Trào ngược axit ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Giấc ngủ ban đêm là nỗi ám ảnh của nhiều người mắc chứng trào ngược dạ dày. Bởi việc nằm ngủ có thể làm cơn trào ngược trầm trọng hơn, gây cảm giác chua đắng trong miệng hoặc ho, buồn nôn. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu trào ngược axit ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào cùng biện pháp khắc phục nhé!

1. Trào ngược axit ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Trào ngược dạ dày (tên viết tắt GERD) là 1 căn bệnh mãn tính khá phổ biến. GERD gây ra tình trạng acid trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản, kích thích lớp niêm mạc thực quản. Nó gây ra các cơn ợ nóng khó chịu, gây mất ngủ hoặc các dạng rối loạn giấc ngủ. 

Theo báo cáo của tổ chức Giấc Ngủ Quốc Gia (NSF), trào ngược dạ dày là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn giấc ngủ ở nhóm người trong độ tuổi 45 – 64. Các triệu chứng thường gặp liên quan tới giấc ngủ do chứng trào ngược dạ dày gây ra gồm 

Trào ngược dạ dày gây ra rối loạn giấc ngủ
Trào ngược dạ dày là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn giấc ngủ

Trong đó, chứng ngưng thở khi ngủ là phổ biến nhất ở người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD. Đây là tình trạng người bệnh cảm thấy khó thở, thở nông hoặc nhiều lần ngưng thở hoàn toàn trong khi đang ngủ với tần suất khoảng 30 lần trong 1 giờ. Khoảng ngừng thở có thể kéo từ vài giây đến vài phút. Mặc dù nhịp thở sau những quãng ngưng thở sẽ trở về như bình thường nhưng sẽ kèm theo tiếng khịt mũi hoặc tiếng nghẹn khá lớn. 

Người mắc chứng này thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã có 1 đêm ngủ đủ giấc. Hậu quả là bạn khó tập trung khi làm việc, học tập và luôn trong tình trạng kiệt sức. Chính vì vậy, không nên xem thường chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu có dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời. Một số triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày gây ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ là nóng rát cổ, ho hoặc nghẹt thở. 

Trào ngược axit gây ra tình trạng axit dạ dày tràn lên thực quản, dâng cao lên cổ họng và thanh quản, khiến người bệnh ho hoặc nghẹt thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

2. Một số biện pháp cải thiện giấc ngủ khi bị trào ngược dạ dày

Có thể thay, tình trạng ngược axit ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, gián tiếp gây suy giảm sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để cải thiện giấc ngủ đối với người không may mắc hội chứng này là 1 điều quan trọng. Dưới đây, Vua Nệm sẽ mách cho bạn 1 số biện pháp cải thiện giấc khi bị trào ngược dạ dày. Cụ thể: 

2.1. Ngủ nghiêng ở bên trái

ngủ nghiêng bên trái giảm trào ngược axit
Người mắc bệnh trào ngược axit sẽ giảm bớt các triệu chứng khi ngủ nghiêng bên trái

Nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh trào ngược axit sẽ giảm bớt các triệu chứng khi ngủ nghiêng về phía bên trái. Vị trí này ngăn axit trào lên thực quản, gây ra các cơn ợ nóng khi nằm ngủ. Hơn nữa, lợi ích khác của việc nằm nghiêng bên trái đối còn bao gồm giảm hiện tượng ngủ ngáp, giảm tần suất ngưng thở khi ngủ. Nhìn chung, đây là biện pháp hàng đầu bạn nên nghĩ đến khi muốn cải thiện chứng trào ngược axit. 

2.2. Kê thêm gối

Ở tư thế nằm ngủ, dạ dày và cổ họng của chúng sẽ ở trên cùng một mặt phẳng nằm ngang, do đó, dễ tạo điều kiện để dịch vị axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản, thanh quản gây triệu chứng ợ nóng, ho. 

Chính vì thế, giải pháp cho điều này là hãy đặt phần đầu, cổ của bạn cao hơn so với phần bụng. Bạn có thể dễ dàng nâng phần trên của cơ thể với chiếc gối cao hoặc nâng phần đầu giường cao hơn. Gối nên sử dụng là gối đặc biệt chuyên dụng, được thiết kế với mục đích nâng phần trên cơ thể. 

2.3 Mặc quần áo thoáng rộng khi ngủ

Không nên mặc quần áo quá bó chặt khi đi ngủ, đặc biệt là phần quanh eo. Vì mặc như vậy, bạn có thể vô tình gây áp lực lên dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit. Quần áo phù hợp là quần áo sử dụng vải thoáng mát, kích thước rộng rãi. 

2.4 Không ăn đồ cay nóng

Thực phẩm, đồ uống cay nóng gây trào ngược axit
Thực phẩm, đồ uống cay nóng làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit

Các loại thực phẩm đồ uống cay nóng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược axit gây ợ nóng, ho, buồn. Chúng bao gồm rượu, cà phê, trà, cacao, sô cô la, tỏi, bạc hà, hành, sữa, chất cay, dầu mỡ, thức ăn béo, thực phẩm có tính acid như cà chua hoặc cam quýt.

2.5 Không ăn quá no vào buổi tối

Các chuyên gia khuyên rằng để hạn chế trào ngược axit ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên dùng bữa tối cách giờ đi ngủ ít nhất từ 2-3 tiếng đồng hồ. Điều này giúp giảm tải áp lực tiêu hóa thức ăn vào ban đêm. 

2.6 Thư giãn trong khi ăn

Khi ăn quá nhanh, ăn vội hoặc bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng 1 vấn đề gì đó, bộ não sẽ truyền tín hiệu khiến acid chứa trong dạ dày tiết ra nhiều hơn. Điều này dẫn đến các cơn đau dạ dày, trào ngược axit.

Chính vì vậy, việc thư giãn trong khi dùng bữa sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng này đồng thời hỗ trợ thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Sau bữa ăn tránh nên nằm ngat mà nên vận động nhẹ nhàng. Bạn có thể thử các kỹ thuật thư giãn như đi bộ chậm trong nhà hoặc thở sâu..

2.7 Tập thể dục 

vận động giảm trào ngược axit
Thói quen vận động giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược axit

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện và điều hòa giấc ngủ hiệu quả. Nó còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược axit. Nhưng không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì tập thể dục sẽ làm tăng hormone adrenaline một cách tự nhiên, khiến bạn khó vào giấc, trằn trọc. 

3. Một số lưu ý khác để ngủ ngon hơn

Dưới đây là 1 số lưu ý để cải thiện chất lượng ngủ dành cho người bị mắc chứng trào ngược axit: 

  • Sau khi ăn, không nên đi ngủ quá sớm vì nó có thể khiến các triệu chứng trào ngược axit trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
  • Bạn có thể nhai kẹo cao su sau khi ăn. Hành động này giúp kích thích sản xuất nước bọt nhiều hơn từ đó hỗ trợ làm dịu thực quản.
  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân quá mức thì nên có kế hoạch giảm cân, dù chỉ là vài kilogram. Lý do là các triệu chứng trào ngược axit có mối liên hệ với cân nặng. Khi cân nặng tăng, các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược acid dạ dày trở nên tồi tệ hơn 
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá. Việc hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit và gây mất ngủ, khó ngủ. Nếu bạn chưa bỏ được thói quen này ngay lập tức thì hãy cố gắng tránh hút thuốc ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. 
  • Kiểm tra các loại thuốc đang dùng: Một số thuốc điều trị bệnh có thể kích hoạt các cơn trào ngược axit, các loại thuốc này thường là thuốc điều trị hen suyễn, một số loại thuốc hormon và thuốc chống trầm cảm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thông tin  tất cả các loại thuốc đang dùng để có biện pháp can thiệp phù hợp.
nhai kẹo cao su sau khi ăn giảm trào ngược axit
Bạn có thể nhai kẹo cao su sau khi ăn
  • Sử dụng thuốc kháng axit: Đây là loại thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng trào ngược axit. Thuốc chỉ nên sử dụng trong quãng thời gian 1-2 tuần. Nếu sau đó vẫn không cải thiện triệu chứng thì nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Uống trà hoa cúc hoặc trà gừng cũng giúp người bệnh ngủ ngon hơn. 

Trên đây là bài tổng hợp các thông tin liên quan tới tình trạng trào ngược axit ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hy vọng với  những gợi ý Vua Nệm chia sẻ, bạn có thể áp dụng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ 1 cách tốt nhất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. Chúc bạn luôn ngủ ngon, sống trọn. 

Nguồn tham khảo: https://www.sleep.com/sleep-health/sleep-acid-reflux

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM