nên kỹ năng cho 1 người vì khi bạn thành thạo 1 kỹ năng cũng có nghĩa là bạn có sự am hiểu nhất định về kỹ năng đó. 

Trên đây là tất thông tin liên quan tới câu hỏi kỹ năng là gì. Hy vọng những kiến thức, lời khuyên Vua Nệm chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về kỹ năng là gì cùng những cách để cải thiện, trau dồi những kỹ năng của mình nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên