Chuyện quanh ta

10 kỹ năng thuyết trình giúp bạn nói chuyện siêu lôi cuốn

CẬP NHẬT 19/05/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Thuyết trình là 1 kỹ năng không thể thiếu, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu 7 kỹ năng thuyết trình giúp bạn nói chuyện siêu lôi cuốn. Cùng bắt đầu nhé!

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày trước đám đông, sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm để truyền đạt ý tưởng, thông tin một cách trực quan nhất và thuyết phục được người đối diện. Để thuyết trình hiệu quả, việc luyện tập và trau dồi là điều không thể thiếu vì không phải ai cũng có thể làm tốt được điều này ngay từ những lần đầu tiên. 

 khả năng trình bày trước đám đông
Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày trước đám đông

Khi thuyết trình, người nói cần hướng tới mục tiêu giúp người nghe hiểu rõ những gì mình nói hoặc giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải. Một điều quan trọng mà bất kỳ người thuyết trình nào cũng cần làm tốt là khâu chuẩn bị. Đây là bước bao gồm các yếu tố như lên cấu trúc bài thuyết trình, làm slides,… 

Dưới đây là các yếu tố đem lại 1 buổi thuyết trình thành công: 

  • Phong thái tự tin, tự nhiên của người thuyết trình 
  • Phần mở đầu và phần kết thúc mang tính ấn tượng
  • Cấu trúc bài thuyết trình mạch lạc, logic, không lan man
  • Giọng nói rõ ràng, dễ nghe, truyền cảm hứng và có khả năng nhấn nhá vào các điểm quan trọng
  • Có sự tương tác với người nghe, phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả 
  • Cung cấp thông tin hữu ích
  • Thời gian thuyết trình hợp lý

2. Những cách cải thiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Thuyết trình là 1 kỹ năng cần luyện tập, học hỏi vì không ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng này trong mình. Có rất nhiều cách để trau dồi kỹ năng này. Thực tế, bạn không cần là 1 người hoạt ngôn, hướng ngoại hay năng động để có thể thuyết trình hiệu quả. Dưới đây là các bí quyết để xóa tan “nỗi sợ” mang tên thuyết trình: 

Thuyết trình
Thuyết trình là 1 kỹ năng cần luyện tập, học hỏi

2.1. Chú ý đến việc kết nối với khán giả

Trong quá trình thuyết trình, bạn nên duy trì tương tác và kết nối với khán giá. Hãy luôn thể hiện rằng bạn quan tâm tới khán giả bằng việc đưa ra 1 số câu hỏi thú vị (có thể kèm phần thưởng) đến tăng độ “nóng” cho buổi thuyết trình.

Trước khi thuyết trình, đừng vội vã bắt đầu chủ đề ngay mà nên đưa ra tình huống hoặc câu hỏi thú vị, khuyến khích khán giả giơ tay phát biểu. Như vậy, việc kết nối sẽ trở nên tự nhiên và thuận lợi hơn. 

2.2. Kiểm soát tone giọng và tốc độ khi thuyết trình

Cho dù bạn chuẩn bị buổi thuyết trình nội dung hữu ích đến thế nào nhưng lại không biết cách kiểm soát tốc độ và tone giọng khi thuyết trình thì cũng khó có được kết quả tốt.

Một lỗi phổ biến nhiều người mắc phải liên quan tới khía cạnh này là nói quá nhỏ, nói quá nhanh, lên giọng không đúng trọng, nói giọng đều không nhấn nhá và hay ấp ứng chèn quá nhiều từ thừa như “ừm, ờ, thì,…”. Điều này sẽ gây xao nhãng và khó chịu cho người nghe. 

Trước buổi thuyết trình, bạn nên luyện tập trước và thu âm giọng nói của mình, sau đó nghe lại và chỉnh sửa tốt nhất có thể. 

 luyện tập kỹ năng thuyết trình
Trước buổi thuyết trình, bạn nên luyện tập trước và thu âm giọng nói

Bí quyết là nên giảm tốc độ nói ở mức vừa phải để nói rành mạch, trơn tru, dễ hiểu hơn. Hơn nữa, tốc độ vừa phải còn giúp người nghe theo dõi nội dung buổi thuyết trình tốt hơn và không bị khó chịu. Giọng trầm, vang sẽ mang tính thuyết phục cao hơn. 

2.3. Luôn nghĩ mình là người thuyết trình tốt

Fake it until you make it – Hãy giả vờ rằng bạn là người thuyết trình tốt cho đến khi bạn thực sự trở thành người đó. Kỹ thuật này được xếp vào phương pháp tự thôi miên. Khi bạn tự thuyết phục bản thân là người thuyết trình giỏi, bạn sẽ bỏ qua nỗi sợ “mình không làm được”, khi đó, khán giả cũng sẽ say mê bài thuyết trình của bạn hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp này giúp bạn phấn khích và có năng lượng hơn. Trước khi thực hiện buổi thuyết trình, hãy đưa vai ra sau, hít thở sâu để cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. 

2.4. Luôn tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi

Thuyết trình là 1 kỹ năng cần được luyện tập, trau dồi, không phải ai trời sinh cũng có khiếu ăn nói, tự nhiên thuyết trình ngay lập tức. Đối với không ít người, khả năng này là sự kết tinh của cả 1 quá trình nỗ lực, rèn luyện bản thân mình.

tận dụng tất cả các cơ hội để thuyết trình
Bạn hãy tận dụng tất cả các cơ hội để có thể được nói, được thuyết trình

Chính vì thế, bạn hãy tận dụng tất cả các cơ hội để có thể được nói, được thuyết trình. Thậm chí là chủ động tạo ra chủ đề và thể hiện quan điểm của mình (có thể đứng trước gương). 

2.5. Chuẩn bị bài thuyết trình thật kỹ lưỡng

Việc lo lắng quá mức trước buổi thuyết trình có thể là do bạn chưa thực sự chuẩn bị bài nói thật kỹ lưỡng. Theo nghiên cứu, việc chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu đến 75% cảm giác lo sợ khi đứng trước đám đông. Chính vì vậy, để giảm bớt cảm giác này, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị thật kỹ bài nói của mình. 

Mẹo là hãy ghi âm những gì bạn nói sau đó nghe lại và điều chỉnh phần nào chưa ổn, phần nào cần lược bớt, phần nào cần nhấn mạnh thêm. 

1 mẹo khác là nhờ bạn bè hay người thân trong nhà lắng nghe và cho nhận xét về bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp bạn có thể cải thiện được kỹ năng thuyết trình nhanh hơn. Nhìn chung, việc thành thạo kỹ năng thuyết trình không phải chuyện ngày 1 ngày 2, mà bạn cần có thời gian rèn luyện, trau dồi. 

2.6. Thả lỏng cơ thể

Trong buổi thuyết trình, bạn nên điều chỉnh thả lỏng cơ thể để tạo cảm giác thoải mái, tự tin hơn, nhờ vậy, đám đông cũng sẽ hứng thú hơn với bài thuyết trình của bạn. Điều bạn cần làm là hít thở sâu, thả lỏng cơ thể và mỉm cười nhẹ trước khi bước lên thuyết trình.  

kỹ năng thuyết trình là gì
Trong buổi thuyết trình, bạn nên điều chỉnh thả lỏng cơ thể

2.7. Thái độ tích cực với nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi thuyết tình là một điều bất kỳ ai cũng trải qua. Chính vì thế, hãy xem nó là 1 phản ứng bình thường và đón nhận nó với thái độ tích cực. Điều này sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định tinh thần, nhanh chóng quen với nỗi sợ đó. Bạn hãy hít thở thật sâu, thư giãn thoải mái để lấy lại năng lượng bắt đầu buổi thuyết trình suôn sẻ từ đầu tới cuối. 

2.8. Quan sát và học hỏi

Quan sát và học hỏi từ những người thuyết trình tốt là 1 cách để bạn cải thiện kỹ năng này. Khi quan sát, hãy chú ý những chi tiết nhỏ như cách nhấn nhá, biểu cảm gương mặt, cơ thể, cách tương tác với người nghe. Như vậy, bạn sẽ tích lũy được kha khá kinh nghiệm cho các bài thuyết trình sau này. 

2.9. Tưởng tượng đám đông là “củ khoai”

Có nhiều trường hợp khi nói chuyện với bạn bè cực kỳ trôi chảy nhưng đứng trước đám đông lại không “rặn được chữ nào”. Lý do lớn nhất là tâm lý xấu hổ, sợ bị đánh giá của bạn. Chính vì thế, mẹo là hãy tưởng tượng đám đông như “củ khoai”.

 thuyết trình hiệu quả
Khi thuyết trình cũng nên tương tác với người nghe vào những lúc cần thiết

Như vậy, buổi thuyết trình sẽ không đáng sợ bạn tưởng vì bạn chỉ đang nói chuyện với “củ khoai vô tri” mà thôi. Nhưng cũng đừng quên tương tác với người nghe vào những lúc cần thiết nhé!

2.10. Không nên cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ một

Không nên cố gắng học vẹt, ghi nhớ chính xác từ câu từng chữ bài thuyết trình. Điều này sẽ khiến bạn trở nên gượng gạo như đang cố nhớ bài. Bạn chỉ cần nắm rõ nội dung mạch lạc theo từng ý và từng mục đích truyền tải.  

XEM THÊM:

Có thể thấy, kỹ năng thuyết trình cần sự rèn luyện, trau dồi trong 1 quá trình dài, không phải muốn giỏi là được ngay. Để thành thạo kỹ năng này, bạn cần có sự quyết tâm, kiên trình và không ngại đánh giá từ người khác. Trên đây là tất cả các thông tin liên quan tới kỹ năng thuyết trình. Hy vọng đã phần nào giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chủ đề này rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên