Slow fashion là gì? Tìm hiểu về xu hướng Slow fashion hiện nay 

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Slow Fashion là xu hướng thời trang chậm hướng đến các sản phẩm được may từ chất liệu có độ bền cao và tính ứng dụng cao, có giá trị sử dụng lâu bền để góp phần tiết kiệm chi phí cho việc mua sắm và chung tay bảo vệ môi trường. Ngày nay, giới trẻ đã và đang bắt đầu theo đuổi xu hướng này để xây dựng cá tính thời trang riêng và chung tay vì môi trường. 

1. Slow fashion là gì?

Slow Fashion hay thời trang chậm còn được biết đến là thời trang chậm ra đời nhằm giảm bớt những tác hại lên môi trường. Xu hướng thời trang này tập trung vào việc mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường và có giá trị sử dụng lâu dài. 

slow fashion là gì
Slow fashion là xu hướng thời trang chậm, tập trung vào chất lượng sản phẩm hơn là chạy theo các trào lưu mới

Trên thực tế, người ta có sự nhầm lẫn giữa Slow Fashion (thời trang chậm) và Sustainable Fashion (thời trang bền vững). Xu hướng thời trang chậm xoay quanh yếu tố chất lượng lâu dài của sản phẩm. Trong khi đó, xu hướng thời trang bền vững tập trung vào việc bảo vệ môi trường và giảm chi phí nhân công trong quá trình sản xuất. 

Sự xuất hiện của Slow Fashion là một bước tiến mạnh mẽ để chống lại những xu hướng thời trang nhanh hiện nay. Bản chất của Slow Fashion là sử dụng các chất liệu bền bỉ và thân thiện môi trường như vải cotton, vải tencel, vải len, vải linen, vải làm từ lá dứa, da thuộc làm từ nấm,… 

Từ khi Slow Fashion ra đời, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến các giá trị về con người và môi trường. Trong tương lai, xu hướng này có thể đòi hỏi người ta thay đổi lối sống, bắt đầu từ việc chọn lựa trang phục một cách có trách nhiệm. 

2. Nguồn gốc của Slow Fashion  

Rất nhiều nước trên thế giới sản xuất trang phục theo 4 mùa trong năm. Mỗi mùa, các công ty may mặc sẽ tung ra thị trường một xu hướng quần áo phù hợp. Từ đó hình thành nên thói quen mua sắm hợp thời của người tiêu dùng. Mỗi khi một bộ sưu tập mới ra đời, người ta lại đổ tiền vào sắm sửa. 

Khi hè đến, có 58% phụ nữ Pháp bỏ tiền mua đồ tắm mới, kể cả khi những bộ đồ tắm cũ của họ vẫn còn dùng tốt. Tâm lý phụ nữ yêu thích mua sắm và ăn diện, luôn muốn có nhiều điều mới mẻ. Nắm bắt được điều này, các thương hiệu như H&M, Zara,… thường xuyên tung ra các chương trình giảm giá để kích thích mua hàng. Đặc biệt, các thương hiệu quần áo còn liên tục làm mới các bộ sưu tập khiến chị em cảm thấy “khan hiếm” và cần phải mua ngay. 

nguồn gốc slow fashion
Slow Fashion ra đời vào giai đoạn Fast Fashion thịnh hành, nhằm chung tay giảm thải những áp lực lên môi trường

Đây chính là xu hướng Fast Fashion (thời trang nhanh). Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các xưởng may quần áo hoạt động hết công suất. Trung bình chỉ sau 4 tuần, các thương hiệu sẽ có may kiểu trang phục mới trình làng và phân phối với giá hợp lý. 

Điều này càng kích thích người tiêu dùng mua nhiều quần áo mới vì mẫu mã cập nhật liên tục, giá thành lại rẻ. Cứ thế tạo nên một vòng luẩn quẩn, số lượng quần áo bị đào thải ra môi trường ngày càng nhiều. 

Để chống lại xu hướng Fast Fashion này, Slow Fashion bắt đầu ra đời, xuất hiện khoảng hơn 20 năm trước. Slow Fashion tập trung vào chất lượng sản phẩm với chất liệu bền bỉ để giảm đi việc thải quần áo ra môi trường. 

3. Lợi ích mà Slow Fashion mang lại 

Kể từ khi ra đời, Slow Fashion đã mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cho môi trường mà còn cho chính con người. Cụ thể:

Ở góc độ tài chính, chọn thời trang chậm sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí mua quần áo. Thay vì chạy theo những bộ sưu tập mới một cách liên tục, con người sẽ mua đồ một cách cẩn trọng hơn, tập trung vào những sản phẩm có giá trị bền vững, sử dụng được lâu. 

Xu hướng Slow Fashion tạo điều kiện cho các thương hiệu local brand phát triển. Các thương hiệu nội địa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, kết hợp đưa những giá trị độc đáo vào thời trang để tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. 

slow fashion brands
Slow Fashion giúp tiết kiệm chi phí mua sắm, tạo cơ hội cho local brands phát triển

Việc chọn mua quần áo của các thương hiệu nội địa sẽ giúp người tiêu dùng hiểu rõ về chất liệu, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm để truyền tải nguồn cảm hứng sống xanh, bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra, xu hướng Slow Fashion còn giúp cho người tiêu dùng cân nhắc để chọn đồ một cách kỹ lưỡng, định hình phong cách cá nhân, tạo nên nét riêng của chính bản thân mình mà không cần phải vất vả chạy theo những xu hướng liên tục thay đổi trên thị trường. 

4. Hướng dẫn xây dựng tủ đồ slow fashion 

4.1  Theo chủ nghĩa tối giản  

Nếu bạn chọn cho mình xu hướng Slow Fashion, bạn hãy theo đuổi chủ nghĩa tối giản bằng cách chọn những loại quần áo phụ kiện basic nhất, phù hợp sử dụng vào nhiều dịp trong năm, dễ dàng phối với quần, áo  khác nhau. Không nên mua đồ theo chức năng cụ thể vì như vậy sẽ lãng phí và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được. 

Tinh thần của chủ nghĩa tối giản chính là “less is more”, nghĩa là càng ít thì càng nhiều. Bạn không nhất thiết phải bỏ hết tất cả mọi món đồ mà hãy phát huy tối đa công năng của từng sản phẩm để có một phong cách thời trang thật chất. 

Hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp tủ quần áo của bạn thật gọn nhẹ, hạn chế tối đa việc mua thêm quần áo mới một cách vô tội vạ. Những món nào không còn cần đến, hãy đem tặng, tái chế hoặc bỏ đi. 

xây dựng slow fashion
Bạn nên chọn trang phục theo chủ nghĩa tối giản, có thể phối đồ theo nhiều cách

4.2 Tăng độ bền cho sản phẩm quần áo 

Yếu tố quan trọng tạo nên xu hướng Slow Fashion chính là độ bền của các sản phẩm áo quần. Do đó, bạn nên tránh xa những sản phẩm Fast Fashion có độ bền kém. Hãy chỉ tập trung mua những trang phục may từ chất liệu bền bỉ, cao cấp để có thể dùng được lâu dài. 

Trong thời gian sử dụng, bạn cũng nên học cách bảo quản từng loại trang phục phù hợp với chất vải. Việc giặt, ủi, phơi,… cần dựa trên chất vải cụ thể để tránh tình trạng nhăn nhúm, phai màu, sứt chỉ, sờn rách,… Với trang phục mặc theo mùa, bạn nên cất kỹ và chỉ nên mang ra mặc vào thời điểm phù hợp.  

4.3 Thay đổi thói quen mua sắm 

Bằng cách tận dụng những món đồ có sẵn trong tủ quần áo và linh hoạt phối lại theo nhiều style, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để mua đồ theo mùa. Đây là cách để bạn hưởng ứng Slow Fashion và đỡ đau đầu vì suốt ngày chạy theo các xu hướng thịnh hành. 

cách xây dựng slow fashion
Cần thay đổi đô chút thói quen mua sắm nếu bạn thực sự muốn theo đuổi xu hướng Slow Fashion

>> Xem thêm:

Kể từ khi ra đời, xu hướng Slow Fashion đã tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thời trang thế giới, từng bước thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nếu Slow Fashion được người dùng và các sản xuất cùng theo đuổi chắc hẳn sẽ giảm một áp lực rất lớn lên môi trường. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM