Có thể bạn không biết nhưng phần cuống của hoa sen có thể được dùng để tạo ra những thước lụa tơ sen chất lượng. Vậy lụa tơ sen là gì? Đặc điểm và ứng dụng của lụa tơ sen trong đời sống hiện nay như thế nào? Nếu muốn tìm hiểu về loại lụa độc đáo này, thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị mà Vua Nệm sắp mang đến trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Lụa tơ sen là gì?
Lụa tơ sen là loại vải được dệt từ những sợi tơ lấy từ cuống của cây hoa sen. Lụa tơ sen có quy trình sản xuất vô cùng phức tạp. Do đó, đây là một trong những loại vải đắt đỏ nhất trên thị trường hiện nay.
2. Nguồn gốc của lụa tơ sen
Lụa tơ sen có nguồn gốc ở Miến Điện, Myanmar ngày nay. Vào khoảng những năm 1900, loại vải này được người dân ở ngôi làng có tên KyaingKan (Chaing Kham) phát minh ra. Ban đầu, lụa tơ sen được dùng để may những chiếc áo cà sa, chuyên dùng dâng lên các tu sĩ do bà Sa Oo tạo ra.
Sau này, việc dệt loại vải này bị tạm dừng do bà qua đời. Cuối cùng, sau rất nhiều năm, lụa tơ sen được dệt tiếp tục nhờ người thân của bà. Ngày nay, người dân ở Inn Paw Khon – Myanmar vẫn luôn tìm cách giữ gìn và phát triển loại vải này. Nhờ đó, thu hút được rất nhiều khách tham quan đến để du lịch và mua hàng.
Năm 2017, ở nước ta, bà Phan Thị Thuận – một nghệ nhân với hơn 60 năm trong nghề dệt lụa truyền thống, đã làm ra được lụa tơ sen, sau nhiều lần nghiên cứu thất bại. Dẫu vậy, lụa tơ sen hiện chỉ được dùng cho những khách đặt trước vì giá thành của chúng khá đắt đỏ. Và vì sen chỉ nở khi vào mùa vụ, nên việc gia công lụa tơ sen rộng rãi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.
3. Tính chất của lụa tơ sen
- Khả năng đàn hồi tốt
- Khả năng hấp thụ độ ẩm tốt nhưng nhanh khô.
- Không sử dụng thêm hóa chất và các chất độc hại trong quá trình sản xuất.
- Không thấm nước.
- Không sử dụng xăng, điện và nước khi sản xuất.
- Vải mát, thoáng, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Quá trình trồng và thu hoạch sen đều hướng đến thời trang bền vững.
4. Quy trình sản xuất lụa tơ sen
Quá trình để sản xuất ra lụa tơ sen tốn rất nhiều thời gian và công sức. Trung bình, để đan 1 chiếc khăn dài 1.7m từ chất liệu này thì cần phải tốn đến 4800 cuống sen.
4.1. Lấy cuống của cây sen
Ở nước ta, mùa vụ của sen sẽ bắt đầu từ tháng 5 – 6 hàng năm. Đây cũng là thời gian lý tưởng để thu hoạch sen. Sau khi thu hoạch, sen sẽ bị loại bỏ phần lá và hoa, chỉ giữ lại phần cuống. Phần cuống sau đó sẽ được đi rửa sạch sẽ để tơ được trắng hơn.
4.2. Rút tơ sen
Để rút tơ sen, các nghệ nhân cần dùng dao khứa nhẹ xung quanh cuống sen. Trung bình, mỗi ngày, mỗi người chỉ rút được 200 – 250 cuống. Do đó, đây là công đoạn khó và mất nhiều thời gian nhất.
Sau khi dùng dao cứa, các nghệ nhân sẽ dùng tay vặn để kéo tơ ra khỏi phần thân. Tiếp theo, để phần tơ mới thu được lên trên bàn và dùng tay ve tròn lại.
4.3. Dệt vải
Sau khi sợi tơ được rút ra thành công, nghệ nhân sẽ đem chúng quay thành từng ống và móc lên trục con thoi để dệt thành những miếng vải có chiều rộng khoảng 60cm.
Khéo léo dệt tơ sen thành từng tấm vải mềm mại
4.4. Nhuộm màu cho vải
Vải sau khi đã dệt thành tấm sẽ được đem nhuộm. Thông thường, các nghệ nhân sẽ sử dụng màu nhuộm lấy từ vỏ cây, hoa, lá, quả để nhuộm vải. Vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường.
5. Ưu – Nhược điểm của lụa tơ sen
Lụa tơ sen sở hữu đặc tính mềm mại, mịn màng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, như mọi vật phẩm khác, vải tơ sen cũng có những ưu điểm và nhược điểm.
5.1. Ưu điểm
- Thoáng mát: Vải tơ sen có khả năng hút ẩm tốt giúp giảm bớt sự ẩm ướt và nóng bức trên da, mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người dùng.
- Mềm mại và mịn màng: Sợi tơ sen rất mềm và mịn, tạo cảm giác êm ái, dịu nhẹ trên da. Dù không sáng bóng như lụa tơ tằm nhưng ngay khi sờ vào sẽ mang lại cảm giác thoải mái rõ rệt.
- Thân thiện với môi trường: Vải tơ sen được sản xuất từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Tính thẩm mỹ: Lụa tơ sen là sản phẩm độc đáo, việc sản xuất cũng cầu kỳ, tốn nhiều công sức. Bởi vậy, mỗi sản phẩm khi ra đời đều mang trên mình vẻ đẹp riêng biệt.
- Khử mùi tốt: Vì bản chất sen có mùi thơm tự nhiên. Do đó, tơ sen sở hữu khả năng khử mùi tốt, ngăn được mùi mồ hôi khó chịu.
5.2. Nhược điểm
- Tốn nhiều công sản xuất: Với quy trình tạo ra một tấm vải sen như trên có thể thấy rằng sẽ cần rất nhiều thời gian để có được một sản phẩm trọn vẹn. Hơn nữa, mùa sen mỗi năm chỉ có một lần nên nguyên liệu sản xuất rất khan hiếm.
- Dễ nhăn nheo: Dù có độ bền cao, vải tơ sen cũng có độ co rút và dễ nhăn nheo, cần đặc biệt chú ý khi giặt và sử dụng.
- Giá thành cao: Vải tơ sen được coi là một sản phẩm cao cấp, do đó giá thành của sản phẩm thường khá cao hơn so với các loại vải khác.
- Khó giặt và bảo quản: Vải tơ sen cần phải được giặt và bảo quản đúng cách để tránh nhăn nheo và bị xù lông.
6. Ứng dụng của lụa tơ sen
Lụa tơ sen chỉ mới ra đời vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, với những tính năng vượt trội sản phẩm đã nhanh chóng được yêu thích và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể:
- Thời trang: Lụa tơ sen là vật liệu hoàn hảo để tạo ra các sản phẩm thời trang cao cấp như váy, áo, quần, áo choàng, khăn quàng cổ, túi xách, giày dép và phụ kiện.
- Sản xuất đồ trang sức: Lụa tơ sen có độ bóng và mềm mại đặc biệt, vì vậy nó được sử dụng để làm các đồ trang sức như vòng cổ, bông tai và nhẫn.
- Y tế: Lụa tơ sen được sử dụng để sản xuất các sản phẩm y tế như miếng dán, gạc và băng dính vì tính kháng khuẩn và thoáng khí của nó.
Tuy nhiên, lụa tơ sen có phần đắt đỏ. Bởi vậy, các sản phẩm chúng ta thường bắt gặp sẽ là thời trang thay vì các sản phẩm y tế hay trang sức.
7. Lưu ý quan trọng để sử dụng lụa tơ sen hiệu quả
Khi sử dụng vải tơ sen, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Làm sạch cẩn thận: Vải tơ sen nên được giặt bằng tay hoặc giặt ở chế độ máy giặt nhẹ nhàng.
- Tránh sử dụng hóa chất: Vải tơ sen rất nhạy cảm với các hóa chất như nước tẩy, chất tẩy rửa và các dung môi. Hãy tránh tiếp xúc vải với các chất này để tránh làm hỏng hoặc làm mất đi độ bóng và độ mềm của vải.
- Phơi khô nhanh: Sau khi giặt, hãy phơi khô vải tơ sen nhanh chóng để tránh tình trạng bị nhăn và bị mất đi tính năng co giãn. Không nên sử dụng máy sấy hoặc phơi dưới ánh nắng mạnh.
- Tránh va đập: Vải tơ sen dễ bị bung lỗ hoặc rối nếu tiếp xúc với vật cứng hoặc va đập mạnh. Hãy chú ý khi giặt và sử dụng để tránh tình trạng này.
- Bảo quản đúng cách: Để giữ cho vải tơ sen luôn đẹp và bền, bạn nên bảo quản nó trong nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên gấp vải theo kiểu xếp chồng để tránh bị nhăn hoặc hằn vết gập.
>> Xem thêm:
- Vải xốp là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải xốp
- Vải lụa hàn là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải lụa hàn
- Vải caro chéo là gì? Những ứng dụng của vải caro chéo
Lụa tơ sen quả là độc đáo phải không nào! Hy vọng những thông tin trên bổ ích và giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Vua Nệm để được hỗ trợ giải đáp nhé!