Top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ phát triển toàn diện

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Ngoài các chương trình đào tạo đúng chuẩn thì việc chơi các trò chơi thích hợp cũng là cách để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện. Nếu bạn đang có con nhỏ trong độ tuổi cần phát triển ngôn ngữ thì bài viết này sẽ rất hữu ích. Vua Nệm xin mang đến cho bạn đọc top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ bổ ích, lý thú và dễ chơi dành cho trẻ. 

trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trẻ
TOP trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trẻ

1. Những lợi ích của trò chơi phát triển ngôn ngữ

Việc hình thành khả năng ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Do đó, ngoài học tập bố mẹ cần kết hợp các trò chơi ngôn ngữ để con có thể nói tốt hơn. Sau đây là một số lợi ích của trò chơi ngôn ngữ đối với trẻ: 

  • Giúp trẻ phát ra âm thanh, luyện tập nói, luyện hơi thở, giúp trẻ nói mạch lạc hơn. 
  • Giúp tăng vốn từ vựng cho trẻ thông qua các chủ đề trò chơi đa dạng. 
  • Giúp trẻ phát triển tình cảm và đạo đức thông qua các trò chơi. Những bài học đạo đức được lồng ghép sẽ giúp trẻ có được một tâm hồn đẹp, biết chia sẻ cảm thông ngay từ khi còn thơ bé. 
  • Tăng nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh, giúp bé hình thành hiểu biết và yêu thích khám phá thế giới. 
Vai trò của phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ vô cùng quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn đầu đời

2. Top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ bố mẹ nên cho trẻ tham gia

Việc kết hợp các trò chơi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là phương pháp vô cùng hiệu quả. Bố mẹ có thể áp dụng top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ sau đây để cùng con luyện nói và tăng vốn từ vựng mỗi ngày nhé!

2.1. Trò chơi bắt chước

Trò chơi bắt chước rất thích hợp với các bé dưới 1 tuổi. Và đây cũng là một trong top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng hiện nay. Hầu hết các bé đều yêu thích các đồ vật có màu sắc sặc sỡ hoặc có âm thanh vui tai. Bạn có thể thực hiện bắt chước tiếng các con vật xung quanh, tiếng la hét của bé và quan sát phản ứng của con. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại, bé sẽ có phản xạ bắt chước các âm thanh mình nghe được. Đây chính là tiền đề để bé phát triển khả năng ngôn ngữ. 

Cùng con chơi trò chơi bắt chước
Cùng con chơi trò chơi bắt chước

2.2. Trò chơi nhảy múa

Các em bé thường rất hiếu động và yêu thích âm nhạc. Vậy nên cùng con chơi trò chơi nhảy múa cũng là cách để con phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ba mẹ có thể cho bé nghe các bài hát, bản nhạc sôi động sau đó cầm tay trẻ múa hoặc quay tròn theo nhạc. Các con thường sẽ cảm thấy thích thú và ê a theo tiếng nhạc. Ba mẹ cũng có thể nhại lại các âm thanh do bé phát ra, trẻ sẽ hào hứng và chơi trò chơi nhiệt tình hơn.

2.3. Trò chơi tập làm ca sĩ

Tập làm ca sĩ luôn nằm trong top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ hiệu quả dành cho trẻ mầm non. Cách chơi trò chơi này trên thực tế vô cùng đơn giản. Ba mẹ có thể cùng con luyện giọng, bắt chước hát theo các bài hát đơn giản dành cho thiếu nhi. Trò chơi này sẽ giúp bé luyện giọng và luyện phát ra các âm thanh cơ bản. Ngoài ra, đây cũng là trò chơi tạo điều kiện cho các bé có năng khiếu âm nhạc tìm thấy đam mê sau này.

2.4. Chơi các món đồ chơi đa dạng màu sắc

Cho con tiếp xúc với các món đồ chơi có nhiều màu sắc không chỉ giúp bé phát triển thị giác mà còn cả khả năng ngôn ngữ. Và ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này từ rất sớm. Ngay khi bé khoảng 2 tuần tuổi, bố mẹ có thể treo vào cũi các món đồ chơi với màu sắc nổi bật. Bạn có thể cùng con chơi đùa với các món đồ chơi và kể những câu chuyện liên quan để con nghe và luyện tập khả năng nhận thức với ngôn ngữ. 

Cùng bé phát triển ngôn ngữ với các món đồ chơi nhiều màu sắc
Cùng bé phát triển ngôn ngữ với các món đồ chơi nhiều màu sắc

2.5. Trò chơi chiếc túi thần kỳ

Chiếc túi thần kỳ là trò chơi nằm trong top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ mà ba mẹ nên chơi cùng con. Mục đích của trò chơi này là giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời giúp bé linh hoạt trong việc sắp xếp ngôn ngữ, tăng hiệu quả biểu đạt. Cách chơi trò chơi chiếc túi thần kỳ này vô cùng đơn giản. Ba mẹ hãy chuẩn bị một chiếc túi và các món đồ chơi như củ, quả, bát, thìa, xe ô tô,… 

Đầu tiên, ba mẹ hãy để các món đồ chơi vào túi. Sau đó, ba mẹ cho tay vào túi để chọn một món đồ và bắt đầu dùng lời nói để miêu tả món đồ mà mình đang nắm trong tay. Chú ý, hãy sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, dễ hình dung để bé có thể đoán được món đồ mà bạn đang nói đến. 

2.6. Trò chơi xem ai gọi nhanh

Trong trò chơi xem ai gọi nhanh, ba mẹ cần chuẩn bị trước các bức tranh hoặc đồ vật để chơi cùng con. Cách chơi như sau: Ba mẹ sẽ giơ từng bức tranh lên và hỏi bé: “Đây là cái gì?”. Sau đó bé sẽ nói nhanh từ chỉ đồ vật hoặc động vật có trong tranh. Ba mẹ cứ thế thực hiện lần lượt với các bức tranh khác. Trò chơi này sẽ giúp bé tăng cường khả năng quan sát, tăng khả năng ghi nhớ và tạo cho bé phản ứng nói nhanh, hoạt ngôn. 

2.7. Trò chơi thanh âm của rừng xanh

Ứng viên sáng giá trong trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ tiếp theo chính là trò chơi thanh âm của rừng xanh. Để chơi trò chơi này, ba mẹ cần chuẩn bị các con vật đồ chơi thật đa dạng. Cách chơi như sau: Ba hoặc mẹ sẽ giơ một con vật lên và nói “(Tên loài vật) kêu”. Bé sẽ bắt chước âm thanh của loài vật đó. Ba hoặc mẹ sẽ liên tục thay đổi hiệu lệnh để bé tiếp tục cho đến khi trò chơi kết thúc. 

Mục đích của trò chơi này chính là để bé ghi nhớ tốt hơn, tăng cường khả năng phát ra âm thanh. Trò chơi này cũng giúp trẻ phản xạ nhanh hơn với các hiệu lệnh. 

Trò chơi thanh âm của rừng xanh giúp cải thiện từ vựng cho trẻ
Trò chơi thanh âm của rừng xanh giúp cải thiện từ vựng cho trẻ

>>>Đọc ngay:

2.8. Trò chơi thông minh nhanh trí

Nhắc đến top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ ba mẹ không thể bỏ qua trò chơi thông minh nhanh trí. Trước khi chơi, ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn một bức tranh khu rừng với nhiều loài động vật. Khi trò chơi bắt đầu, bố hoặc mẹ sẽ giơ bức tranh lên cho bé quan sát xem trong tranh có những con vật nào. Sau đó, bố mẹ che bức tranh đi. Hãy yêu cầu trẻ nhớ và liệt kê các con vật bé đã nhìn thấy trong tranh. Cuối cùng, mẹ lật tranh ra và cùng bé kiểm tra lại xem con đã gọi tên đúng chưa. 

2.9. Trò chơi tập đếm số lượng các bộ phận trên cơ thể

Trò chơi đếm các bộ phận cơ thể rất thích hợp với bé từ 3 tuổi. Trong quá trình chơi, bố mẹ sẽ hướng dẫn bé đếm từng bộ phận trên cơ thể như hai tay, hai chân,… Trò chơi này có tác dụng giúp bé làm quen với các số đếm. Đồng thời cũng giúp bé rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng tính toán để làm tiền đề cho việc học tập sau này. 

2.10. Trò chơi hái hoa

Để chơi hái hoa, ba mẹ sẽ cần chuẩn bị trước một chậu hoa nhựa với 4 loại hoa khác nhau. Cách chơi trò chơi này rất đơn giản, ba mẹ sẽ miêu tả đặc điểm của loại hoa mà mình muốn lấy, về màu sắc, hình dáng,… Bé sẽ lắng nghe mô tả này và hái loại hoa đó về cho ba mẹ. Trò chơi này sẽ giúp trẻ tăng khả năng phân biệt các loại hoa, luyện tập phát âm và phát triển vốn từ. 

Cùng con chơi hái hoa để phát triển ngôn ngữ tốt hơn
Cùng con chơi hái hoa để phát triển ngôn ngữ tốt hơn

2.11. Trò chơi tập tầm vông

Tập tầm vông là trò chơi phát triển ngôn ngữ vô cùng quen thuộc với ba mẹ và bé. Tác dụng của trò chơi này chính là sẽ giúp bé nhớ lời bài hát, phát triển khả năng ghi nhớ và hoạt ngôn hơn. Trong quá trình hát bài Tập tầm vông, ba mẹ có thể nắm tay bé và cùng xoay tròn. Hãy khuyến khích bé nhẩm hát theo ba mẹ để con nhớ lời bài hát nhanh hơn. 

2.12. Trò chơi nói theo mẫu câu

Nói theo mẫu câu chính là trò chơi tiếp theo trong trò chơi phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ mà ba mẹ nên áp dụng. Trước tiên, ba mẹ cần chuẩn bị một số bức tranh. Tiếp theo, ba mẹ sẽ giơ từng tranh lên cho bé nhìn, sau đó dựa vào nội dung tranh mà ba mẹ sẽ nói một mẫu câu đơn giản. Để bé nhắc lại mẫu câu đó. Tác dụng của trò chơi này chính là để giúp bé củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp, tự tin và mạnh dạn hơn khi gặp các cấu trúc tương tự. 

2.13. Trò chơi đôi bàn tay

Cách thực hiện trò chơi đôi bàn tay vô cùng dễ. Ba mẹ hãy ngồi đối diện với bé, sau đó đọc to: “Đôi bàn tay có thể nói – Theo cách riêng của mình – Khi gặp người bạn thân – Bàn tay giúp tôi nói”. Đến đây, ba mẹ hãy vừa nói vừa thực hiện các động tác “Xin chào” (giơ tay ra chào), “Đến đây nào” (vẫy bé về phía mình), “Tôi đồng ý” (tạo biểu tượng OK bằng ngón trỏ và ngón cái),…

Sau đó, ba mẹ hãy để bé là người vừa nói vừa thực hiện các động tác vừa rồi. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng nói câu trọn vẹn, linh hoạt trong quá trình nói chuyện. 

Cùng bé luyện nói với trò chơi Đôi bàn tay
Cùng bé luyện nói với trò chơi Đôi bàn tay

2.14. Trò chơi đọc sách có tương tác

Sách chính là kho tàng từ vựng phong phú mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên tận dụng để phát triển ngôn ngữ cho con. Để giúp tăng vốn từ vựng cho trẻ, ba mẹ hãy thường xuyên cùng con đọc sách. Trong quá trình đọc, bạn có thể cùng con tóm tắt, kể lại các câu chuyện trong sách theo cách hiểu của con. Đây chính là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp con có thể luyện tập khả năng nói và ghi nhớ chi tiết tốt hơn. 

2.15. Trò chơi đồng hồ tích tắc

Nằm trong trò chơi phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ mà ba mẹ có thể tham khảo tiếp theo chính là trò chơi đồng hồ tích tắc. Cách chơi trò chơi đồng hồ tích tắc này như sau: 

Đầu tiên ba mẹ sẽ hướng dẫn bé cầm hai vành tai. Sau đó, cùng bé nói “Tích” khi con nghiêng về bên phải, “Tắc” khi con nghiêng người về bên trái. Cứ như thế, ba mẹ và bé sẽ nghiêng người sang hai bên và nói liên tục “Tích tắc, tích tắc”. Sau khi bé đã quen nhịp, ba mẹ hãy cùng bé làm các động tác theo nhịp bài thơ sau: 

“Tích tắc tích tắc

Đồng hồ quả lắc

Kim ngắn chỉ giờ

Kim dài chỉ phút

Tích tắc tích tắc.”

2.16. Trò chơi đua thuyền

Để chơi đua thuyền cùng con, ba mẹ hãy chuẩn bị một chậu nước to và 3 chiếc hộp rỗng. Cách chơi như sau: Ba mẹ cùng bé đặt hộp rỗng vào chậu nước sau đó dạy con cách thổi để thuyền dịch chuyển từ bên này sang bên kia. Mục đích của trò chơi này chính là giúp trẻ tăng khả năng phân tích và phản ứng nhanh nhạy để tìm cách thổi cho thuyền đi nhanh hơn. 

Chơi đua thuyền là trò chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả
Chơi đua thuyền là trò chơi giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả

>>>Tìm hiểu ngay:

2.17. Trò chơi tìm đồ vật thích hợp với thời tiết

Ba mẹ hãy chuẩn bị các bức tranh thể hiện các hiện tượng thời tiết như nắng, mưa, bão,… các mùa trong năm như mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông,… các món đồ liên quan như mũ, áo mưa, ô,…

Sau đó, ba mẹ sẽ giữ trên tay bức tranh về thời tiết và để bé lựa chọn tranh vẽ các món đồ phù hợp với thời tiết đó. Tiếp theo, ba mẹ có thể hỏi bé những món đồ này có ích như thế nào trong thời tiết đó. Mục đích của trò chơi này chính là giúp trẻ phân tích, suy luận để tìm được đồ vật phù hợp. Từ đó, bé sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ và tăng vốn từ vựng. 

2.18. Trò chơi gọi điện thoại

Trò chơi tiếp theo trong tốp trò chơi phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ chính là chơi gọi điện thoại. Ba mẹ hãy dùng hai chiếc điện thoại đồ chơi và chơi trò gọi điện cùng bé. Trong quá trình nói chuyện qua điện thoại, bé sẽ phát triển khả năng giao tiếp, phản ứng nói thành câu tốt hơn, nâng cao vốn từ vựng. 

2.19. Trò chơi xây dựng

Trò chơi xây dựng rất thích hợp với các bé từ 2 tuổi trở lên. Ba mẹ có thể chuẩn bị cho con các bộ đồ chơi như xe ô tô, đồ lắp ghép,… Trong quá trình chơi cùng con, ba mẹ có thể kết hợp hỏi về các món đồ chơi và để trẻ giải thích tại sao con lại chọn món đồ đó. Sự tương tác qua lại giữa ba mẹ và bé sẽ giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng sự hứng thú và ghi nhớ từ vựng tốt hơn. 

Trò chơi xây dựng giúp con ghi nhớ từ vựng tốt hơn
Trò chơi xây dựng giúp con ghi nhớ từ vựng tốt hơn

2.20. Trò chơi tưởng tượng

Các trò chơi tưởng tượng mà bố mẹ có thể chơi cùng con vô cùng đa dạng. Bạn có thể chơi cùng bé các trò sắm vai hoặc giả tưởng. Ví dụ giả làm bác sĩ, lính cứu hỏa hay một loài động vật. Trò chơi tưởng tượng được các nhà khoa học xác định có khả năng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ vô cùng tốt. 

Trên đây là top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ mà Vua Nệm đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho ba mẹ có con nhỏ nhiều gợi ý hữu ích trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho con. Hãy đồng hành cùng con yêu và giúp con phát triển khỏe mạnh, toàn diện trong những năm tháng đầu đời ba mẹ nhé!

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM