Vải mè là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải mè

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Trong tất cả các phân loại của vải thun thì vải mè không chỉ được đánh giá cao bởi sự thoáng mát, dễ chịu, mà còn ở sự đa dạng và tính thẩm mỹ cao. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết về vải mè, cũng như những đặc điểm, ứng dụng của loại vải này nhé!

1. Vải mè là gì?

Vải mè hay vải thun mè, Bird’s Eye Pique Fabric là loại vải mà trên bề mặt sẽ có nhiều lỗ li ti giống như hạt mè, giúp vải không chỉ co giãn nhanh mà còn tăng khả năng thấm hút. 

vải mè là gì
Vải thun mè là loại vải có bề mặt lỗ li ti như hạt mè

Vải thun mè được dệt từ 100% polyester, hoặc có sự pha trộn thêm cotton, thông qua nhiều phương pháp đặc biệt. Ngoài ra, để tăng thêm độ co giãn, đôi khi người ta sẽ trộn thêm khoảng 3-5% Spandex. Tuy nhiên, tỷ lệ  Spandex chính xác là bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc nhà sản xuất muốn tạo ra vải thun co giãn 2 chiều hay 4 chiều. 

2. Tính chất của vải mè

2.1. Tính chất vật lý

  • Vải xốp, mềm, bề mặt có xuất hiện lỗ nhỏ li ti tương tự như hạt mè.
  • Vải thun mè ít bị nhăn.
  • Cho dù có vò nhăn mạnh tay thì vải thun mè cũng có thể giữ form tốt.
  • Khả năng thấm hút kém nên khó thấm nước.

2.2. Tính chất hóa học

  • Vải thun mè cháy chậm. Khi cháy sẽ tạo ra mùi khét khó chịu và tro thì vón cục.
  • Nếu bạn rời xa vải với nguồn nhiệt thì ngọn lửa sẽ bị tắt ngay.
  • Vải thun mè sẽ không tan trong nước.
  • Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì vải sẽ bị co rúm, mất cấu trúc.

3. Ưu và nhược điểm của vải mè

3.1. Ưu điểm

  • Mềm mại: vải mè tuy rằng không được tạo ra bởi những loại sợi tự nhiên, nhưng bề mặt của loại vải này lại khá mềm mại. Đặc biệt, một số phiên bản của vải mè còn cho cảm giác tương tự như vải lụa. Nhờ đó, giúp người dùng có được cảm giác dễ chịu và thoải mái mỗi khi sử dụng.
  • Thoáng khí cao: Nhờ những lỗ li ti trên bề mặt mà vải mè có độ thoáng khí cao. Đồng thời, tạo được sự trao đổi không khí qua lại giữa bên trong và bên ngoài mặt vải, giúp người dùng luôn được mát mẻ, tránh sự bí bách.
  • Vải khó khăn: một trong những ưu điểm nổi bật của vải mè mà không thể không nhắc đến đó là chất liệu này rất khó nhăn. Do đó, cho dù bạn bảo quản các sản phẩm làm từ vải mè không đúng cách thì vải cũng sẽ không bị mất form hay bị nhăn. Từ đó, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian mỗi khi phải chuẩn bị cần sử dụng.
  • Đa dạng về màu sắc: trên thị trường hiện nay, vải mè được bán với rất nhiều màu sắc đa dạng như trắng, xanh lá nhạt, hồng, đen, xanh dương, vàng và đỏ. Ngoài ra, vải mè còn có rất nhiều họa tiết để bạn tha hồ lựa chọn.
  • Nhanh khô: vải mè nhanh khô, nên rất thích hợp để may các trang phục thường ngày. Vào mùa mưa, không cần quá nhiều nắng, chỉ cần có gió là vải mè cũng có thể khô được. 
  • Hạn chế mùi ẩm mốc: trên thực tế, vải mè không chịu nhiều tác động của không khí ẩm. Do đó, sau một thời gian sử dụng, loại vải này cũng không tạo ra mùi ẩm mốc.
  • Giá cả phải chăng: hiện nay, vải mè đang được bán trên thị trường với mức giá khá rẻ dao động từ 60.000 – 75.000 đồng/kg, tùy thuộc vào nguồn gốc, màu sắc,….
chất vải mè
Vải thun mè có độ co giãn tốt, mềm mại, thoáng khí và mức giá phải chăng

3.2. Nhược điểm

  • Hút ẩm kém: mặc dù khả năng thoáng khí của vải thun mè tốt, nhưng chúng lại hút ẩm khá kém. Vì vậy, vào những ngày hè nóng bức, vải sẽ bị bết vào da, gây khó chịu và nóng bức cho người mặc. 
  • Chịu nhiệt kém: nguyên liệu tạo nên vải thun mè có bản chất là nhựa nên rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên để vải tiếp xúc với những nguồn nhiệt cao như nước nóng, mặt trời nếu không muốn thay đổi cấu trúc bề mặt. Đồng thời, làm vải bị bạc màu và dễ co rút hơn.

4. Phân loại vải mè

4.1. Theo kiểu dệt

Dựa theo kiểu dệt, người ta sẽ phân vải thun mè thành 7 loại như sau:

  • Vải mè cơ bản: là loại vải được dệt theo phương pháp đặc biệt để tạo ra những lỗ nhỏ li ti như hạt mè, chuyên dùng để may các loại quần áo thể thao, quần áo nam nữ hoặc dành cho trẻ em. 
  • Vải mè nhí: có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt của vải mè nhí sẽ nhỏ hơn so với vải thun mè cơ bản. Không chỉ vậy, vải mè nhí hay vải mè mưa còn có bề mặt mềm mượt, thông thoáng, độ bền cao và ít khi bị nhăn.
  • Vải mè caro: các đường rãnh nhỏ trên loại vải này sẽ có hình hình caro. Thông thường, vải mè caro sẽ được dùng để may quần áo đá bóng hoặc áo khoác chống nắng, nhờ vào sự thoáng mát, và bề mặt mềm mại.
  • Vải mè bóng: hay thường được gọi là vải lụa mè có bề mặt trơn láng nên thường được dùng để may đồ thể thao hay đầm váy cho phái nữ. 
  • Vải mè chéo: có bề mặt mềm mịn, thoáng mát, cùng các lỗ nhỏ được xếp thành từng rãnh chéo. Vải mè chéo thường được dùng để may các loại trang phục thể thao.
  • Vải mè kim: không giống như những phân loại khác, trên bề mặt của vải mè kim sẽ có nhiều rãnh nhỏ trông giống như cây kim. Chất liệu này thường được dùng để may quần áo thể thao vận động, áo nhóm hay đồng phục,… 
  • Vải mè cá sấu: hay còn được gọi là vải cá sấu mắt chim. Vải có bề mặt trơn bóng, không lông, bền, có độ chống bám bẩn cao, chống nấm mốc tốt. Đặc điểm nhận dạng là các rãnh nhỏ hình oval thay vì hình lỗ kim như vải mè kim. 
  • Vải mè thái: chất liệu vải khá mềm mại, co giãn tốt, lên dáng chuẩn và đặc biệt được nhập khẩu 100% từ thái lan. Với sự pha trộn tỉ lệ sợi cotton hợp lý nên khi sử dụng sẽ rất thoải mái. 
các loại vải mè
Trên thị trường hiện nay vải thun mè có rất nhiều loại khác nhau

4.2. Theo độ co giãn

Dựa vào tính co giãn, vải thun mè được chia thành 2 loại sau: 

  • Vải mè co giãn 2 chiều: vải được pha trộn thêm khoảng 3% sợi Spandex. Do tỷ lệ không cao nên chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Dù vậy, chiếc áo được làm từ chất liệu này sẽ không bị mất form hay chảy xệ nếu sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt, vải mè 2 chiều có mức giá khá rẻ. 
  • Vải mè co giãn 4 chiều: vải được pha trộn khoảng 5% sợi Spandex nên có thể co giãn tốt theo cả chiều ngang và chiều dọc. Nhờ vậy, khi sử dụng người dùng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, giá thành của vải khá cao và dễ hư hỏng nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách. 

5. Ứng dụng thường thấy của vải mè

Với những ưu điểm nổi bật, vải mè đang trở thành chất liệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Điển hình như: 

  • May đồng phục: Có mức giá rẻ, mềm mại, khả năng thoáng khí cao nên vải thun mè được các công ty, doanh nghiệp ưa chuộng để may đồng phục cho nhân viên. 
  • May áo thể thao: Bề mặt vải có nhiều lỗ li ti nên thoáng khí, mức độ co giãn cũng rất phù hợp để vận động. Đặc biệt, vải nhanh khô, không ám mùi nên được nhiều vận động viên yêu thích. 
  • May áo khoác: Nhờ khả năng kháng nước, co giãn tốt nên vải thun mè rất lý tưởng để may áo khoác. 
  • May khẩu trang: Vải thun mè có tính kháng khuẩn, chống nước nên được sử dụng như nguyên liệu chính để may khẩu trang. 
ứng dụng vải mè
Vải thun mè được ứng dụng phổ biến trong may mặc hiện nay

>> Xem thêm:

Có thể khẳng định rằng, vải mè đang là chất liệu được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại vải này khó để phân huỷ. Do đó, để bảo vệ môi trường, hãy sử dụng các sản phẩm từ vải thun mè một cách hợp lý nhé!

Tiếp tục theo dõi Vua Nệm mỗi ngày để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM