Sức khỏe giấc ngủ

Tìm hiểu phương pháp ngủ ngắn – Bí quyết thành công của các thiên tài

CẬP NHẬT 12/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân, phải chăng ngủ nhiều là một sự lãng phí vì chúng ta dành tận 7-8 tiếng ngày để ngủ và điều đó tương đương với ⅓ cuộc đời? Từ cổ chí kim có rất nhiều thiên tài trên thế giới như Leonardo Da Vinci, Thomas Edision, Nikola Tesla, Winston Churchill… cảm thấy nếu họ không dành quá nhiều thời gian cho giấc ngủ, họ có thể có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu và đem đến nhiều cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

Nghĩ là làm, thay vì dành 7-8 ngày cho giấc ngủ, họ đã áp dụng phương pháp ngủ ngắn để giảm tối thiểu số giờ phải ngủ xuống còn 2-4 tiếng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. 

Sự thật khoa học đằng sau phương pháp ngủ ngắn này là gì? Một người bình thường có thể áp dụng kiểu ngủ này để chạy đua với thời gian không? Để giải đáp tất cả thắc mắc xoay quanh phương pháp ngủ ngắn này, mời bạn cùng Vua Nệm tham khảo bài viết dưới đây.

1. Phương pháp ngủ ngắn là gì?

Giấc ngủ ngắn hay còn gọi là Polyphasic Sleep là phương pháp giúp số giờ ngủ của bạn được rút ngắn lại nhưng không tác động tiêu cực đến sức khỏe tương tự như ở một người thiếu ngủ.

Cụ thể, thay vì phải ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, phương pháp ngủ ngắn sẽ giúp bạn chỉ cần ngủ từ 2-4 tiếng nhưng vẫn có sức khỏe để làm nhiều việc. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được từ 4 – 6 tiếng mỗi ngày, đồng nghĩa có thêm 20 năm cuộc đời để theo đuổi điều bạn thích so với một người ngủ tự nhiên.

Phương pháp ngủ ngắn
Phương pháp ngủ ngắn sẽ giúp bạn chỉ cần ngủ từ 2-4 tiếng nhưng vẫn có sức khỏe để làm nhiều việc

2. Sự thật khoa học đằng sau phương pháp ngủ ngắn

Polyphasic Sleep xuất hiện lần đầu tiên từ hơn 700 năm trước và người đầu tiên áp dụng nó chính là thiên tài toàn năng Leonardo Da Vinci. Ông có một chế độ ngủ cực kỳ khác thường so với người cùng thời đại. Theo ghi chép, cứ 4 tiếng đồng hồ ông lại chợp mắt 1 lần và mỗi lần ông chợp mắt trong khoảng 15 phút.

Như vậy, trung bình một ngày ông chỉ mất khoảng 90 phút cho việc đi ngủ và thoả sức dành quỹ thời gian còn lại cho những công trình nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật của mình.

Có vẻ như phương pháp ngủ này không hề gây hại đến sức khỏe của vị thiên tài, Leonardo Da Vinci thọ đến 57 tuổi – một con số khá ấn tượng so với tuổi thọ trung bình trong thời kỳ Phục Hưng (chưa đến 50 tuổi).

Giấc ngủ tự nhiên của con người được chia làm 4 giai đoạn, được gọi là chu kỳ giấc ngủ bao gồm: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh), mỗi chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút. Trong giai đoạn ngủ sâu NREM và REM, bộ não sẽ bắt đầu phát tín hiệu để cơ thể tiến hành sửa chữa các tổn thương, tăng cường sức đề kháng, xử lý thông tin và lưu trữ ký ức.

Polyphasic Sleep
Polyphasic Sleep xuất hiện lần đầu tiên từ hơn 700 năm trước

Trong một chu kỳ giấc ngủ, giai đoạn ru ngủ là vô nghĩa nhất vì lúc này con người chưa thực sự ngủ nhưng nó lại chiếm đến 50% thời gian ngủ. Trong khi giai đoạn 3 và 4 đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhưng lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 

Phương pháp ngủ ngắn Polyphasic Sleep chỉ ra rằng bằng cách chủ động rút ngắn hoặc bỏ qua hoàn toàn giai đoạn ru ngủ và ngủ nông để bước thẳng vào giai đoạn ngủ sâu sau đó nhanh chóng chuyển sang giai đoạn REM, bạn sẽ có thể rút ngắn được số giờ đi ngủ nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bạn cần thay đổi niềm tin rằng “con người phải ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, ngủ ít thì chết sớm”.

3. Các phương pháp ngủ ngắn hiệu quả

Như vậy, Polyphasic là một công trình nghiên cứu khoa học chứ không xuất phát từ giả thuyết chưa kiểm chứng và những người áp dụng thành công đều là những thiên tài lỗi lạc bậc nhất thế giới.

Có rất nhiều cách để áp dụng phương pháp ngủ ngắn Polyphasic, được hiệu chỉnh sao cho phù hợp với sinh hoạt cá nhân của mỗi người. Kỹ thuật ngủ Polyphasic đòi hỏi sự nhất quán tuyệt đối trong nhịp ngủ – thức và không được làm sai lệch đi dù chỉ 1 lần. Về cơ bản, có 4 cách thông dụng sau: 

phương pháp ngủ ngắn Polyphasic
Có rất nhiều cách để áp dụng phương pháp ngủ ngắn Polyphasic

3.1. Everyman 

Everyman bao gồm từ 2 đến 4 giấc ngủ chính trong 1 ngày với tổng giờ ngủ là 2,5 giờ. Khoảng cách giữa các giấc ngủ chính được phân chia bằng nhau. Everyman được xem là kiểu ngủ ngắn linh hoạt và dễ thích nghi nhất so với các kiểu ngủ ngắn còn lại. 

3.2. Dymaxion

Dymaxion bao gồm 4 giấc mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài 30 phút. Như vậy, bạn chỉ tốn 2 giờ mỗi ngày dành cho giấc ngủ. Ngủ 4 giấc mỗi ngày nhưng mỗi giấc kéo dài 30 phút. Tỷ phú Buckminster Fuller là người đã áp dụng thành công phương pháp này và ông sống thọ đến 87 tuổi. 

các phương pháp ngủ ngắn
Phương pháp ngủ ngắn hiệu quả

3.3. Uberman 

Uberman bao gồm 6 giấc mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài 20 phút và cách nhau 4 giờ đồng hồ.

3.4. Siesta 

Siesta bao gồm 2 giấc ngủ chính mỗi ngày, bao gồm 5 giờ ngủ vào ban đêm và 1.5 giờ ngủ vào ban ngày. Đây được xem là kiểu ngủ ngắn tương tự nhất với phương pháp ngủ 8 tiếng mỗi đêm của người hiện đại. Nhà chính trị Winston Churchill chính là người đã áp dụng thành công phương pháp này. Ông đi ngủ lúc 8h tối và thức dậy lúc 3h. Vào ban ngày ông dành 1.5 tiếng để ngủ trưa.

3.5. Tesla

Đây là kiểu ngủ ngắn được đặt tên theo nhà thiên tài khoa học Nikola Tesla. Theo đó, Tesla chỉ dành khoảng 2 giờ ngủ mỗi đêm và thêm 20 phút ngủ vào ban ngày. Phương pháp này chỉ mất khoảng 2 giờ 20 phút nhưng đem đến cho Tesla một quỹ thời gian thức đồ sộ để theo đuổi đam mê khoa học.

Tesla
Tesla chỉ dành khoảng 2 giờ ngủ mỗi đêm và thêm 20 phút ngủ vào ban ngày.

4. Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn 

4.1. Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian

Phương pháp ngủ ngắn giúp bạn chia nhỏ thời gian ngủ và rút ngắn thời gian lãng phí trong giai đoạn ngủ ru, ngu nông của chu kỳ giấc ngủ. Nếu áp dụng thành công, bạn có thể chỉ cần ngủ từ 2 -4 giờ mỗi ngày, tương đương với việc thêm khoảng 20 năm cuộc đời để theo đuổi các mục tiêu của đời mình trong khi người khác còn đang ngủ!

Bạn có biết: Tổng thống Donald Trump cũng là một “fan” trung thành của phương pháp ngủ ngắn Polyphasic. Ông chia sẻ trong cuốn sách của mình rằng một trong những bí quyết thành công của ông là làm việc trong khi người khác vẫn thức. Donald Trump chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng mỗi ngày nhờ phương pháp Polyphasic.

Tổng thống Donald Trump
Tổng thống Donald Trump cũng là một “fan” trung thành của phương pháp ngủ ngắn Polyphasic.
  • Sức khỏe:

Polyphasic giúp bạn tăng tỷ lệ thời gian dành cho giấc ngủ sâu và giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh). Do cơ thể bị ép phải ngủ trong thời gian ngắn hơn, bộ não sẽ thích nghi bằng cách cắt bỏ hầu hết khoảng thời gian ngủ ru và ngủ nông, nhanh chóng chuyển qua giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là giai đoạn lý tưởng để cơ thể tiến hành phục hồi, sửa chữa và xử lý thông tin.

Nhiều người áp dụng kiểu ngủ ngắn cho rằng Polyphasic giúp tâm trạng và trí óc của họ luôn sảng khoái như vừa ngủ dậy. Ngoài ra, khi áp dụng giấc ngủ ngắn, bạn sẽ nhớ được toàn bộ giấc mơ thay vì chỉ một phần giấc mơ như người ngủ tự nhiên. 

4.2. Nhược điểm của phương pháp ngủ ngắn 

Phương pháp ngủ ngắn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về lịch trình thức – ngủ, làm sai lệch hoặc bỏ qua giờ đi ngủ dù chỉ 1 lần cũng khiến bạn bị mất đi nhịp sinh học mới và khó có thể bắt đầu lại. Những người phá vỡ nhịp thức – ngủ của phương pháp ngủ ngắn sẽ thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, lảo đảo nguyên cả ngày hôm đó. 

Phương pháp ngủ ngắn
Phương pháp ngủ ngắn đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về lịch trình thức – ngủ

Kiểu ngủ này phù hợp nhất với những nhà khoa học hoặc những ai có lịch trình công việc quá bận rộn. Một người bình thường cũng có thể thực hiện phương pháp này nhưng nhìn chung họ sẽ không đủ động lực để kéo dài phương pháp và thường bỏ cuộc giữa chừng. Bên cạnh đó tâm lý “ngủ ít chết sớm” cũng ngăn cản nhiều người thực hiện phương pháp này.

Việc thức trong khi người khác đi ngủ về lâu dài thường dẫn đến cảm giác cô đơn, lạc lõng. Ngoài ra, kiểu ngủ ngắn cũng khiến bạn dễ nổi mụn, mắt quầng và thèm ăn đêm. 

5. Một số người không nên áp dụng phương pháp ngủ ngắn 

Mặc dù Polyphasic là phương pháp được nhiều thiên tài lỗi lạc bậc nhất nhân loại áp dụng và được công nhận về khía cạnh mang lại hiệu quả trong việc giảm thời gian ngủ, nhưng các nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa dám khẳng định chắc nịch rằng Polyphasic không gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với những ai có thể chất kém.

Thật vậy. những ví dụ về những trường hợp thành công với Polyphasic sẽ không thể khẳng định được tính an toàn tuyệt đối của nó. Đối với một số người sau đây, có lẽ bạn nên cân nhắc thật kỹ càng liệu cơ thể mình có thích nghi được với kiểu ngủ mới hay không: 

Polyphasic không gây hại cho sức khỏe
Các nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa dám khẳng định chắc nịch rằng Polyphasic không gây hại cho sức khỏe
  • Người khó ngủ và mắc chứng mất ngủ
  • Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và các bệnh về thần kinh
  • Trẻ thanh thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển (tốt nhất là trên 20 tuổi) vì polyphasic sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng, hóc môn giới tính,…
  • Người đang quá trình tập trung cao độ cho việc thi cử 
  • Vận động viên, người hoạt động thể chất mạnh, đặc biệt là người tập thể hình

Polyphasic không dành cho tất cả mọi người, vì nó còn phụ thuộc về gen, sức khỏe, nghề nghiệp và hoàn cảnh của từng cá nhân. Một lần nữa, bạn nên cân nhắc kỹ càng. 

 ———–

Polyphasic là một phương pháp rút ngắn thời gian ngủ chỉ còn  2 -4 tiếng, được áp dụng thành công bởi nhiều người nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh ưu điểm, nó cũng tồn tại một số nhược điểm, đặc biệt là với người thế chất kém.

Hy vọng bài viết đã đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích liên quan đến phương pháp ngủ ngắn. Chúc bạn có một kế hoạch ngủ tối ưu hơn và luôn ngủ ngon!

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team