Sức khỏe giấc ngủ

Giải mã: Tại sao không thể hắt hơi khi ngủ?

CẬP NHẬT 31/03/2023 | BỞI Minh Anh

Khi mắc các triệu chứng cảm lạnh, cơ thể sẽ có phản ứng hắt hơi để loại bỏ các chất kích thích xâm nhập vào khoang mũi. Thế nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đang ngủ thì chúng ta sẽ không có phản ứng này. Vậy tại sao không thể hắt hơi khi ngủ? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời một cách chi tiết.

Lý giải câu hỏi tại sao không thể hắt hơi khi ngủ?
Lý giải câu hỏi tại sao không thể hắt hơi khi ngủ?

1. Tìm hiểu các giai đoạn giấc ngủ và lý do tại sao không thể hắt hơi khi ngủ

Nếu cảm lạnh, bạn vẫn có thể hắt hơi giữa đêm. Thậm chí ngay cả khi bạn nằm sấp, nằm nghiêng hoặc nằm ngửa thì cơ thể sẽ hắt hơi do ở những tư thế này màng nhầy sẽ sưng lên. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì phản ứng này chỉ xảy ra khi cơ thể đã bị đánh thức, còn khi đang ngủ chúng ta không thể hắt hơi.

Nguyên nhân là vì khi trải qua các chu kỳ giấc ngủ, cơ thể sẽ ngăn chặn các xung động hắt xì. Theo đó, Một chu kỳ giấc ngủ sẽ gồm 2 chu kỳ riêng biệt, cụ thể là 1 chu kỳ giấc ngủ REM (hay còn gọi là giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh chiếm 25% chu kỳ) và chu kỳ của giấc ngủ Non REM (hay còn gọi là giấc ngủ không có chuyển động mắt nhanh chiếm 75% chu kỳ).

Chu kỳ giấc ngủ thường gồm 2 chu kỳ riêng biệt là REM và Non REM

Trong đó, giấc ngủ Non REM sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1-5 phút, còn được gọi là ngủ nhẹ. Lúc này, mắt di chuyển chậm, các hoạt động cơ bị giảm, một số người sẽ bị co cơ.
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, nhịp tim và nhiệt độ máu giảm xuống, cơ bắp thư giãn hơn để cơ thể chuẩn bị đi vào giấc ngủ. Một người bình thường sẽ dành khoảng nửa thời gian giấc ngủ cho giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 3: Đây là lúc chúng ta ngủ sâu, rất khó đánh thức người ngủ khi này. Cơ thể thư giãn hơn, nhịp thở và nhịp tim chậm lại.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này chính là lúc chúng ta ngủ sâu nhất, hoạt động của não sẽ thu nhận và bắt chước các phản ứng tương tự như khi thức dậy. Đây cũng là lúc cơ thể sẽ bị tê liệt tạm thời, mất trương lực cơ và ngăn chặn hắt hơi khi ngủ. Nếu bị đánh thức trong giai đoạn này, chúng ta sẽ dễ bị mất phương hướng.

Sau khi giai đoạn ngủ sâu kết thúc, chúng ta sẽ trở về giai đoạn 2, sau đó đi vào trạng thái REM. Thông thường giai đoạn này sẽ xuất hiện sau khi chúng ta ngủ khoảng 70 – 90 phút. Thời lượng REM sẽ dài hơn khi trời gần sáng hoặc vào ban đêm. Lúc này, cơ thể sẽ thả lỏng cằm, nhưng ngón tay, ngón chân và mặt sẽ xoắn vặn. Nữ giới có thể tụ máu âm vật, còn nam giới thì cương cứng dương vật, các cơ lớn hoàn toàn bị liệt.

Trong nghiên cứu giấc ngủ có một khái niệm đó là REM Atonia, xảy ra vào giai đoạn cuối giấc ngủ khi cơ bắp được thư giãn. Đây chính là lý do làm tất cả chất dẫn truyền thần kinh ngưng hoạt động. Từ đó dẫn đến bạn không thấy nhột để gửi tín hiệu đến não. Ngay cả khi khoang mũi bị các hạt hoặc các chất kích thích hoặc xâm nhập, cơ thể không phản ứng dẫn đến bạn khó hắt hơi khi ngủ.

Cơ thể có cơ chế đặc biệt khiến chúng ta không thể hắt hơi khi ngủ
Cơ thể có cơ chế đặc biệt khiến chúng ta không thể hắt hơi khi ngủ

2. Nguyên nhân khiến chúng ta hắt hơi?

Sau khi biết được tại sao không thể hắt hơi khi ngủ thì chúng ta cũng cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hắt hơi thường xảy ra khi các tác nhân lạ xâm nhập vào khoang mũi. Đây là hành động không tự chủ, giúp làm sạch mũi, họng khi phát hiện những chất kích thích. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hắt hơi:

  • Các chất gây dị ứng như bụi hoặc là phấn hoa
  • Các bệnh hô hấp như cúm, cảm lạnh thông thường
  • Tình trạng nghẹt mũi và sưng màng nhầy
  • Chứng phản xạ hắt hơi của dạ dày, gây ra tình trạng hắt hơi khi tiêu hoá
  • Phản xạ hắt hơi khi cơ thể tiếp xúc đột ngột với ánh sáng chói. Có khoảng 35% dân số gặp phải tình trạng này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi vào ban đêm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt hơi vào ban đêm

3. Phương pháp ngăn giảm hắt hơi vào ban đêm

Chúng ta không thể hắt hơi khi ngủ, nhưng những tác nhân vẫn có thể đánh thức chúng ta để gây ra phản ứng hắt hơi. Một số người có thể dễ dàng tiếp tục giấc ngủ sau khi hắt hơi, nhưng số khác có thể mất ngủ sau khi thức giấc. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và trong thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Để hạn chế tình trạng hắt hơi vào ban đêm, bạn cần đảm bảo vệ sinh khu vực phòng ngủ và các đồ dùng như chăn, gối, nệm,… Bởi một bầu không khí đầy bụi bẩn có thể trở thành tác nhân xâm nhập khoang mũi và khiến bạn thức giấc để hắt hơi giữa đêm.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên để quần áo trên giường, bởi quần áo rất dễ bị bám phấn hoa. Trong khi đó, phấn hoa là tác nhân gây dị ứng phổ biến với nhiều người. Vậy nên thay vì để quần áo trên giường, bạn nên treo quần áo trên móc hoặc tủ đồ để tránh các hạt phấn dính trên giường.

Để khắc phục tình trạng hắt hơi, bạn cũng nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Từ đó hạn chế tình trạng dị ứng, cảm lạnh,… Và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hắt hơi.

Cách khắc phục tình trạng hắt hơi vào ban đêm
Cách khắc phục tình trạng hắt hơi vào ban đêm

4. Một số câu hỏi thường gặp về giấc ngủ và phản ứng hắt xì

Tại sao khi nằm xuống lại bị nghẹt mũi?

Khi nằm, huyết áp sẽ bắt đầu thay đổi, lượng máu lên mũi, lên đầu cũng tăng lên. Tình trạng này có thể gây ra viêm đường mũi, ngạt mũi khi nằm. Bên cạnh đó, tư thế nằm cũng sẽ khiến việc thải chất nhầy ra khỏi hốc xoang khó khăn hơn, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể nằm gối cao hơn, nâng đầu một góc khoảng 45 độ để giảm tắc nghẽn, dễ thở hơn.

Hắt hơi do dị ứng thường diễn ra mạnh mẽ thời gian nào?

Theo nhiều nghiên cứu, mức độ phấn hoa thường cao nhất vào lúc 5 – 10 giờ sáng. Vậy nên nếu dị ứng theo mùa, bạn thường bị ngứa mặt, nghẹt mũi khi thức dậy. Đồng thời, khi ngủ tình trạng này cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khiến bạn nhảy mũi liên tục, từ đó khó ngủ ngon và sâu giấc.

Tình trạng hắt hơi thường diễn ra nhiều hơn vào 5 - 10 giờ sáng
Tình trạng hắt hơi thường diễn ra nhiều hơn vào 5 – 10 giờ sáng

Thiếu ngủ có khiến chúng ta hắt hơi nhiều hơn?

Khi thiếu ngủ hoặc mất ngủ, cơ thể sẽ bị gián đoạn hệ thống miễn dịch và không đủ sức để chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này, chúng ta rất dễ mắc bệnh, khả năng hồi phục sức khỏe khi bị bệnh cũng sẽ yếu hơn. Khi bị bệnh cơ thể thường mắc phải chứng nghẹt mũi, dễ hắt hơi. Vậy nên có thể nói rằng, nếu thiếu ngủ trong thời gian dài, chúng ta sẽ hắt hơi nhiều hơn.

Tại sao sau khi thức dậy chúng ta lại hắt hơi?

Đa số các trường hợp hắt hơi vào buổi sáng đều có nguyên nhân từ tình trạng viêm mũi dị ứng. Hơn nữa, thời điểm này cũng là lúc lượng phấn hoa đạt mức cao nhất nên cơ thể rất dễ hắt xì vào thời gian này.

Hy vọng với những thông tin và Vua Nệm đã cung cấp trong bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu được tại sao không thể hắt hơi khi ngủ và những thông tin hữu ích xung quanh. Đừng quên giữ cho mình một không gian phòng ngủ thật sạch sẽ, thoải mái để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé.

>>>Đọc thêm: Hắt xì hơi có bị sao không? Hắt xì hơi 1 2 3 cái, liên tục là điềm gì? 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh