Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh – hiểu và áp dụng để giữ ấm cho trẻ

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Vào những ngày trời đông, giá rét, việc giữ ấm thật tốt cho trẻ là vô cùng quan trọng. Lúc này, nhiều người thường thực hiện nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh để bảo vệ con khỏi cảm lạnh và bệnh tật vào mùa đông. Vậy, bạn đã từng nghe qua một nguyên tắc mang tên 4 ấm, 1 lạnh hay chưa?

Nếu chưa, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh – một trong những nguyên tắc quan trọng mà các bậc cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe của con em mình. 

1. Vì sao cần nắm rõ nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh?

Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột hoặc vào mùa đông, đặc biệt ở miền Bắc, nhiệt độ xuống rất thấp. Điều này tạo điều kiện cho các loại virus dễ dàng xâm nhập, phát triển và làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ, đặc biệt với các trẻ dưới 2 tuổi – độ tuổi chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với môi trường. Đặc biệt cần lưu ý rằng trẻ dễ bị rơi vào tình trạng mất thân nhiệt nhanh hơn người trưởng thành đến tận 4 lần.

 nguyên tắc 4 ấm - 1 lạnh giúp phòng bệnh cho trẻ
Dựa trên nguyên tắc 4 ấm – 1 lạnh giúp phòng bệnh cho trẻ

Thời tiết này dễ khiến cho trẻ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về đường hô hấp như hen viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp. Nếu nhẹ có thể làm các bé bị cảm lạnh, ho, sốt, viêm mũi, viêm họng… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khẩu vị của các bé.

Nếu điều kiện thời tiết trên diễn ra trong khoảng thời gian dài mà các bậc cha mẹ không biết cách giữ ấm cho trẻ thế nào mới tốt thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài của trẻ. 

Với nhiều phụ huynh, họ lo ngại rằng ”Nếu mặc quá ít, trẻ sẽ không đủ giữ ấm, nhưng nếu mặc quá dày, họ lo ngại rằng trong quá trình vận động sẽ khiến bé nhanh toát mồ hôi và thấm ngược lại vào cơ thể”. Vậy rốt cuộc phải làm thế nào mới tốt.

Để trả lời cho thắc mắc trên, các bác sĩ đã tiến hành đưa ra lời khuyên với nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh – nguyên tắc giúp bố mẹ hiểu cách giữ ấm cho con trẻ một cách phù hợp trong ngày trời đông lạnh giá. 

2. Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh là gì?

Nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh nghĩa là luôn giữ cho 4 điểm, tức là 4 bộ phận trên cơ thể gồm bàn tay, bàn chân, bụng, lưng được giữ ấm và giữ cho phần đầu luôn thoáng mát. Cụ thể như sau:

2.1.  Nguyên tắc 4 ấm

  • Tay ấm: Mùa đông làm cho các hệ thống mạch máu ở tay co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Do đó, cần giữ cho tay trẻ ấm, không đổ mồ hôi, không bị lạnh cóng.
  • Chân ấm: Lòng bàn chân là bộ phận rất nhạy cảm vì có rất nhiều mạch máu và huyệt kết nối trực tiếp với các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, thận, gan… Nếu chân không được giữ ấm, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, các mẹ có thể dùng các loại dầu ấm xoa chân con hoặc cho con đeo các loại tất có độ dày vừa phải, chất liệu vải tốt, tránh gây kích ứng da. 
  • Bụng ấm: Giữ ấm bụng cũng như giữ ấm được phần dạ dày là rất quan trọng, tránh tác động xấu và gây cản trở quá trình tiêu hóa, trao đổi chất ở trẻ. Nếu vùng bụng bị lạnh, trẻ có thể dễ mắc phải tiêu chảy, sốt cao. Bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt để sưởi ấm bụng cho trẻ.
  • Lưng ấm: Lưng cần được giữ ấm ở mức vừa phải, tránh cho mồ hôi ra mà không thấm kịp. Nếu vậy sẽ làm mồ hôi thấm ngược lại vô trong và làm trẻ bị cảm lạnh.
Nguyên tắc 4 ấm là gì
Nguyên tắc 4 ấm là giữ ấm phần chân, tay lưng, bụng

2.2. Nguyên tắc 1 lạnh 

Đầu lạnh: Riêng với phần đầu, cha mẹ thường có thói quen cho con đội mũ len 24/24 để giữ ấm. Tuy nhiên, điều này không hề đúng. Việc đội mũ len khiến vùng đầu không thể giải tỏa nhiệt để đầu được thông thoáng, dễ làm cho trẻ bị bứt rứt, vô cùng khó chịu. 

Giữ cho đầu được lạnh nghĩa là không nên suốt ngày cho trẻ đội mũ len, chỉ nên đội giữ ấm khi đi ra ngoài. Còn khi ở trong nhà, nên để cho đầu trẻ thoáng mát, thoải mái.

Nguyên tắc 1 lạnh
Nguyên tắc 1 lạnh là giữ cho đầu của trẻ thoáng mát

3. Những lưu ý khác cần lưu ý khi giữ ấm cho trẻ

3.1. Không mặc quá nhiều lớp đồ

Để thuận tiện cho trẻ trong quá trình hoạt động, bạn nên cho trẻ mặc quần áo theo lớp. Nghĩa là nếu trời lạnh, hãy cho trẻ mặc chồng vài lớp quần, áo lên nhau, khi trẻ hoạt động hoặc thấy nóng lên, có thể dễ dàng cởi bớt để không khiến trẻ bị nóng, bí bách và chảy nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, cũng chỉ nên mặc tối đa 3 – 4 lớp, tránh mặc quá nhiều đồ, dày, bí làm cản trở hoạt động của bé.

3.2. Chọn loại quần áo có chất liệu phù hợp

Với quần áo mặc mùa đông cho bé, bạn nên chọn những bộ đồ có vải co giãn, rộng rãi và các chất liệu dễ thấm hút mồ hôi. Khi đi ngủ, tránh việc bắt trẻ mặc đồ quá dày khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không ngủ ngon giấc. 

3.3. Làm ấm giường cho trẻ chiếc khi ngủ

Trước khi cho trẻ lên giường ngủ, bạn nên sử dụng một chai nước ấm hoặc túi giữ nhiệt chườm quanh chỗ nệm bé ngủ để bé có giấc ngủ ngon, sâu hơn.

3.4. Không dùng khăn quấn quanh cổ 

Nhiều cha mẹ có thói quen dùng khăn quàng kỹ đầu và cổ bé trước khi ngủ để giúp bé giữ ấm. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm nếu trong quá trình ngủ, trẻ vô tình làm khăn trùm kín lên mặt, thắt chặt làm bé ngạt thở và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Thay vào đó, bố, mẹ nên đắp thêm chăn hoặc cho bé dùng túi ngủ để tránh được tình trạng ngạt thở, khó chịu.

3.5. Không nên cho trẻ mặc đồ dày ngay khi trời chuyển lạnh

Khi trời bắt đầu chuyển lạnh, bạn nên tăng từ từ lớp quần áo cho bé, điều này sẽ giúp trẻ thích nghi dần dần với cái lạnh, tăng khả năng miễn dịch cũng như hạn chế tình trạng cảm lạnh ở trẻ. 

3.6. Không nên dùng chăn quá dày

Cha mẹ có thói quen đắp cho con một chiếc chăn rất dày để giữ nhiệt. Tuy nhiên, hành động này là rất sai. Chăn quá dày sẽ dễ dẫn đến nguy cơ cao trẻ bị đột tử vì chăn đè lên làm trẻ bị ngộp thở, ảnh hưởng hô hấp.

 đắp chăn quá dày cho trẻ
Không nên đắp chăn quá dày cho trẻ

3.7. Giảm thời lượng hoạt động ngoài trời

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thường hạ xuống rất thấp, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bạn có thể giảm bớt thời gian vui chơi ngoài trời để tránh trẻ tiếp xúc quá lâu với không khí lạnh bên ngoài gây cảm lạnh. 

3.8. Cấp nước đầy đủ cho cơ thể

Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị mất nước, dễ gây cảm lạnh, da khô và trở nên nhạy cảm, thô ráp. Do đó, bạn cần chú ý thường xuyên cấp nước đầy đủ cho bé để hạn chế tối đa khả năng bị cảm lạnh.

3.9. Chú ý chế độ ăn uống giúp trẻ giữ ấm

Với chế độ uống, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé sữa ấm, nước ấm, cam, quýt, chanh… để tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Với món ăn, mẹ có thể nấu cho trẻ các món giúp giữ ấm cơ thể nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Chẳng hạn như: cháo bột yến mạch, súp gà, cháo cá, cháo đậu đỏ, cháo cà rốt, rau súp lơ, ớt chuông… 

Bên cạnh đó, trong những ngày trời lạnh như thế này, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính hàn để đảm bảo không làm mất hiệu quả nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh. Cần tránh cho trẻ ăn dưa hấu, củ cải, dưa chuột… hay kem, sữa chua lạnh, nghêu, sò… 

XEM THÊM:

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên, bạn đã hiểu thêm một nguyên tắc 4 ấm 1 lạnh đặc biệt quan trọng trong việc giữ ấm cho trẻ vào những ngày mùa đông, trời lạnh buốt. Những kiến thức hữu ích trên chắc chắn sẽ giúp ích bạn trong việc bảo vệ và chăm sóc con trẻ của mình tốt hơn.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM