Chuyện quanh ta

Ủ bột bánh mì trong bao lâu? Hướng dẫn 3 Phương pháp ủ bột cơ bản

CẬP NHẬT 09/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Ủ bột luôn là một trong những công đoạn cực kỳ quan trọng của quá trình làm bánh. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mẻ bánh tạo ra. Vậy thông thường thời gian ủ bột bánh mì trong bao lâu? Có thể thực hiện theo những cách nào? Hãy cùng Vua Nệm giải đáp những thắc mắc này ngay nhé.

t cần ủ bột bánh mì trong bao lâu
Bạn đã biết cần ủ bột bánh mì trong bao lâu hay chưa?

1. Cần ủ bột bánh mì trong bao lâu?

Rất nhiều người đang đi tìm đáp án cho câu hỏi “Cần ủ bột bánh mì trong bao lâu?”, và thực tế cho thấy có nhiều câu trả lời cho thắc mắc này. Có rất nhiều trường hợp thời gian ủ bột chỉ kéo dài từ 1 – 2 tiếng, nhưng đôi lúc công đoạn này cũng có thể mất khoảng từ 8 – 12 tiếng.  

Vậy ủ bột bánh mì trong bao lâu phụ thuộc vào yếu tố nào? Thực tế, phương pháp ủ bột có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ủ bột. Hiện tại, có hai cách ủ bột phổ biến, bao gồm ủ chậm/ủ lạnh và ủ nhanh/ủ nóng. Và như được biết, mỗi phương pháp lại cần lượng thời gian khác nhau. 

1.1. Cách ủ chậm/ủ lạnh 

Ủ chậm/ủ lạnh là phương pháp ủ bột được diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp và khô, chẳng hạn như môi trường tủ lạnh. Chính điều này đã giúp men hoạt động chậm lại. Thông thường, cách ủ chậm sẽ kéo dài trong khoảng từ 8 – 12 giờ. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng nhiều người làm bánh vẫn chọn ủ bột bằng phương pháp này. 

Ưu điểm của cách ủ chậm/ủ lạnh chính là góp phần kích thích vi khuẩn sản sinh acid lactic và các hợp chất thơm khác, từ đó mang đến cho bánh mì hương vị thơm ngon. Không những vậy, thớ bánh cũng trở nên mềm và dai hơn so với cách ủ nhanh.

ủ lạnh bột bánh mì
Cách ủ chậm/ủ lạnh kéo dài từ 8 đến 12 giờ

1.2. Cách ủ nhanh/ủ nóng 

Ủ nhanh/ủ nóng được biết đến là phương pháp ủ bột ở môi trường nhiệt độ ấm. Thông thường, những người làm bánh sẽ tận dụng nhiệt độ của bếp để giúp bột nở nhanh hơn, từ đó giảm được thời gian cho công đoạn này. 

Nếu chọn cách ủ nhanh/ủ nóng, bột bánh mì sẽ chỉ cần ủ từ 1 – 2 tiếng đã đạt đến độ nở chuẩn. Chính vì vậy, phương pháp này tiết kiệm rất nhiều thời gian so với ủ chậm/ủ lạnh. Trong trường hợp bạn mong muốn làm bánh chiêu đãi người thân trong ngày thì đây chính là lựa chọn lý tưởng.

Lưu ý: Tùy theo từng loại bánh mì và thời gian bản thân người làm bánh có, hãy lựa chọn phương pháp ủ bột sao cho tiện lợi nhất đối với mình.

ủ nóng bột bánh mì
Cách ủ nhanh/ủ nóng sẽ cần ủ từ 1 đến 2 tiếng

2. Quy trình ủ bột bánh mì được thực hiện như thế nào?

Để làm ra được một chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thực tế, chất lượng bánh có đạt chuẩn hay không phụ thuộc vào nguyên liệu mà người làm bánh sử dụng và quy trình thực hiện. Trong đó, ủ một là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi làm bánh.

Về cơ bản, nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ủ bột theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Cho nguyên liệu lên trên một mặt phẳng và bắt đầu trộn
  • Tiến hành nhào bột đều tay
  • Tiếp đến, vo bột thành khối
  • Sau đó mang bột bánh mì ủ ở nhiệt độ phòng từ 30 phút đến 2 tiếng (tùy vào khối lượng bột mà bạn ủ)
  • Tiếp tục cho bột vào ngăn mát tủ lạnh ủ qua đêm trong khoảng từ 6 – 18 tiếng. 
Chất lượng bánh đạt chuẩn
Chất lượng bánh có đạt chuẩn hay không phụ thuộc vào nguyên liệu và quy trình làm

3. Hướng dẫn 3 phương pháp ủ bột cơ bản cho người mới bắt đầu

Nếu cảm thấy bản thân không có quá nhiều thời gian để ủ lạnh bạn theo cách bên trên, bạn có thể chọn thực hiện theo phương pháp ủ nhanh. Hãy thực hiện theo 3 cách mà chúng tôi hướng dẫn bên dưới đây để có thể nhanh chóng tạo được những mẻ bánh dành riêng cho mình nhé.

3.1. Phương pháp ủ bột nhanh bằng cách đậy khăn ẩm

  • Đầu tiên, tiến hành bật lò nướng và làm nóng lò ở nhiệt độ từ 180 – 260 độ C.
  • Cùng lúc đó, dùng một chiếc khăn sạch và nhúng khăn vào nước ấm sao cho làm ẩm toàn bộ khăn, đồng thời cần đảm bảo không khiến khăn ướt sũng nước.
  • Tiếp đến, lấy khăn ẩm trải lên toàn bộ khối bột, lúc này mép khăn sẽ rủ xuống thành khay ủ bột. Trong trường hợp khối bột lớn, bạn cần chủ động phủ hai chiếc khăn ẩm chồng lên nhau để giúp bột nở nhanh hơn.
  • Mang phần bột đã được phủ khăn đặt ở gần lò nướng, tận dụng sức nóng từ lò nướng sẽ giúp bột nở nhanh hơn rất nhiều.
  • Sau khoảng 30 phút, tiến hành kiểm tra để biết quá trình ủ đã hoàn tất hay chưa. 
  • Trong trường hợp thấy bột vẫn chưa nở gấp đôi, bạn cần tiếp tục ủ bột trong khăn ẩm, tiến hành kiểm tra lại sau 10 – 15 phút xem đã đạt chuẩn chưa.
Ủ bột bằng phương pháp đậy khăn ẩm
Ủ bột bằng phương pháp đậy khăn ẩm

3.2. Phương pháp ủ bột nhanh bằng lò vi sóng

  • Đầu tiên, cho khoảng 240ml nước vào một cốc thủy tinh và trực tiếp đặt cốc vào trong lò vi sóng.
  • Sau khoảng 2 phút làm nóng cốc nước bằng lò vi sóng ở chế độ nhiệt độ cao, sử dụng dụng cụ xê dịch cốc nước sang một bên, chừa vị trí để có chỗ đặt bát bột cần ủ.
  • Tiếp đến, cho khối bột đã nhào trước đó vào trong bát và đặt vào lò vi sóng, lưu ý không bật lò.
  • Sau 30 phút, tiến hành kiểm tra để biết quá trình ủ bột đã hoàn thành hay chưa. 
  • Nếu quan sát thấy bột nở gấp đôi tức là quá trình ủ bột đã xong. Ngược lại, trường hợp bột vẫn chưa nở hết mức, hãy tiếp tục cho vào lò vi sóng và chờ thêm 15 phút nữa (lưu ý không bật mở lò vi sóng).
  • Một số trường hợp hy hữu, sau 45 phút bột vẫn chưa nở hết, bạn cần lấy bột ra khỏi lò vi sóng, sau đó bắt đầu lại từ việc làm nóng cốc nước ở nhiệt độ cao trong khoảng 2 phút, đặt bát bột vào và tiếp tục ủ bột lần 3 trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Ủ bột bằng lò vi sóng
Ủ bột bằng lò vi sóng

3.3. Phương pháp ủ bột nhanh bằng lò nướng

  • Tiến hành làm nóng lò nướng ở nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 2 phút. 
  • Cùng lúc này, hãy bật bếp và đun sôi nước.
  • Sau đó, đổ nước sôi vào bát thủy tinh chuyên dùng cho lò vi sóng sao cho mực nước cách miệng bát từ 2,5 – 5cm.
  • Tiến hành đặt bát nước sôi vào trong lò nướng sau khi lò đã được làm nóng trong vòng 2 phút trước đó và đóng cửa lò lại.
  • Ngay sau đó, tiếp tục cho khay đựng bột vào trong lò nướng rồi đóng cửa lại. Lúc này, hơi ấm từ lò nướng và bát nước sẽ tạo ra môi trường ẩm và ấm, góp phần kích thích bột nở nhanh chóng. 
  • Chỉ nên ủ bột cho đến khi bột nở gấp đôi, vì thế hãy kiểm tra bột sau 15 phút để xem bột nở hết chưa. 
  • Trong trường hợp bột vẫn chưa nở gấp đôi, cần tiếp tục ủ bột trong lò nướng và kiểm tra sau 15 phút.
Ủ bột bánh mì trong lò nướng
Ủ bột bánh mì trong lò nướng nhanh và khá đơn giản

4. Những lưu ý trong quá trình ủ bột

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo những hướng dẫn bên trên, bạn còn cần phải lưu ý đến nhiều vấn đề khác trong quá trình ủ bột, chẳng hạn như:

  • Không nên ủ ở nhiệt độ quá cao, mặc dù điều này sẽ kích thích bột nở nhanh hơn, rút ngắn thời gian ủ nhưng mùi vị món bánh tạo ra sẽ không thực sự thơm ngon.
  • Tốt hơn hết nên ủ bột ở nhiệt độ phòng, trong khoảng từ 23 – 29 độ C.
  • Nên ủ bột 2 lần, và trong lần ủ thứ nhất, chỉ nên ủ đến khi bột nở gấp rưỡi hoặc gấp đôi. 
  • Muốn kiểm tra xem bột đã nở đủ hay chưa bạn có thể cắm 1 hoặc 2 ngón tay vào khối bột, sâu xuống khoảng 2cm, trong trường hợp rút ngón tay lên mà vết lõm giữ nguyên thì chứng tỏ bột đã nở đủ, ngược lại nếu vết lõm phồng trở lại thì bạn cần phải tiến hành ủ thêm.
  • Trong quá trình ủ bột, cần phải tiến hành che/ đậy bằng cách cho khối bột vào túi nilon, buộc lại, hoặc dùng khăn ẩm phủ lên âu đựng bột,… điều này sẽ giúp cho mặt trên của khối bột khỏi bị khô.
 quá trình ủ bột
Lưu ý trong quá trình ủ bột

5. Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn biết được cần phải ủ bột bánh mì trong bao lâu. Trong trường hợp muốn ủ xong 1 số lượng lớn bột trong thời gian ngắn, bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của những dòng tủ ủ bột cao cấp. Ngay bây giờ hãy bắt tay ngay vào công đoạn làm bánh nhé.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân