Bạn có phải là người nghiện công việc không? Kiểm tra ngay!

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

“Lao động là vinh quang”, tuy nhiên, nếu chúng ta lao đầu vào lao động một cách thiếu kiểm soát thì chỉ là “lợi bất cập hại”. Một người nghiện công việc không chắc sẽ giải quyết công việc một cách tốt nhất nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội khác. Bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu rõ hơn về chứng nghiện công việc này nhé!

1. Như thế nào là một người nghiện công việc?

Nghiện công việc (workaholism) là một thuật ngữ được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1971 bởi nhà tâm lý học Wayne Oates. Ông mô tả nghiện công việc là một trạng thái không kiểm soát, trong đó cá nhân có nhu cầu làm việc không ngừng và phụ thuộc vào công việc. Nghiện công việc là một tình trạng phức tạp, ảnh hưởng đến cả khía cạnh tâm lý, xã hội và cảm xúc của cá nhân. 

thế nào là người nghiện công việc
Người nghiện công việc dường như gắn liền với công việc mỗi ngày

Người nghiện công việc thường dành quá nhiều thời gian và sự chú trọng cho công việc, thiếu sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Họ có xu hướng hi sinh các hoạt động giải trí, gia đình hoặc sức khỏe để dành thời gian cho công việc. Nghiện công việc phổ biến hơn ở phụ nữ và những người có tính cầu toàn, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Tuy vậy, điều này không loại trừ khả năng xảy ra ở bất kỳ ai trong mọi ngành nghề. 

Tình trạng nghiện công việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất, gây căng thẳng, mất cân bằng cuộc sống và quan hệ xã hội. Đối với những người bị nghiện công việc, quá trình phục hồi và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống là rất quan trọng.

2. Dấu hiệu của một người nghiện công việc

Những người bị nghiện công việc thường không thể ngừng làm việc và có một sự ám ảnh về hiệu suất công việc của mình. Để nhận biết các dấu hiệu của chứng nghiện công việc, dưới đây là một số ví dụ: 

  • Mang công việc từ cơ quan về nhà: Bạn thường xuyên mang về nhà các tài liệu, hồ sơ hoặc laptop để tiếp tục làm việc sau giờ làm.
  • Ở lại văn phòng muộn: Bạn thường xuyên ở lại văn phòng sau giờ làm để hoàn thành công việc hoặc chỉ đơn giản là không muốn rời khỏi môi trường công việc.
  • Liên tục kiểm tra email và tin nhắn công việc khi ở nhà: Bạn không thể tắt điện thoại di động hoặc máy tính để kiểm tra và trả lời email, tin nhắn liên quan đến công việc
  • Sự lo lắng liên tục khi bạn không được làm việc: Bạn luôn lo lắng và cảm thấy bất an khi bạn không được làm trong khoảng thời gian ngắn
  • Thiếu sự cân bằng cuộc sống với công việc: Bạn không thể tận hưởng hoặc dành thời gian cho các hoạt động giải trí, gia đình và bạn bè vì công việc luôn chiếm lĩnh suy nghĩ và thời gian của bạn. 
dấu hiệu của người nghiện công việc
Bạn có đang mang công việc theo bên mình mọi lúc mọi nơi không?

Nếu bạn đang có các dấu hiệu kể trên rất có thể bạn đã là một người nghiện công việc. Hãy xem xét đến các biện pháp để thiết lập lại thời gian để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chăm sóc bản thân tốt hơn bạn nhé.

Các nghiên cứu đã phát triển một công cụ dùng để đo lường mức độ nghiện công việc gọi là “thang đo Bergen”, gồm 7 tiêu chí cơ bản xác định chứng nghiện việc:

  • Bạn luôn tìm cách để có được nhiều thời gian hơn dành cho công việc
  • Khoảng thời gian dành cho công việc của bạn luôn nhiều hơn so với dự định ban đầu
  • Làm việc giúp bạn giảm cảm giác lo lắng, bất lực và trầm cảm
  • Bạn được yêu cầu giảm bớt khối lượng công việc nhưng không nghe theo
  • Bạn sẽ trở nên căng thẳng nếu không được làm việc
  • Vì công việc, bạn từ bỏ hoạt động giải trí, sở thích, thói quen tập thể dục
  • Bạn làm việc nhiều dẫn tới mức tổn hại đến sức khỏe

Nếu câu trả lời của bạn là “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” 4/7 câu hỏi kể trên thì khả năng cao bạn là một người nghiện công việc.

4. Hậu quả khi một người bị nghiện công việc

  • Căng thẳng liên quan đến công việc: Áp lực và căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến mất cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc, gây ra stress và ảnh hưởng xấu đến tâm lý và cảm xúc. 
  • Tăng tỷ lệ bỏ việc: Nghiện công việc có thể làm cho người lao động không còn sự hài lòng với công việc hiện tại, dẫn đến khó khăn trong duy trì một môi trường làm việc
  • Lo lắng, tức giận, trầm cảm: Nghiện công việc có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu, tức giận không kiểm soát được và trầm cảm. 
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Triệu chứng liên quan như đau bụng, đau đầu
  • Vấn đề về giấc ngủ: Nghiện công việc có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra khó khăn trong việc thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu suất làm việc 
  • Căng thẳng mãn tính: Nếu không được kiểm soát, căng thẳng liên quan đến công việc có thể trở thành căng thẳng mãn tính. Điều này có liên quan tới tình trạng cortisol cao (hormone căng thẳng), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe
  • Tác động xã hội: Nghiện công việc cũng có thể gây ra tác động xã hội tiêu cực như xa lánh gia đình và bạn bè do dành quá nhiều thời gian cho công 
  • Sự suy giảm hiệu suất: Mặt khác, mặc dù có thể có sự tận tâm và làm việc nhiều giờ, nhưng người nghiện công việc thường không đạt được hiệu suất cao như mong đợi. Sự kiệt quệ và mất cân bằng cuộc sống cá nhân-công việc có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng tập trung và sáng tạo.

5. Các biện pháp “cai” chứng nghiện công việc

5.1 Lên thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp

Đặt ra thời gian làm việc và tạo ra khoảng thời gian nghỉ ngơi là rất quan trọng để đối phó với nghiện công việc. Bạn cần nhớ rằng làm việc thông minh và hiệu quả hơn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn. 

Cần có kế hoạch, thời gian làm việc cụ thể để không quá sa đà
Cần có kế hoạch, thời gian làm việc cụ thể để không quá sa đà

Một người nghiện công việc có xu hướng tin rằng chỉ có bằng cách làm việc liên tục mới đạt được hiệu suất cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu bạn biết quản lý thời gian một cách thông minh, bạn có thể hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn mà không cần phải làm việc liên tục. 

Hãy xác định những mục tiêu hàng ngày và ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng. Sử dụng kỹ thuật quản lý thời gian như Pomodoro (chia nhỏ công việc thành các khối 25 phút với các khoảnh khắc nghỉ 5 phút) để giữ cho tâm trí của bạn tươi mới và tăng hiệu suất làm việc. Ngoài ra, hãy chia sẻ trách nhiệm và công việc với đồng nghiệp để giảm áp lực cá nhân.

5.2 Chuẩn bị các hoạt động sau khi tan làm

Tạo ra những thói quen mới và tham gia vào các hoạt động giải trí sau giờ làm việc là một cách hiệu quả để giúp một người nghiện công việc quên đi áp lực công việc và nghỉ ngơi tâm lý. Sau đây là một số hoạt động mà bạn có thể áp dụng: 

  • Đi dạo: Tận hưởng không gian tự nhiên, tập thể dục nhẹ nhàng và cho phép suy nghĩ thoải mái.
  • Viết nhật ký: Ghi lại suy nghĩ, cảm xúc và trải qua ngày làm việc của bạn trong một cuốn sổ nhật ký. Điều này có thể giúp bạn xả stress và tái cân bằng tâm trạng.
  • Thiền: Thực hành thiền để yên tĩnh tâm trí, giảm căng thẳng và mang lại sự bình an.
  • Ăn tối với gia đình hoặc bạn bè: Dành thời gian chất lượng với người thân yêu để xây dựng mối quan hệ và chia sẻ niềm vui. 

Quan trọng là tìm ra các hoạt động phù hợp với cá nhân của bạn để có được sự thoải mái và phân tâm khỏi công việc.

Dành thời gian cho các hoạt động sau giờ làm như ăn tối cùng gia đình
Dành thời gian cho các hoạt động sau giờ làm như ăn tối cùng gia đình

5.3 Dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè

Sắp xếp thời gian biểu cho bản thân và dành thời gian cho gia đình và bạn bè là rất quan trọng để tạo cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng:

Lên kế hoạch vào đầu ngày: Sắp xếp công việc trong ngày và đặt ra mục tiêu cụ thể để hoàn thành. Điều này giúp bạn tổ chức công việc hiệu quả hơn và tránh quên đi các hoạt động nghỉ ngơi. 

Dành thời gian cho gia đình và bạn bè: Hãy lựa chọn ít nhất một buổi trong tuần để dành riêng cho gia đình hoặc bạn bè, ví dụ như ăn tối chung, đi xem phim hay tổ chức các hoạt động vui chơi.

Tận hưởng cuối ngày: Sau khi kết thúc công việc, hãy tạo ra khoảnh khắc riêng để nghỉ ngơi, thư giãn và không nghĩ về công việc nữa. Bạn có thể làm những điều yêu thích của mình như đọc sách, xem phim, tập yoga hay chỉ đơn giản là nằm nghỉ và thư giãn.

5.4 Nhờ tới bác sĩ tâm lý

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý như bác sĩ tâm lý có thể rất hữu ích trong việc hiểu và giải quyết nhu cầu làm việc của bạn. Họ có thể giúp bạn xác định các vấn đề sức khỏe tâm thần và xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp để giảm thiểu tác động của công việc áp lực. 

Gặp bác sĩ tâm lý là một cách tốt để bạn có thể khắc phục chứng nghiện công việc
Gặp bác sĩ tâm lý là một cách tốt để bạn có thể khắc phục chứng nghiện công việc

Người thành công hiểu rằng thời gian là một nguồn tài nguyên quý giá và không chỉ dành cho công việc mà còn cho cuộc sống cá nhân. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều quan trọng để duy trì sức khỏe, hạnh phúc và thành công toàn diện.

>>>Đừng bỏ lỡ: Sự thật: Công việc căng thẳng làm giảm tuổi thọ?

Tóm lại hãy nhớ rằng “làm việc thông minh chứ đừng làm việc chăm chỉ”. Công việc là một yếu tố quan trọng song không phải là duy nhất. Cuộc sống của bạn còn rất nhiều điều cũng quan trọng không kém, là sức khỏe, là tình yêu, gia đình, bạn bè và cả những nhu cầu khác như thư giãn, vui chơi, giải trí… Vì vậy, nếu đang là một người nghiện công việc, bạn hãy “cai” ngay từ bây giờ nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.