Sức khỏe giấc ngủ

Ngủ ít có tốt không? Tổng hợp các phương pháp giúp ngủ ít mà vẫn khỏe

CẬP NHẬT 25/08/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Thiếu ngủ gây nên các hiện tượng mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe mà nhiều người hiện nay gặp phải. Một giấc ngủ đủ từ 7-9 tiếng sẽ giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe. 

Tuy nhiên, do đặc thù công việc, nhiều người thường có giấc ngủ ngắn, không đủ 8 tiếng một ngày. Vậy ngủ ít có tốt không? Và hiện nay liệu có các phương pháp ngủ ít mà vẫn khỏe? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. 

1. Ngủ đủ giấc mang lại lợi ích gì? 

Sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần phải có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và hệ thống miễn dịch có thể hoạt động để bài tiết các chất độc hại. Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Giấc ngủ chiếm đến ⅓ thời gian cuộc đời.

Khi bạn ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra các loại hormone quan trọng giúp chuyển hóa, tích lũy năng lượng cho cơ thể để hoạt động một ngày dài. Đồng thời giúp não bộ sắp xếp lại được những thông tin một cách khoa học và theo hệ thống, cải thiện trí nhớ cho não bộ. Đây là điều rất cần thiết để cơ thể của bạn có thể phát triển và khỏe mạnh. 

 Sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần phải có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi

Sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần phải có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi 

Tác dụng của giấc ngủ đủ không chỉ giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da, giảm các nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý khác. 

1.1. Ngủ thế nào là đủ? 

Với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có lượng thời gian dành cho giấc ngủ khác nhau. Ở tuổi càng nhỏ thì càng cần nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ. 

Trẻ sơ sinh cần khoảng thời gian ngủ lý tưởng là 11-17 giờ. Với thanh thiếu niên đang ở độ tuổi phát triển về xương khớp, cân nặng, chiều cao thì cần từ 9-12 tiếng cho giấc ngủ. Người trưởng thành cần 7.5-9 tiếng và ở người cao tuổi thì giấc ngủ thường rút ngắn lại còn khoảng 7-8 tiếng. 

 Với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có lượng thời gian dành cho giấc ngủ khác nhau

Với mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có lượng thời gian dành cho giấc ngủ khác nhau

Do đó, không thể áp đặt thời gian ngủ đủ giấc ở độ tuổi này với độ tuổi khác. Mà cần tìm ra thời gian hợp lý để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và cải thiện sức khỏe. 

1.2. Ngủ ít có tốt không? 

Theo nhiều nghiên cứu, ngủ ít, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần trì trệ. Ngủ không đủ giấc một thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây sẽ là một số tác hại mà ngủ ít gây nên. 

1.2.1. Ngủ ít khiến não hoạt động chậm

Ngủ ít, ngủ không đủ giấc thường gặp nhất ở giới trẻ và người trưởng thành hiện nay. Dù với bất kỳ lý do gì thì ngủ ít đều gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của não, làm suy giảm trí nhớ, suy yếu khả năng giải quyết vấn đề và làm chậm đi tốc độ nhận thức cũng như khả năng tư duy, xây dựng vốn có. 

 Ngủ ít đều gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của não

Ngủ ít đều gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của não

1.2.2. Gây nên chứng hay quên

Một trong những tác hại khác của ngủ ít đó làm gây nên chứng hay quên. Giấc ngủ đủ giúp chuyển hóa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn. Và điều này sẽ không thể xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc. Từ đó ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của bộ não. 

1.2.3. Hay cáu kỉnh

Thiếu ngủ, ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng. Nó ít nhiều khiến cho bạn nhìn mọi thứ trở nên tiêu cực hơn do cảm xúc đang bị xáo trộn và dễ biến động. Theo nhiều nghiên cứu, ngủ ít sẽ làm giảm sự kết nối giữa các trung tâm não, làm tăng khả năng phản ứng, gây cáu kỉnh và dễ tức giận hơn. 

 Thiếu ngủ, ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng.

Thiếu ngủ, ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng.

1.2.4. Gây nên bệnh trầm cảm

Người có giấc ngủ ngắn, không đủ 7-9 tiếng 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 10 lần so với những người ngủ đủ giấc. Ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí nhà nước còn đề nghị người dân thực hiện làm nhật ký giấc ngủ để các bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị dễ dàng hơn. 

 Người có giấc ngủ ngắn, không đủ 7-9 tiếng 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao

Người có giấc ngủ ngắn, không đủ 7-9 tiếng 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao 

1.2.5. Gây nguy hiểm khi lái xe

Ngủ ít gây nguy hiểm khi lái xe tương đương với lái xe khi say rượu. Nó làm suy giảm khả năng cảnh giác và các chức năng nhận thức như hệ điều hành. 

1.2.6. Ngủ ít khiến da xấu đi

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo lại các tế bào, có tác dụng kháng viêm trong cơ thể. Biểu hiện có thể thấy rõ nhất ở những người ngủ ít là da thường bị xỉn màu, bọng mắt to, xuất hiện quầng thâm mắt. Và thậm chí có thể gây nên mụn, khiến da trở nên xấu đi và khó điều trị hơn. 

1.2.7. Dễ tăng cân

Tác dụng phụ không mong muốn nhất khi ngủ ít đó là dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát. Thiếu ngủ sẽ gây cản trở đến sự hoạt động của các loại hormone liên quan đến việc điều chỉnh cân nặng của cơ thể. 

 Tác dụng phụ không mong muốn nhất khi ngủ ít đó là dẫn đến tình trạng tăng cân

Tác dụng phụ không mong muốn nhất khi ngủ ít đó là dẫn đến tình trạng tăng cân 

Ngủ ít gây nên nhiều tác hại cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống này càng phát triển, nhu cầu công việc tăng lên, đòi hỏi mọi người phải làm việc nhiều hơn để có thể giải quyết các vấn đề về kinh tế cho bản thân và gia đình, từ đó dẫn đến các hệ lụy, trong đó có ngủ ít, ngủ thiếu giấc. Chính vì điều này mà nhiều người vẫn luôn đặt ra câu hỏi “Làm cách nào để ngủ ít mà vẫn khỏe, vẫn đủ tỉnh táo?”. Điều này nghe có vẻ phản khoa học và khó thực hiện nhưng hiện nay có không ít các phương pháp giúp ngủ ít mà vẫn khỏe. 

2. Các phương pháp giúp ngủ ít mà vẫn khỏe

Các phương pháp giúp ngủ ít mà không bị mệt được nghiên cứu dựa trên chu kì giấc ngủ của cơ thể và cơ chế làm việc của các bộ phận trong cơ thể khi ngủ. Đối với các phương pháp này, bạn chỉ nên tham khảo và thực hiện trong một thời gian ngắn. 

2.1. Phương pháp ngủ theo phong cách Dymaxion 

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian trong ngày để dành cho giấc ngủ mà vẫn muốn cơ thể đủ khỏe mạnh và tỉnh táo thì có thể áp dụng theo phương pháp sau. Cứ 6 tiếng thì bạn sẽ ngủ 1 lần và thời gian ngủ mỗi lần sẽ là 30 phút. Vậy là một ngày bạn có thể được ngủ 4 lần với tổng thời gian ngủ chỉ 2 tiếng đồng hồ. 

 Cứ 6 tiếng thì bạn sẽ ngủ 1 lần và thời gian ngủ mỗi lần sẽ là 30 phút

Cứ 6 tiếng thì bạn sẽ ngủ 1 lần và thời gian ngủ mỗi lần sẽ là 30 phút

Đây là phương pháp ngủ của một kiến trúc sư người Hoa Kỳ. Ông đã áp dụng phương pháp này liên tục trong 2 năm và cơ thể vẫn luôn tràn đầy năng lượng. 

Ngoài ra, có một phương pháp khác tương tự như phương pháp ngủ này. Bạn sẽ chia một ngày thành nhiều lần ngủ. Cứ 4 tiếng ngủ một lần và một lần ngủ sẽ kéo dài 20 phút. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên trì và thực hiện nghiêm ngặt. 

2.2. Ngủ theo kiểu Siesta

Với phương pháp này, bạn sẽ có tổng cộng 6,5 tiếng để ngủ trong ngày. Cách ngủ này sẽ cần bạn ngủ 5 tiếng vào mỗi đêm và 1,5 tiếng vào ban ngày. Phương pháp này đã được nhiều người áp dụng và không gây mệt mỏi hay cáu gắt khi không ngủ đủ 8 tiếng như thông thường. 

2.3. Ngủ theo phong cách Tesla

Đây là kiểu ngủ yêu cầu bạn chỉ được ngủ 2 tiếng mỗi đêm và được ngủ thêm 20 phút mỗi ngày. Nhà khoa học Tesla là người đã thực hiện theo cách ngủ này và chỉ dành ra 2 tiếng 20 phút mỗi ngày cho giấc ngủ. 

Với các cách ngủ ít mà vẫn không gây mệt mỏi ở trên đã được nhiều người áp dụng và cho ra các kết quả ấn tượng. Hầu hết những người thực hiện đều cảm thấy khỏe mạnh và đủ tỉnh táo để làm việc. 

 Nhà khoa học Tesla là người đã thực hiện theo cách ngủ này và chỉ dành ra 2 tiếng 20 phút mỗi ngày cho giấc ngủ.

Nhà khoa học Tesla là người đã thực hiện theo cách ngủ này và chỉ dành ra 2 tiếng 20 phút mỗi ngày cho giấc ngủ. 

Tuy nhiên, các cách ngủ này sẽ phần nhiều làm xáo trộn các hoạt động trong cơ thể và sẽ khó để áp dụng được các phương pháp này vào đời sống hiện nay. Vì thế, dù bận bịu với công việc hay con cái, thì bạn cũng nên dành nhiều nhất thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. 

Đọc thêm: Phương pháp ngủ ngắn là gì

3. Kết luận

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Ngủ ít có tốt không?”. Hy vọng bạn sẽ biết thêm được những thông tin bổ ích để giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe và tránh những điều đáng tiếc xảy ra. 

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ngu-khong-du-giac-co-tan-pha-co-ban/

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

Yên tâm lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích mà không cần lo lắng về giá với chính sách hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Tham khảo tại đây: https://vuanem.com/tra-gop-online 

Để dễ dàng cho việc ra quyết định mua hàng, các bạn có thể xem thêm các feedback của khách hàng khi mua hàng tại Vua Nệm trong link bài viết này nhé!

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team