Vải tweed là gì? Tất tần tật những điều cần biết 

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Thời gian mùa thu chuyển sang đông là lúc mà vải tweed lên ngôi. Chỉ cần dạo một vòng trên phố là bạn đã dễ dàng bắt gặp những cô nàng, những chàng trai thời thượng diện outfit làm từ tweed. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về loại chất liệu độc đáo này. Vì vậy, hãy cùng Vua Nệm đi khám phá về vải tweed trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vải tweed là gì?

Vải tweed được dệt từ những sợi len nguyên chất với kỹ thuật dệt độc đáo và đây là một chất liệu dày dặn. Từng sợi len nguyên chất có màu sắc khác nhau sẽ được kết hợp đan xen và dệt vào nhau để tạo nên bảng phối màu vô cùng khéo léo, bắt mắt và tinh tế. 

Sợi len và sợi lụa là những chất liệu chính để dệt nên vải tweed. Với sợi len, những trang phục từ vải tweed tạo cảm giác ấm áp nên rất phổ biến vào thời tiết lạnh, đặc biệt là mùa đông. Trong khi đó với sợi lụa, những bộ quần áo từ vải tweed có tính chất mềm mại và nhẹ nhàng hơn nên được ưa chuộng vào thời tiết ấm áp và mát mẻ. 

vải tweed là gì
Vải tweed và những điều cần biết

Nhắc đến những outfit từ vải tweed, người ta sẽ nghĩ đến sự sang trọng và thanh lịch. Vì lý do đó mà vải tweed nhanh chóng trở thành trào lưu trong giới thời trang cao cấp và quý phái. Hơn hết, tính thẩm mỹ còn tăng cao khi kết hợp với các chất liệu khác như bông, cashmere, alpaca, sợi tổng hợp,… Các chị em rất ưa thích diện trang phục từ vải tweed vào những bữa tiệc hay những dịp quan trọng cần sự chỉnh chu, quý phái nhưng vẫn phải thời thượng. 

2. Nguồn gốc của vải tweed

Theo tài liệu cũng như sách báo, vải tweed xuất hiện từ rất lâu đời, vào khoảng những năm  1800. Chất liệu này bắt nguồn từ xứ sở mùa đông Scotland, Anh. Trước đây, tweed thường được những hoàng gia, quý tộc và giới thượng lưu ưa chuộng sử dụng để làm áo khoác, áo choàng. 

Về sau, thay vì sử dụng vải len đắt đỏ, người dân sử dụng tweed giá rẻ nhưng chất lượng cao, đặc biệt là có thể cản gió và giữ ấm vào mùa đông. Công nghệ càng phát triển thì chất liệu vải này càng phổ biến và ngày nay, chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. 

3. Phân loại các loại vải tweed

Từ thế kỷ 20, dưới sự xuất hiện của hàng loạt bộ sưu tập thời trang nổi tiếng như Chanel, tweed nhanh chóng trở thành xu hướng và được nhiều người săn đón. Bất kỳ sản phẩm nào khi được may từ tweed, kể cả quần short, áo khoác giả vest hay áo khoác dáng dài, tất cả đều trở nên sang trọng, đẳng cấp và quý phái hơn hẳn.

vải dạ tweed
Có bao nhiêu loại vải tweed

Trên thị trường có nhiều loại vải tweed khác nhau:

  • Tweed Cheviot: Vải tweed này là chất liệu được dệt từ sợi len của loài cừu Cheviot. Đây cũng là loại tweed có độ mềm mại nhất so với các dòng khác, nhưng vẫn có độ “đứng” để may trang phục. Vì thế, tweed Cheviot thường được may áo khoác dài có form vừa mềm mại vừa đứng dáng. 
  • Tweed Gamekeeper: Loại vải này có trọng lượng nặng nhất trong các dòng vải tweed. Vì thế thương được sử dụng để may các trang phục mùa đông và quần áo giữ ấm.
  • Tweed Sachsen: Sợi len Merino chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ từ Anh là nguyên liệu chính để dệt nên tweed Sachsen. Đây là loại len khá mềm nên khi dệt sẽ có lớp lông ngắn, sờ vào rất mịn. Tweed Sachsen được ứng dụng để may quần áo hoạt động ngoài trời, tạo cảm giác thoải mái, dễ vận động.
  • Tweed Shetland: Đây là loại tweed được dệt từ những sợi len của loài cừu trên hòn đảo Shetland. Đặc tính của chất liệu này là mềm mại và có độ xù trên bề mặt.
  • Tweed Donegal: Chất liệu này có nguồn gốc từ đảo Donegal của Ireland. Đặc điểm nổi bật của loại tweed thô này là sự pha trộn nhiều sợi vải với đa dạng màu sắc. Bề mặt vải thô và sự mộc mạc là vẻ đẹp riêng của tweed Donegal.
  • Tweed Thorn Proof: Chúng được dệt từ các sợi lông có cấu trúc xoắn và có khả năng chống thấm ẩm rất tốt. Ưu điểm sáng giá của loại vải này là khả năng “tự hồi phục”. Nếu vô tình chiếc áo bị mắc vào một vật sắc nhọn và để lại lỗ thủng, bạn chỉ cần vuốt vài lần trên bề mặt vải là các sợi lông sẽ đan xen vào nhau như ban đầu. 

4. Ưu và nhược điểm của chất liệu tweed

4.1. Ưu điểm 

  • Tweed là chất liệu dày dặn nên có khả năng giữ ấm vào mùa đông và cản gió tốt.
  • Độ bền cao: Thời gian sử dụng một món quần áo từ tweed có thể lên đến 5 năm nếu bạn biết vệ sinh và bảo quản đúng cách. 
  • Ít nhăn khi giặt: Kết cấu dày dặn nên dù bạn giặt tay hay giặt máy, vải cũng hạn chế nhăn hơn các chất liệu khác.
  • An toàn với môi trường: Sợi len tổng hợp hay len lông cừu rất dễ bị phân hủy theo thời gian. Đây cũng là nguyên liệu chính tạo ra vải tweed nên chúng rất thân thiện với môi trường. 

4.2. Nhược điểm

  • Trọng lượng nặng: Khi mặc quần áo từ tweed đã có cảm giác nặng hơn các chất liệu khác. Nhất là khi vải tweed bị dính nước mưa hoặc giặt tay thì càng khó để chà rửa sạch sẽ. Vì khi hút nước, chất liệu này trở nên rất nặng, gây khó khăn cho việc vệ sinh. 
  • Hầu hết các loại tweed đều không thoáng khí tốt, khả năng hút ẩm thấp vì vậy khi mặc vào mùa hè rất khó chịu. 

5. Ứng dụng của vải tweed

Sở hữu nhiều ưu điểm, chất lượng cao nhưng giá thành rẻ là những điều khiến cho vải tweed trở nên phổ biến. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Trong may mặc: Do tính chất giữ nhiệt tốt nên tweed phổ biến vào mùa đông và được làm thành trang phục giữ ấm nhưng vẫn có tính thẩm mỹ cao. Các ứng dụng của chất liệu này trong may mặc là áo khoác, váy liền thân, chân váy, blazer, đồng phục, quần dài,…
  • Trong phụ kiện: Ngoài may quần áo thì vải tweed còn được sử dụng để may mũ, túi, giày dép,… đi kèm trong mùa đông. 
đầm vải tweed
Sử dụng vải tweed để may trang phục

6. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải tweed đúng kỹ thuật

6.1. Cách vệ sinh vải tweed

Do tính chất của sợi vải nên giặt tay hay giặt khô là biện pháp vệ sinh tốt nhất của quần áo từ vải tweed. Thao tác giặt tay nhẹ nhàng giúp kết cấu sợi không bị bung ra, vẫn giữ nguyên như ban đầu và không bị mất form quần áo. Tuyệt đối không được chà sát mạnh lên bề mặt vải, vì sẽ làm xù lông và mất đi kết cấu của các sợi. Nếu có nhu cầu giặt máy, hãy cho vải tweed vào túi giặt đồ rồi chọn chế độ “giặt nhẹ” hoặc “giặt len”. Tốt nhất không nên giặt cùng các loại quần áo khác để tránh làm hỏng đồ. 

Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, đừng quên ngâm quần áo từ vải tweed qua các nước xả vải. Đây là một bước quan trọng, vì nó góp phần loại bỏ hết các hóa chất, xà phòng còn đọng lại. Đồng thời, nước xả vải giúp sợi vải mềm hơn, không bị khô ráp khi tiếp xúc với da cũng như có mùi thơm dễ chịu. 

6.2. Cách bảo quản vải tweed

Điều kiện tốt nhất để bảo quản vải tweed là độ ẩm môi trường từ 40 – 50%. Nguyên liệu chính làm nên vải tweed là các sợi len, sợi lụa từ thiên nhiên nên rất dễ thu hút côn trùng. Do đó mà hãy cho trang phục vào các túi bóng để bảo quản tốt hơn. Còn nếu bạn có thói quen treo quần áo thì không nên chọn các loại móc nhọn hoặc có kích thước quá to, sẽ làm mất đi form quần áo. 

váy vải tweed
Bật mí cách vệ sinh và bảo quản vải tweed tốt nhất

>> Xem thêm: 

Trên đây là các thông tin liên quan đến chủ đề vải tweed do Vua Nệm mang đến. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như có được cho mình một chất liệu vải yêu thích!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM