Lithromantic là gì? Làm thế nào để nhận biết những người có hội chứng Lithromantic? Vua Nệm đã tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến xu hướng tình cảm này trong bài viết dưới đây. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Lithromantic là gì?
- 2. 10 dấu hiệu nhận biết hội chứng Lithromantic
- 2.1. Không muốn bày tỏ tình cảm
- 2.2. Không cần một mối quan hệ chính thức
- 2.3. Bị hấp dẫn bởi những nhân vật không có thật
- 2.4. Lạnh nhạt khi đối phương “bật đèn xanh”
- 2.5. Từ chối sự lãng mạn
- 2.6. Không muốn đụng chạm thể xác
- 2.7. Không có nhu cầu về tình dục
- 2.8. Không thích bị ràng buộc
- 2.9. Không muốn đề cập đến người mình thích
- 2.10. Tình cảm nhạt dần theo thời gian
- 3. Hội chứng Lithromantic có ảnh hưởng gì?
- 4. Làm thế nào để khắc phục hội chứng Lithromantic
1. Lithromantic là gì?
Nhiều người đã từng nghe qua thuật ngữ Lithromantic nhưng chưa thật sự hiểu về nó. Vậy Lithromantic là gì? Lithromantic (hay có tên khác là Akoiromantic hoặc Apromantic) là thuật ngữ ám chỉ một xu hướng tình cảm đặc biệt. Những người mang hội chứng này thường dành tình yêu thầm kín cho một người nào đó nhưng không mong muốn được hồi đáp. Thậm chí, họ còn có thể trở nên khó chịu, ghét bỏ đối phương khi họ đáp lại tình cảm của mình.
Thông thường, người có xu hướng Lithromantic thường nảy sinh tình cảm với những người hoàn hảo hoặc có điểm gì đó thật sự nổi bật. Không ngoại trừ việc họ dành tình cảm cho những nhân vật hư cấu. Các chuyên gia nhận định rằng những người này thường “thần thánh” hóa đối phương. Họ không muốn những ảo tưởng về đối phương bị vỡ vụn khi cả hai bước vào mối quan hệ, vậy nên họ sẽ chọn cách từ chối khi được đối phương ngỏ lời.
Trên thực tế, hội chứng Lithromantic chỉ mới xuất hiện vào năm 2016. Lúc này, một tài khoản trên Tumblr đã gọi hội chứng này với cái tên Lithromantic dựa trên “Lithos” – tiếng Hy Lạp nghĩa là hòn đá. Tuy vậy nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng hội chứng này đã xuất hiện từ khá lâu nhưng chưa được gọi tên cụ thể và ít ai đề cập đến.
Kể từ khi được đặt tên, hội chứng này đã thu hút sự tò mò của đông đảo mọi người. Trong xã hội hiện nay, thuật ngữ Lithromantic ngày càng phổ biến khi nhiều nhân vật bước ra từ truyện tranh, phim ảnh cực kỳ hoàn hảo.
2. 10 dấu hiệu nhận biết hội chứng Lithromantic
Sau khi tìm hiểu Lithromantic là gì, một vấn đề khác được quan tâm là làm thế nào để nhận diện được nó. Dưới đây là 10 dấu hiệu để nhận biết hội chứng Lithromantic mà Vua Nệm đã tổng hợp!
2.1. Không muốn bày tỏ tình cảm
Khi yêu đơn phương, người ta thường sẽ mong muốn có đủ dũng khí để thổ lộ. Dù biết rằng sẽ không có cơ hội nhưng họ vẫn muốn đối phương biết được tình cảm của mình.
Thế nhưng, những người thuộc hội chứng Lithromantic sẽ hoàn toàn không có nhu cầu cho việc này. Việc giấu kín tình cảm không khiến họ cảm thấy nặng nề hay khó chịu mà ngược lại, điều đó làm họ thoải mái hơn.
2.2. Không cần một mối quan hệ chính thức
Khác với mọi người, những người Lithromantic chỉ muốn dành tình cảm một cách thầm lặng, không cần phải chính thức ngay cả khi đối phương mở lời. Dù cho họ chưa gặp tổn thương về tình cảm thì họ cũng không muốn bị ràng buộc vào một mối quan hệ.
2.3. Bị hấp dẫn bởi những nhân vật không có thật
Một đặc điểm dễ dàng nhận diện những người mang hội chứng Lithromantic đó chính là họ dễ bị thu hút bởi các nhân vật không có thật. Hay nói đúng hơn, họ ấn tượng với những con người hoàn hảo.
Ngoài lý do những nhân vật hư cấu thường được tác giả “thần thánh hóa” lên thì người có xu hướng Lithromantic còn cảm thấy yên tâm khi tình cảm của họ sẽ không bao giờ được hồi đáp. Vì thế, họ thoải mái bày tỏ tình cảm của mình và dành nhiều thời gian để tưởng tượng về những nhân vật đó.
2.4. Lạnh nhạt khi đối phương “bật đèn xanh”
Biểu hiện rõ ràng nhất của hội chứng Lithromantic là họ thường mất đi toàn bộ cảm xúc khi tình cảm được đối phương đáp lại, thậm chí là ghét bỏ. Một vài chuyên gia cho rằng điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác nhau, trong đó đề cập đến việc họ sợ những ảo tưởng của mình tan vỡ.
2.5. Từ chối sự lãng mạn
Lithromantic còn là xu hướng của những người không thích sự lãng mạn. Họ cảm thấy khó chịu khi phải chứng kiến những cử chỉ thân mật. Có thể giải thích biểu hiện này bắt nguồn từ việc thuở nhỏ họ sống trong một gia đình ít bày tỏ tình cảm. Hoặc cũng có thể những đổ vỡ trong tình yêu khiến họ cảm thấy những cử chỉ này thật vô vị.
2.6. Không muốn đụng chạm thể xác
Khi tình yêu đến giai đoạn thăng hoa, những hành động gần gũi như nắm tay, ôm, hôn, quan hệ tình dục,…là lẽ đương nhiên. Thế nhưng điều này sẽ đem lại sự khó chịu cho những ai mắc hội chứng Lithromantic. Nhiều chuyên gia lý giải rằng họ có một nỗi sợ vô hình rằng những hành động gần gũi sẽ đánh mất đi sự đẹp đẽ của tình yêu. Không loại trừ lý do trong quá khứ đã có những khoảnh khắc khiến họ cảm thấy sợ hãi với sự đụng chạm.
2.7. Không có nhu cầu về tình dục
Như đã đề cập ở trên, những người Lithromantic thậm chí không phát sinh nhu cầu về tình dục. Không phải vì bị ràng buộc bởi chuẩn mực xã hội, bản thân họ tự thấy sợ hãi trước những hành động gần gũi của đối phương.
2.8. Không thích bị ràng buộc
Sẽ không có lý do gì để người mang hội chứng Lithromantic muốn bị ràng buộc vào một mối quan hệ. Họ sẽ trở nên u uất, nặng nề và có xu hướng không muốn đề cập về vấn đề này nữa.
2.9. Không muốn đề cập đến người mình thích
Khi mắc hội chứng Lithromantic, họ sẽ thấy khó chịu khi ai đó đề cập đến người họ thích. Họ chỉ muốn dành tình cảm của mình một cách âm thầm và không ai biết đến.
2.10. Tình cảm nhạt dần theo thời gian
Cuối cùng, biểu hiện của Lithromantic là theo thời gian, cảm xúc sẽ nhạt dần. Khác với tâm lý chung khi bị từ chối hay phản bội, tình cảm của những người mắc hội chứng này mất dần khi bản thân không còn nhu cầu yêu đương nữa.
3. Hội chứng Lithromantic có ảnh hưởng gì?
Không chỉ đơn thuần hiểu thuật ngữ Lithromantic là gì, chúng ta hãy cùng bàn luận đến sự ảnh hưởng của hội chứng này. Vì không có nhu cầu được đáp lại nên những người mắc hội chứng Lithromantic thường cô độc trong thời gian dài. Họ sẽ né tránh đề cập đến những cuộc trò chuyện về tình yêu.
Mặc dù không phải là một dạng rối loạn tâm thần nhưng trạng thái tâm lý này khiến những ai mắc phải khó có thể kết hôn. Họ vẫn có cảm giác yêu mãnh liệt nhưng không muốn đi xa hơn. Mặt khác, tâm lý “dị ứng” sự lãng mạn hay hành vi gần gũi khiến họ trở nên khó hòa nhập. Điều này vô tình tạo ra những rào cản nhất định giữa họ với những mối quan hệ xung quanh.
4. Làm thế nào để khắc phục hội chứng Lithromantic
Ngày nay, chưa có biện pháp y tế nào có khả năng điều trị hội chứng Lithromantic. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm đến phương pháp trị liệu tâm lý để được lắng nghe, chia sẻ những cảm xúc thật trong lòng. Từ đó, nhà trị liệu sẽ có kế hoạch để bạn cởi mở hơn trong chuyện tình cảm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phục hồi những cảm xúc đúng đắn bằng cách duy trì lối sống tích cực. Điển hình như:
- Ăn ngủ đều đặn, tập thể thao mỗi ngày.
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn.
- Thiền nguyện, đọc sách,… để chữa lành thương tổn trong tâm trí.
- Hạn chế tiếp xúc những thông điệp buồn bã, tiêu cực.
- Bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc thật lòng với những người bạn tin cậy hay thậm chí là người bạn thích.
- Dành thời gian nâng cao giá trị bản thân, tập trung làm việc,…
>> Xem thêm:
- Si tình là gì? 8 biểu hiện của một người si tình điển hình nhất
- Lụy tình là gì? Phải làm sao để không còn bị lụy tình?
Bài viết là lời giải đáp của Vua Nệm về thuật ngữ Lithromantic là gì cũng như 10 cách để nhận biết bạn có mắc phải hội chứng này hay không. Tình yêu là thứ cảm xúc không thể cưỡng cầu, vì thế hãy bước vào một mối quan hệ khi bản thân thật sự sẵn sàng nhé!