Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng này được các trường đại học chú trọng, thậm chí có nhiều môn học đào tạo chuyên biệt. Tư duy phản biện cũng là tiêu chí hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Vậy, tư duy phản biện là gì? Cách thức nào giúp rèn luyện tư duy phản biện? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
1. Tư duy phản biện là gì?
Không có một định nghĩa hoặc khái niệm cụ thể nào về tư duy phản biện. Mặc dù vậy, hiện nay, hầu hết các định nghĩa tư duy phản biện đều nhấn mạnh vào khả năng lập luận.
Tư duy phản biện hay còn được gọi là Critical Thinking trong tiếng Anh, là khả năng suy nghĩ, tư duy rõ ràng, có lập luận đúng đắn về niềm tin hoặc về việc mà bạn đang làm. Tư duy phản biện bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ phản chiếu và suy nghĩ độc lập.
Còn theo triết học, tư duy phản biện là quá trình biện chứng nhằm phân tích và đánh giá thông tin dưới một cách nhìn, quan điểm khác. Lối suy nghĩ khác đi sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của vấn đề, từ đó có thể khẳng định và phán đoán vấn đề một cách chắc chắn và cụ thể hơn.
2. Đặc điểm của tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là tích lũy thông tin hay sở hữu nhiều kiến thức. Người có kỹ năng tư duy phản biện có khả năng suy luận hệ quả từ những thông tin mà họ biết. Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề và tìm kiếm những nguồn thông tin khác để tăng vốn kiến thức của mình về vấn đề đó.
Tuy nhiên, tránh lần lẫn giữa tư duy phản biện và việc tranh cãi hoặc chỉ trích người khác. Kỹ năng tư duy phản biện giúp hình thành những lập luận đúng đắn và phần lớn mang tính xây dựng.
Không chỉ vậy, tư duy phản biện còn có khả năng tạo nên cá tính riêng, hình thành tri thức và các kỹ năng cần trong cả học tập và làm việc. Do đó, rèn luyện tư duy phản biện ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm hơn.
3. Các cách thức rèn luyện tư duy phản biện
Không phải là một bản năng, tư duy phản biện là một kỹ năng mà con người cần rèn luyện thường xuyên. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để rèn luyện tư duy phản biện:
3.1 Đánh giá khách quan
Đây là một trong những kỹ năng đầu tiên mà con người cần nắm bắt và xây dựng để rèn luyện tư duy phản biện.
Đánh giá khách quan nghĩa là khi đứng trước một sự việc nào đó, bạn không chỉ đánh giá sự việc đó dưới góc nhìn của riêng bạn, mà phải đánh giá dưới góc nhìn khách quan, không bị chi phối hoặc tác động bởi bất cứ yếu tố bên ngoài nào.
Để rèn luyện được kỹ năng này, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ phải làm gương cho con trẻ bằng các hành động thiết thực như: không áp đặt, không thiên vị, cư xử công bằng…Từ đó giúp trẻ xây dựng lối suy nghĩ và đánh giá mọi việc một cách khách quan.
3.2 Đưa ra giả định
Tư duy phản biện được hình thành từ những nghi vấn và giả định. Do đó, để rèn luyện tư duy phản biện, bạn phải liên tục đưa ra những giả định khi đối mặt với một vấn đề nào đó. Những nghi vấn và thắc mắc sẽ giúp bạn phân tích cũng như hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, từ đó có thể phản biện và tranh luận tốt hơn.
3.3 Tư duy ngược
Đây được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để rèn luyện tư duy phản biện.
Việc đảo ngược tình huống sẽ đem đến cho bạn một góc nhìn mới, từ đó giúp bạn hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và chi tiết hơn. Sự am hiểu vấn đề tường tận cũng đẩy nhanh quá trình đưa ra quyết định.
Nếu việc đảo ngược vấn đề không đem lại kết quả đúng, bạn có thêm cơ sở để khẳng định nhận định còn lại đúng. Tư duy ngược giúp bạn đối chiếu kết quả một lần nữa trước khi đưa ra cuối cùng cho một vấn đề.
Tư duy ngược phù hợp trong toán học khi bạn cần xét hai điều kiện cần và đủ để tìm ra lời giải.
3.4 Dùng dẫn chứng thực tế
Trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện, dùng dẫn chứng thực tế là một trong những cách thiết thực và hiệu quả nhất. Để quyết định trở nên thuyết phục, bạn cần phải dùng dẫn chứng thực tế.
Bên cạnh các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng thực tế có tác dụng củng cố quyết định của bạn cũng như các lập luận mà bạn đã đưa ra để tranh luận cho một vấn đề.
Để sử dụng dẫn chứng thực tế, bạn cần phải trang bị kiến thức sâu rộng để có thể cung cấp những dẫn chứng chặt chẽ và thuyết phục.
3.5 Tránh thỏa hiệp khi tranh luận
Hạn chế thỏa hiệp khi tranh luận chính là một trong những cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả. Trên thực tế, bạn phải luôn ý thức được rằng không phải mình luôn đúng và người khác luôn sai. Bạn phải phân định rạch ròi giữa phản biện và đề cao cái tôi bản thân với tư tưởng chủ quan hóa.
Tư duy phản biện là hình thức tranh luận một cách văn minh, nhằm bảo vệ quan điểm của bản thân theo góc nhìn khách quan, không phiến diện. Không chỉ vậy, những tranh luận còn được chứng minh bằng các dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục.
Vậy nên, để rèn luyện tư duy phản biện, bạn phải cần hạn chế tối đa việc thỏa hiệp khi tranh luận.
3.6 Kết luận thông qua dẫn chứng
Dẫn chứng thực tế luôn là yếu tố mang tính thuyết phục nhất. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể áp dụng nhằm đưa ra kết luận thông qua dẫn chứng thực tế:
- Ai là người thu thập bằng chứng?
- Cách thức thu thập bằng chứng?
- Bằng chứng thể hiện điều gì? Đem lại ý nghĩa gì?
Kết luận thông qua dẫn chứng là một trong những cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, khẳng định lý lẽ và lập luận của bạn một cách chắc chắn.
3.7 Thường xuyên rèn luyện tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một kỹ năng được xây dựng và trau dồi qua năm tháng. Đây không phải là bản năng hay kỹ năng sẵn có, thiên phú.
Để phát triển kỹ năng này, bạn cần phải rèn luyện tư duy phản biện thường xuyên, nhằm trau dồi kiến thức cũng như nâng cấp kỹ năng liên tục.
Thường xuyên rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp bạn có những lập luận sắc bén, thuyết phục cùng khả năng tranh luận hợp lý, dễ dàng chinh phục đối phương.
XEM THÊM:
- TOP 10 sách hay về tư duy ít nhất phải đọc 1 lần trong đời
- 9 cuốn sách dành cho bé 3 tuổi kích thích phát triển tư duy và sáng tạo
- 10 cuốn sách cho dân văn phòng nên học để mài bén tư duy trong công việc
4. Tổng kết
Tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết với mọi người trong hầu hết các môi trường, từ: môi trường làm việc, học tập đến đời sống hàng ngày.
Để đạt được kỹ năng tư duy phản biện tốt, bạn cần phải thường xuyên rèn luyện để trau dồi thêm khả năng cũng như kiến thức, đảm bảo đưa ra những dẫn chứng, lập luận thuyết phục đối phương.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về tư duy phản biện cũng như cách thức rèn luyện kỹ năng này! Hy vọng quý độc giả có thể áp dụng các phương thức trên để rèn luyện, nhằm trang bị cho bản thân khả năng tư duy phản biện tốt nhất, hiệu quả nhất.
Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết tiếp theo nhé!