Chuyện quanh ta

6 kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tránh mọi rắc rối trong cuộc sống

CẬP NHẬT 19/05/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Bạn thường gặp rắc rối trong công việc, cuộc sống mà chưa biết cách xử lý khôn khéo? Bạn đang tìm cách để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng xác định, đánh giá và phân tích các tình huống phát sinh trong cuộc sống ngoài ý muốn hoặc cần đưa ra các giải pháp xử lý tối ưu nhất. 

Thực tế, trong quá trình tuyển dụng, đây được xem là kỹ năng mềm quan trọng nhất. Ứng viên thành thạo kỹ năng này luôn được đánh giá cao hơn. Đối với ngoài cuộc sống, người sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề tốt dễ dàng thoát khỏi các tình huống mâu thuẫn và đạt được các kết quả mong muốn. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì
Kỹ năng giải quyết vấn đề là 1 kỹ năng thiết yếu

Kỹ năng giải quyết vấn đề là 1 kỹ năng thiết yếu vì những tình huống phát sinh diễn ra mỗi ngày và khó lòng tránh khỏi. Điều này đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định tối ưu nhất để đạt được kết quả mong muốn cũng  như hạn chế rủi ro tối đa. 

2. 6 kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tránh mọi rắc rối trong cuộc sống

2.1. Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe

Việc giao tiếp và lắng nghe tốt sẽ giúp bạn tránh được nhiều tình huống phát sinh khó xử. 

Kỹ năng giao tiếp tốt trước hết sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, để lại ấn tượng tốt đồng thời thể hiện tác phong chuyên nghiệp, từ đó giúp bạn được các mục tiêu trong cuộc sống. 

Kỹ năng lắng nghe là 1 phần bổ trợ giúp kỹ năng giao tiếp. Việc lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn thu thập, xử lý thông tin tốt hơn, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho 1 vấn đề. Kỹ năng này giúp bạn sẵn sàng đón nhận những đóng góp từ mọi người xung quanh và có các góc nhìn khác nhau để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. 

2.2. Kỹ năng nghiên cứu

Bên cạnh việc lắng nghe, 1 số vấn đề cần bạn dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu trước khi đưa ra quyết định chính xác. Vì vậy, kỹ năng nghiên cứu cũng là 1 phần quan trọng để giúp bạn tránh mọi rắc rối trong cuộc sống. 

2.3. Kỹ năng phân tích

kỹ năng phân tích tình huống
Việc phân tích tình huống sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra gốc rễ của vấn đề.

Việc phân tích tình huống sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra gốc rễ của vấn đề. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn giải quyết được các rắc rối trong cuộc sống mà nó còn là công cụ đắc lực để bạn có thể xây dựng những dự án cá nhân và thành công hơn trong sự nghiệp. 

2.4. Kỹ năng ra quyết định

Thông thường, sau khi nghiên cứu, phân tích vấn đề, bạn sẽ đưa được nhiều phương án. Việc quan trọng tiếp theo là bạn cần ra quyết định để có được phương án tốt nhất. Kỹ năng này thường được tìm thấy ở những người lãnh đạo tài, họ có thể đưa quyết định và giải quyết vấn đề 1 cách sáng suốt nhất.

2.5. Kỹ năng quản lý rủi ro

Kỹ năng quản lý rủi ro
Kỹ năng quản lý rủi ro sẽ giúp bạn có thể lường trước được các tình huống có thể xảy ra

Mỗi vấn đề phát sinh, mỗi quyết định đưa ra đều ẩn chứa một số rủi ro nhất định. Kỹ năng quản lý rủi ro sẽ giúp bạn có thể lường trước được các tình huống có thể xảy ra và lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất. Như vậy, tổn thất sẽ được giảm thiểu tối đa. 

3. Hướng dẫn các bước giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định 

Dưới đây là các bước xác định và đưa ra hướng giải quyết vấn đề mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Phát hiện vấn đề

Khi nhân ra vấn đề, điều đầu tiên bạn cần làm là xem xét mức độ quan trọng và khẩn cấp của vấn để xác định thứ tự ưu tiên giải quyết nó. Việc xác định mức độ ưu tiên sẽ giúp tối ưu được thời gian và công sức. 

Nếu gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, bạn nên xin lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn. Bởi trong nhiều trường hợp, người ngoài cuộc thường nhạy bén hơn so với người trong cuộc. 

Bước 2: Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề và người chịu trách nhiệm chính

Kỹ năng giải quyết đề tốt còn thể hiện ở sự thấu đáo trong việc tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề cũng như các đối tượng liên đới một cách khách quan. Nếu nắm rõ nguyên nhân xảy ra vấn đề và đúng người chịu trách nhiệm, bạn sẽ giải quyết vấn đề tốt nhất và có những điều chỉnh phù hợp về nhân lực. Tránh tình trạng mâu thuẫn, mọi người đổ lỗi cho nhau khiến sự cố thêm trầm trọng. 

Kỹ năng giải quyết đề tốt
Kỹ năng giải quyết đề tốt còn thể hiện ở sự thấu đáo trong việc tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề

Bước 3: Phân tích đa chiều để hiểu vấn đề

Để có thể hiểu được vấn đề một cách khách quan nhất, bạn cần có góc nhìn đa chiều. Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra các câu hỏi liên quan như: 

  • Công việc có quan trọng hay không?
  • Yêu cầu của công việc gồm những gì?
  • Thực hiện công việc có những ai? Ai là người giám sát?
  • Người phụ trách chính giải quyết công việc là ai ?
  • Tính chất công việc có rủi ro không?
  • Mục đích công việc này làm gì, đóng góp gì cho công ty?
  • Mức độ của công việc: Khó, dễ hay trung bình?

Nếu xác định không đúng, bạn có thể đưa ra 1 quyết định sai lệch. Đây là 1 bước cực kỳ quan trọng, bạn cần bỏ nhiều thời gian để kiểm tra thông tin và nghiên cứu chúng 1 cách cặn kẽ, tỉ mỉ. 

Bước 4: So sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất

Sau khi phân tích, thông thường chúng ta sẽ tìm ra nhiều cách giải quyết vấn đề. Điều bạn cần làm là đưa chúng lên bàn cân so sánh và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả là thời gian, số lượng công việc, hiệu quả công việc mang lại,..

Bước 5: Thực thi giải pháp

hiệu quả trong kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi đã có phương án tối ưu nhất, bạn bắt tay vào hành động theo những kế hoạch

Khi đã có phương án tối ưu nhất, bạn bắt tay vào hành động theo những kế hoạch đã đề ra. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát được tình huống và điều chỉnh mọi thứ đi vào đúng quỹ đạo. 

Bước 6: Theo dõi quá trình và đánh giá kết quả

Sau khi các vấn đề đã được giải quyết, bạn nên ngồi lại lần nữa để xem xét và đánh giá, đưa ra những bài học cho bản thân để đảm bảo không lại vấn đề này trong tương lai. 

Nếu kết quả tốt, nghĩa là bạn đã đưa ra phương án hiệu quả. 

Nếu tình huống trở nên xấu hơn, bạn cũng sẽ có giải pháp kịp thời để khắc phục kết quả. 

4. Những kỹ thuật giúp bạn cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

4.1. Áp dụng sơ đồ Mindmap

Sơ đồ Mindmap
Sơ đồ Mindmap dễ dàng ghi nhớ, giải quyết các vấn đề.

Mindmap (sơ đồ tư duy) là phương pháp phân tích vấn đề, tổng hợp thông tin thông qua hình ảnh, màu sắc để người đọc có thể dễ dàng hình dung tưởng tượng các vấn đề được mô tả. 

Ưu điểm của mindmap là tính trực quan, dễ hiểu dễ đọc, dễ ghi nhớ. Đồng thời kích thích sự sáng tạo.

4.2. Áp dụng kỹ thuật Brainstorming

Đây là 1 kỹ thuật được nhiều người ứng dụng để kích thích sự sáng tạo mới mẻ. Nó mang đến 1 không gian tư duy hoàn toàn tự do và không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. 

Brainstorming
Điểm mấu chốt của Brainstorming là không có bất kỳ luồng suy nghĩ, ý tưởng nào bị gạt bỏ

Điểm mấu chốt của Brainstorming là không có bất kỳ luồng suy nghĩ, ý tưởng nào bị gạt bỏ, thậm chí cả những ý tưởng thường bị cho là kỳ quặc. Chính vì thế mà mọi người luôn cảm thấy thoải mái khi đưa ra suy nghĩ của mình. 

Với phương pháp này, bạn sẽ có hàng loạt các ý tưởng, cách giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao. Rất có thể 1 trong số đó sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời. 

4.3. Áp dụng nguyên tắc IDEAL

Nguyên tắc IDEAL được hiểu như sau: 

  • Identify – Xác định vấn đề: Bước này giúp bạn nhanh chóng phát hiện vấn đề và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. 
  • Define: – Xác định nguyên nhân: Bước này giúp bạn nắm bắt nguồn gốc của vấn đề nhanh chóng, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp
  • Explore – Tìm kiếm chiến lược khả thi: Đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với vấn đề. Sau đó, cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp khả thi, hiệu quả nhất.
  • Action – Hành động: Bắt tay vào giải quyết vấn đề theo phương án khả thi nhất
  • Look and learn – Xem lại và học hỏi: Sau khi đã giải quyết vấn đề, bạn nên nhìn lại để đánh giá, học hỏi, rút kinh nghiệm cho các vấn đề tương tự. 

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Chúc bạn sớm thành thạo kỹ năng này từ đó mở ra những đỉnh cao mới trong cuộc sống nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên