Sống khỏe

Uống rau má nhiều có tốt không? Lợi ích và tác dụng phụ khi uống rau má cần lưu ý

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Hoàng Uyên

Rau má là loại rau quen thuộc, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt. Bên cạnh việc làm thực phẩm, thì rau má còn được dùng làm nước ép để uống. Được biết đến là loại rau tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng thần kỳ. Thế nhưng uống rau má nhiều có tốt không? Cùng Vua Nệm thảo luận về những lợi ích và lưu ý khi uống nước rau má để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

1. Tìm hiểu về rau má

Rau má là một loại cây leo mọc thành thảm dày đặc bên cạnh ao hồ, đầm lầy và các vùng đất ngập nước. Rau má còn được gọi là “Thảo mộc tích tuyết”, có nghĩa là một loại thảo mộc tích trữ tuyết. Các lá trên thân cao từ 5 đến 10cm đều có hình quạt tròn hoặc giống như những đồng xu chồng lên nhau.

Trên thân cây rau má thường có những bông hoa nhỏ màu hồng nhạt. Rễ, lá và thân của rau má đều có thể ăn được. Rau má có ít hoặc gần như không có mùi. Khi ăn sẽ có vị tươi mát, hương vị như thảo dược và hơi đắng.

Rau má có công dụng gì
Rau má là một loại rau và thảo dược quen thuộc với người Việt

Rau má đã được người xưa sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật và mang tới một số lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe. Đặc biệt trong các phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, rau má được sử dụng như một loại thảo mộc quan trọng, điển hình như trong liệu pháp Ayurvedic – một phương pháp chữa bệnh toàn diện của người Ấn.

Có một câu tục ngữ nói rằng: “Hai lá rau má mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa tuổi già”. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rau má mang tới khả năng kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhưng nó vẫn được coi là loại cây có hiệu quả nhất trong việc tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tật đã được cha ông ta sử dụng từ lâu đời.

2. Những thành phần có trong rau má và tác dụng của chúng

Theo Đông y, rau má có vị đắng và ngọt hòa quyện. Là loại thảo dược có tác dụng bổ gan tỳ, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Rau má được sử dụng như một thức uống tốt cho sức khỏe, làm thuốc bổ và thuốc sát trùng trị tiêu chảy, nôn ra máu, kiết lỵ, sẹo và phát ban.

Rau má có nhiều khoáng chất cần thiết như: Canxi, sắt, vitamin E, B1, B2, B3, C và K, magie, meta Caroten, mangan, kali, phốt pho, kẽm. Ngoài các chất dinh dưỡng này, cây còn chứa các thành phần: Alkaloid, asiaticoside, axit amin saponin tự do và tannin.

Bốn thành phần trên thường được sử dụng trong mỹ phẩm có tác dụng làm giảm nếp nhăn trên da sau khi mang thai hoặc sau khi giảm cân và giảm viêm ở mô mỡ.

thành phần dinh dưỡng có trong rau má
Trong rau má có rất nhiều các dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, các nghiên cứu tiền lâm sàng chỉ ra rằng rau má có thể có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, chống viêm khớp, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim mạch và chữa lành vết thương. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rau má có thể cải thiện chức năng nhận thức và tâm trạng ở người già, làm giảm bớt lo lắng.

Tác dụng điều trị của rau má được cho là nhờ các hợp chất hoạt tính chính saponin, còn được gọi là triterpenoid, bao gồm asiaticoside, madecassoside và axit madasiatic. Asiaticoside chống viêm và có thể kích thích sự tổng hợp collagen và glycosaminoglycan, đồng thời hình thành mạch máu mới để chữa lành vết thương. Uống nước rau má cũng có thể củng cố các tĩnh mạch yếu và tác dụng bảo vệ thần kinh, có thể cải thiện các triệu chứng ở bệnh Alzheimer và Parkinson.

3. Những lợi ích khi sử dụng rau má

Với những thành phần dinh dưỡng có trong nước rau má, có thể khẳng định đây là một loại rau – một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Nhưng uống rau má nhiều có tốt không? Cùng điểm qua những lợi ích của nước rau má với con người để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất nhé.

3.1. Điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày

Với đặc tính kháng khuẩn, rau má được dùng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm trùng dạ dày, đường tiết niệu. Đun sôi rau má tươi sạch, lọc vào ly, thêm mật ong và uống vào mỗi buổi sáng để chữa loét dạ dày và các vấn đề về tiết niệu.

lợi ích của Uống sinh tố rau má với chuối
Uống sinh tố rau má với chuối giúp dạ dày và gan khỏe mạnh

Rau má tươi luộc với một chút muối rồi lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ăn rau má hoặc uống nước rau má cũng được cho là có tác dụng giảm táo bón. Một số người cho rằng ăn hoặc uống sinh tố rau má với chuối mỗi sáng có thể giúp dạ dày và gan khỏe mạnh.

3.2. Chữa lành vết thương, vết loét

Rau má giống như một loại kháng sinh, được cho là giúp vết thương mau lành hơn. Người dùng có thể thoa một lớp bột rau má khô để tăng tốc độ chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của da, nhanh lành vết lở loét.

Bên cạnh đó, người ta cho rằng uống 1-2 thìa nước ép rau má mỗi ngày có thể giúp điều trị bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

3.3. Chữa viêm khớp

Đặc tính chống viêm trong rau má được cho là có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn hai lá rau má tươi mỗi ngày sẽ rất tốt cho xương khớp.

3.4. Chữa ho và các rối loạn hô hấp khác

Nước ép lá rau má với mật ong có thể giúp làm dịu cơn ho. Nước sắc rau má với húng thánh, tiêu đen còn chữa cảm lạnh, sốt. Để chữa đau họng và ho, giã lá rau má, lọc lấy nước và trộn với đường. Uống nước rau má trong một tuần hoặc cho đến khi cổ họng hết đau và ho cũng được chữa khỏi.

Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch. Cụ thể, nước ép rau má pha mật ong có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, có thể sử dụng được ở cả trẻ em.

3.5. Uống nước rau má chữa mất ngủ

lợi ích của nước rau má với giấc ngủ
Uống nước rau má chữa mất ngủ

Mất ngủ thường do căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Một số người uống thuốc ngủ và thuốc hóa học tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại không tốt cho sức khỏe vì thường xuyên uống thuốc ngủ có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Rau má đã được chứng minh có tác dụng chống lo âu, trầm cảm và căng thẳng hiệu quả. Đây là một phương thuốc tự nhiên an toàn khi sử dụng có thể cải thiện giấc ngủ.

Trong y học Thái Lan, loại thảo mộc này được sử dụng dưới dạng trà với mật ong để tạo ra tác dụng an thần, giảm mất ngủ. Hãy uống 2-4 thìa nước ép rau má với mật ong hai lần mỗi ngày giúp thoát khỏi chứng mất ngủ.

3.6. Kiểm soát huyết áp

Nước ép rau má nếu uống với mật ong có thể giúp kiểm soát huyết áp. Lý do là nó có thể cải thiện vi tuần hoàn trong tĩnh mạch và động mạch, bảo vệ lớp giáp bên trong của động mạch và cải thiện tính đàn hồi của tĩnh mạch. Với khả năng này, rau má thường được sử dụng để điều trị chứng tăng huyết áp động mạch ở chi dưới.

3.7. Làm đẹp da, ngăn rụng tóc

Trị mụn, làm đẹp da: Rau má còn được cho là có tác dụng trị mụn. Xay rau má với lá mướp đắng, thêm một chút muối và bôi lên mụn hai lần mỗi ngày cho đến khi mụn biến mất. Bên cạnh đó, Rau má có tính mát, giàu dinh dưỡng, có tác dụng làm đẹp rất tốt. Nước ép rau má là chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da, làm chậm quá trình lão hóa, xóa sẹo, rạn da.

Các chị em cũng có thể uống bột rau má pha với sữa tươi mỗi ngày hai lần vào mỗi buổi sáng và buổi chiều trong ba ngày sau khi hết kinh, chữa đau bụng kinh, thanh lọc cơ thể giúp phụ nữ có làn da mịn màng, tươi trẻ, tuần hoàn máu tốt và ngăn ngừa bệnh tật.

Uống nước rau má vào mỗi buổi sáng hoặc đắp mặt nạ rau má lên da đầu có thể làm giảm rụng tóc.

lợi ích của nước rau má với làn da và tóc
Rau má còn được sử dụng trong làm đẹp

3.8. Cải thiện trí nhớ và chức năng não

Vitamin E có trong rau má là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe của tim. Vitamin E và C được kết hợp để ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức do lão hóa.

Nó cũng cải thiện trí nhớ, chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ một cách hiệu quả. Đồng thời, nó giúp giảm căng thẳng tinh thần, cải thiện trí nhớ ở người già và tăng cường sự tập trung.

XEM THÊM: Bật mí những công dụng tuyệt vời của nước ép rau má có thể bạn chưa biết

4. Uống rau má nhiều có tốt không? 

Giống như nhiều loại thuốc và sản phẩm tự nhiên, uống nhiều rau má có thể xảy ra tác dụng phụ. Nhìn chung, tác dụng phụ của rau má rất hiếm nhưng vẫn có thể xuất hiện một số vấn đề như: Chóng mặt, buồn ngủ quá mức, đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày.

Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với rau má, có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, ngứa và phát ban. Một tác dụng phụ nghiêm trọng khác là các vấn đề về gan, được nhận biết qua tình trạng nước tiểu sẫm màu và vàng mắt. Ngoài ra, uống nước rau má cũng không tốt cho phụ nữ mang thai, thậm chí là tăng nguy cơ sảy thai.

Rau má được nhiều chị em sử dụng để hỗ trợ giảm cân, có thể ăn rau má hoặc uống nước ép. Tuy nhiên, rau má có tính hàn, nếu ăn hoặc uống quá nhiều nước rau má có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi.

Với những người bị bệnh tiểu đường thì không nên uống nước rau má mỗi ngày. Vì rau má có thể làm tăng lượng đường trong máu cũng như làm tăng cholesterol. Nếu đang sử dụng thuốc tây cũng không nên sử dụng nước rau má. Loại nước này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tây, thậm chí còn có thể gây hại cho gan, thận, tế bào máu.

uống nước rau má nhiều có tốt không
Những người mắc tiểu đường không nên uống nước rau má mỗi ngày

5. Kết luận: Uống nước rau má nhiều có tốt không?

Như chúng ta đã thấy, rau má nói chung và uống nước rau má có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống nước rau má nhiều quá liều lượng hoặc không đúng đối tượng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cần sử dụng nước rau má một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm cơ thể và liều lượng vừa phải.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên uống khoảng 30 – 40 gram rau má mỗi lần uống và liên tục không quá 6 tuần. Sau đó nên ngừng sử dụng trong khoảng nửa tháng. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất là vào lúc buổi sáng hoặc xế trưa.

XEM THÊM: Uống rau má có giảm cân không? Lưu ý đặc biệt khi sử dụng rau má

Chúng ta vừa tìm hiểu uống nước rau má nhiều có tốt không và những lợi ích cũng như tác dụng phụ của nước rau má đối với cơ thể con người. Mặc dù là một loại rau, thảo dược tốt nhưng cần đảm bảo sử dụng đúng cách và đúng liều lượng mới mang lại công dụng thực sự. Dùng quá nhiều nước rau má, cho dù có tốt như thế nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ban-da-biet-het-cac-tac-dung-cua-rau-ma-hay-chua/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên