Thịt đỏ là gì? Thịt đỏ khác thịt trắng như thế nào? Có nên ăn nhiều thịt đỏ không?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Dựa vào yếu tố liên quan đến màu sắc, thịt gồm có hai loại là thịt trắng và thịt đỏ. Thịt đỏ là nguồn thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết thịt đỏ là gì và ăn nhiều thịt đỏ có tốt cho cơ thể không. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về thịt đỏ trong bài viết này ngay sau đây.

Tìm hiểu thông tin về thịt đỏ
Tìm hiểu thông tin về thịt đỏ

1. Thịt đỏ là gì?

Theo nghiên cứu, thịt đỏ là thịt có màu đỏ khi được đặt ở nhiệt độ phòng, còn tươi và không bị chuyển thành màu trắng sau khi nấu chín. Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng myoglobin (sắc tố tạo nên màu sắc của thịt) cao hơn thịt trắng. Sau khi myoglobin tiếp xúc với oxy sẽ tạo ra màu đỏ tươi.  Thông thường đây là thịt của các loài động vật có vú như thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt ngựa,…

Thành phần của thịt đỏ có chứa nhiều vitamin B12 và vitamin B6. Ngoài ra, thịt đỏ còn được nhắc đến là một loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, rất tốt cho trẻ tuổi vị thành niên và người trưởng thành.

Thịt đỏ cũng chứa phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như sắt, kẽm và những loại axit béo có lợi như omega 3, omega 6,… Vì vậy, loại thịt này được các chuyên gia khuyên dùng cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

thịt đỏ là gì?
Màu của thịt đỏ ở nhiệt độ phòng

2. Thịt đỏ và thịt trắng khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt chính giữa thịt trắng và thịt đỏ là lượng myoglobin được tìm thấy trong cơ bắp động vật. Myoglobin là một protein có trong các mô cơ liên kết với oxy để có thể sử dụng làm năng lượng.

Myoglobin là sắc tố chính chịu trách nhiệm cho màu sắc của thịt, vì khi tiếp xúc với oxy nó có màu đỏ tươi. Thịt đỏ có hàm lượng myoglobin cao hơn thịt trắng, đó là nguyên nhân làm nổi bật màu sắc của chúng.

Tuy nhiên, ngoài ra một số yếu tố như loài động vật, giới tính, độ tuổi, chế độ ăn uống và mức độ vận động cũng có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của thịt.

Ví dụ như những loài động vật vận động nhiều, trong cơ bắp sẽ có nồng độ myoglobin cao hơn vì chúng cần nhiều oxy hơn để hoạt động. Như vậy điều này cho thấy thịt đến từ các loại động vật này sẽ màu đỏ đậm hơn. Tuy nhiên sự thay đổi màu sắc của thịt cũng có thể ảnh hưởng bởi các phương pháp đóng gói và chế biến.

Các loại thịt sống như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn phải lần lượt là màu đỏ anh đào, đỏ anh đào đậm, hồng xám để tối ưu nhất. Đối với các loại gia cầm sống, màu sắc có thể thay đổi từ màu trắng xanh sang màu vàng.

Sự khác nhau giữa thịt đỏ và thịt trắng
Sự khác nhau giữa thịt đỏ và thịt trắng

3. Ăn nhiều thịt đỏ có tốt không?

Giữa thịt trắng và thịt đỏ thì thịt đỏ sẽ chứa nhiều sắt rất tốt cho những bạn gái hay phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Đồng chất sắt có trong thịt trắng sẽ khó hấp thụ hơn so với thịt đỏ.

Ngoài ra thịt đỏ còn có công dụng cung cấp vitamin B12, giúp tạo ADN và giữ cho các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh. Không những thế, kẽm có trong thịt đỏ còn có tác dụng tốt cho hệ thống miễn dịch. Đây còn là loại thực phẩm quan trọng cung cấp lượng đạm dồi dào cho cơ thể, xương và cơ bắp phát triển.

Tuy nhiên, tương tự nhiều loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều loại thịt này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường… Chính vì thế, bạn không nên lạm dụng thịt đỏ mà cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để nạp một lượng vừa đủ cho cơ thể.

4. Cơ thể sẽ như thế nào khi không ăn thịt đỏ?

Trong loại thịt này có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cũng như để lại một số tác hại đến cơ thể. Do đó khi ngừng ăn thịt đỏ, ngoài những thay đổi tích cực bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ thể gặp phải những ảnh hưởng không tốt. Những thay đổi tích cực nhất là giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Khi giảm lượng đạm có chứa nhiều trong thịt màu đỏ sẽ giúp cơ thể bạn có cơ hội hấp thụ các khoáng chất khác có ở trái cây, rau củ như vitamin C, vitamin E,… Điều đó giúp tóc, da và móng của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. 

Không những vậy, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn khi ngừng ăn thịt đỏ. Vì trong thành phần của thịt có chứa một lượng axit, các axit này sẽ làm bạn khó tiêu. Ngoài ra, thịt đỏ cũng là loại thịt mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Việc loại bỏ loại thịt này sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng axit trong dạ dày, giảm táo bón và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

ăn nhiều thịt đỏ có tốt không
Không nên loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn

Tuy nhiên, việc loại bỏ loại thịt này khỏi khẩu phần ăn hằng ngày sẽ khiến chúng ta thiếu đi một số chất quan trọng cho cơ thể như protein, vitamin B, sắt và kẽm. Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ khỏi bữa ăn thì chúng ta nên ăn một cách khoa học để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

>>>Đọc thêm:

5. Những người không nên ăn thịt đỏ

5.1. Người có cholesterol cao

Theo các chuyên gia, những người đang có hàm lượng cholesterol cao, trong một tháng chỉ nên ăn thịt đỏ từ 1 đến 2 lần. Nên chọn các phần thịt sườn, thịt thăn hoặc thăn lưng có độ tươi nhất định.

5.2. Người mắc bệnh tim

Những người bệnh tim đã tích tụ các mảng bám ảnh hưởng đến động mạch nên nếu ăn nhiều chất béo không có lợi sẽ có nguy cơ gây ra nhiều mảng bám hơn. Nếu động mạch ngày càng thu hẹp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy, những người đang mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nên hạn chế tối đa việc ăn loại thịt này.

Đối tượng nào không nên ăn thịt đỏ
Những người mắc bệnh tim nên hạn chế tối đa ăn thịt đỏ

5.3. Người bị bệnh thận giai đoạn cuối 

Khi thận hoạt động không tốt, ăn thịt đỏ sẽ có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn lợi ích chúng đem lại. Tùy thuộc vào chức năng thận, bạn cần giảm lượng protein từ 0,6-0,8 g cho mỗi kilogam cân nặng.

5.4. Người có yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu bạn đang có các dấu hiệu như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì hoặc cơ thể ít vận động bạn nên cảnh giác với việc sử dụng loại thịt này. Những người có nguy cơ này để đảm bảo sức khỏe nên hạn chế ăn thịt đỏ tối đa. Thay vào đó bạn cần chọn nạp protein từ thịt trắng hoặc các loại đậu.

5.5. Người bị sỏi thận

Protein là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể nhưng đối với những người bị sỏi thận thì đây là một trong những nguyên nhân làm hình thành sỏi. Vì thế những người đang bị sỏi thận nên giảm tối đa việc ăn thịt đỏ.

5.6. Người bị viêm khớp

Những người đang bị viêm khớp khi ăn các thực phẩm chứa nhiều protein sẽ khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong thành phần của thịt màu đỏ chứa purin làm hàm lượng axit uric trong cơ thể cao hơn khiến tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp. Những người đã và đang mắc bệnh viêm khớp cần hạn chế ăn thịt đỏ vì sẽ khiến bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng hơn.

Người bị viêm khớp nên tránh ăn thịt đỏ 
Người bị viêm khớp nên tránh ăn thịt đỏ

5.7. Người mắc hội chứng Alpha-gal

Alpha-gal là một hội chứng hiếm gặp trên toàn thế giới. Những người mắc hội chứng này khi ăn thịt đỏ sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng như phát ban, buồn nôn, nôn, ợ chua, tiêu chảy, ho, giảm huyết áp, đau dạ dày nghiêm trọng. Trên một số người còn có các triệu chứng sưng môi, mắt hoặc cổ họng. Vì vậy, những người Alpha-gal cần tránh ăn thịt đỏ.

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người, chúng ta cần sử dụng lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn cho phù hợp. Việc sử dụng loại thịt này một cách khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm. 

Đọc ngay: Thịt heo có chất dinh dưỡng gì? Ăn thịt heo có tốt cho sức khoẻ không?

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM