Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Với hương thơm đặc trưng và vị cay dịu, lá tía tô không chỉ mang đến hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do vậy, ngày nay có rất nhiều người uống lá tía tô hàng ngày để nâng cao sức khoẻ. Liệu điều này có thực sự tốt không hay đơn giản chỉ là một trong trào lưu dinh dưỡng mới? Cùng Vua Nệm tìm hiểu cụ thể về uống lá tía tô hàng ngày có tốt không ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. 9 Công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

1.1. Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Lá tía tô chứa nhiều hợp chất chống viêm như polyphenols, flavonoid và axit ascorbic. Các hợp chất này giúp giảm sưng, đau và viêm nhiễm trong cơ thể. Chúng có khả năng làm giảm triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, viêm nhiễm da và viêm họng. Điều này làm tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến viêm nhiễm.

công dụng của lá tía tô
Lá tía tô chứa nhiều hợp chất chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch

1.2. Hỗ trợ chống trầm cảm

Theo nghiên cứu của Hiroshi Takeda, trong thành phần của lá tía tô có acid rosmarinic và acid caffeic. Đây là hai hợp chất có khả năng hỗ trợ tâm trạng và cải thiện sức khỏe tinh thần, chống trầm cảm.

Đáng chú ý, tía tô cũng đóng một vai trò quan trọng trong thuốc chống trầm cảm Banxia Houpu, một công thức y học cổ truyền Trung Quốc đã tồn tại từ lâu. Điều này thể hiện mối liên quan giữa tía tô và tác dụng chống trầm cảm trong y học truyền thống.

tác dụng của lá tía tô
Acid rosmarinic và acid caffeic trong lá tía tô có khả năng cải thiện sức khỏe tinh thần

1.3. Giúp tăng cường tiêu hóa

Trong lá tía tô chứa nhiều rất chất xơ. Chúng giúp tăng cường sự co bóp của ruột, giúp dịch chất thải trong dạ dày và ruột chuyển động dễ dàng hơn. Do đó, lá tía tô có thể giảm triệu chứng táo bón và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

1.4. Tác dụng kháng khuẩn

Các hợp chất chứa trong lá tía tô có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh trong cơ thể, đặc biệt là trong hệ tiêu hóa. Lá tía tô có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại.

uống lá tía tô có tác dụng gì
Các hợp chất chứa trong lá tía tô có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm

1.5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lá tía tô cũng chứa các chất chống oxy hóa như quercetin và rutin, có tác dụng bảo vệ các tế bào và mô tim mạch khỏi thiệt hại gây ra bởi tự do gốc. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

1.6. Hỗ trợ giảm cân

Lá tía tô có khả năng giúp kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cường quá trình trao đổi chất. Chất xơ trong lá tía tô có thể làm bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm nguy cơ ăn quá nhiều. Điều này có lợi cho người đang tập trung vào việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng.

uống lá tía tô hỗ trợ giảm cân
Lá tía tô có khả năng giúp kiểm soát cân nặng bằng cách tăng cường quá trình trao đổi chất

1.7. Hỗ trợ quá trình trị liệu đường huyết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá tía tô có thể giúp kiểm soát đường huyết. Chúng có khả năng làm giảm tăng đường huyết sau bữa ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Điều này có ích đặc biệt cho người có bệnh đái tháo đường hoặc nguy cơ mắc bệnh này.

1.8. Làm đẹp da

Trong lá tía tô chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin C. Nhờ đó, có thể bảo vệ da khỏi các tác nhân gây lão hóa. Đồng thời, làm sáng và hỗ trợ giảm tình trạng sạm nám, giúp da trở nên rạng ngời và khỏe mạnh.

lợi ích khi uống nước lá tía tô
Lá tía tô chứa chống oxy hóa và vitamin C, có thể bảo vệ da khỏi các tác nhân gây lão hóa

1.9. Hỗ trợ phòng các bệnh về hô hấp

Có nghiên cứu đã chứng minh rằng dịch chiết từ lá tía tô có khả năng ức chế sự tăng trưởng của virus SARS-CoV-2 qua nhiều cách khác nhau. Điều này biến lá tía tô thành một phương pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường để hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh hô hấp khác.

Hơn nữa, theo tạp chí Archives Of Allergy And Immunology chiết xuất từ lá tía tô cũng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh hen suyễn. Loại lá này giúp tăng cường lưu thông không khí và cải thiện chức năng của phổi.

Chiết xuất từ lá tía tô cũng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh hen suyễn
Chiết xuất từ lá tía tô cũng có hiệu quả trong việc điều trị bệnh hen suyễn

2. Cách nấu nước tía tô uống đơn giản ngay tại nhà

Không cần phải tìm kiếm quá nhiều nguyên liệu phức tạp, bạn chỉ cần một nắm lá tía tô và bạn sẽ có một thức uống lành mạnh để duy trì suốt cả ngày. Cách làm đơn giản như sau:

Nguyên liệu và dụng cụ cần có:

  • 200g lá tía tô tươi
  • 2.5 lít nước lọc
  • 1 cái rây lọc
  • Bình đựng nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng việc nhặt lá tía tô sạch, loại bỏ bất kỳ lá nào có màu héo vàng hoặc bị tổn thương. Hãy giữ lại cả cọng. Sau đó, rửa lá tía tô thật sạch và cắt chúng thành từng khúc nhỏ.
  • Bước 2: Đun sôi 2.5 lít nước lọc cùng với lá tía tô. Khi nước sôi, hạ lửa xuống nhỏ và để lá tía tô ngâm trong nước trong khoảng 2 – 3 phút để cho nước có hương vị đậm hơn.
  • Bước 3: Tắt bếp, để nước lá tía tô nguội tự nhiên, sau đó sử dụng cái rây lọc để lấy nước sạch. Cuối cùng, bảo quản trong tủ lạnh để tăng hương vị và sử dụng dần.
cách nấu nướng lá tía tô
Cách làm nước lá tía khá đơn giản và dễ thực hiện

>>>Mời bạn đọc: Trà tía tô và những lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ đến

3. Giải đáp: Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không?

Mặc dù lá tía tô có lợi cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên uống trong thời gian dài. Việc uống quá nhiều và liên tục có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu và cơ thể mệt mỏi. Thành phần của lá tía tô có chứa axit oxalic. Nếu tiêu thụ nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể, gây hại cho thần kinh và hệ tiêu hóa.

uống nước lá tía tô hàng ngày tốt không
Uống nước lá tía tô trong thời gian dài có thể gây hại cho thần kinh và hệ tiêu hóa

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng nước lá tía tô

Khi uống nước lá tía tô, bạn cần lưu ý những điều quan trọng như sau:

  • Nước lá tía tô tươi nên được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi nấu để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.
  • Khi đun nước lá tía tô, hạn chế đun sôi quá lâu, không nên quá 15 phút. Các dưỡng chất trong lá tía tô có thể bốc hơi khi đun quá lâu, làm mất đi một số tác dụng quý giá của nó.
  • Lá tía tô có tính ấm, do đó, người bị nóng trong không nên uống thường xuyên.
  • Cần tránh kết hợp lá tía tô với cá chép hoặc thực phẩm có tính nóng khác để tránh gây nóng trong, mụn nhọt, cơ thể khó chịu.
  • Uống nước lá tía tô nên ở liều lượng vừa phải. Uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây chướng bụng và khó tiêu.
lưu ý khi uống nước lá tía tô
Nước lá tía tô tươi nên được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi nấu

>>>Đọc thêm: Những bài thuốc, món ăn đặc biệt thơm ngon từ rau tía tô

Lá tía tô không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn, mà còn là một loại thảo dược quý báu cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi ích của nó mà không gặp phải những vấn đề không mong muốn, việc sử dụng cẩn thận và theo liều lượng là điều quan trọng. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vua Nệm về uống lá tía tô hàng ngày có tốt không!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM