Các môn thể thao dành riêng cho người ngủ dậy bị đau cổ

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Thể dục thể thao là một trong những giải pháp bảo vệ sức khỏe tuyệt vời nhất, đặc biệt là với những ai ngủ dậy bị đau cổ. Trong bài viết ngày hôm nay, Vua nệm sẽ bật mí cho bạn những môn thể thao có tác dụng tốt trong điều trị tình trạng đau cổ nhé!

 

1. Việc đau cổ sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

 

Có thể thấy việc đau nhức vùng cổ sau mỗi giấc ngủ là một bệnh lý tương đối phổ biến. Nó xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành, nhất là với những người trung niên có độ tuổi từ 40 trở lên.

Tình trạng này tưởng chừng như bình thường nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Tiêu biểu có thể kể đến như tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau nhức đầu, tê bì tay chân, thiểu năng tuần hoàn não hay suy giảm trí nhớ. Do đó mà các sinh hoạt thường ngày sẽ bị ảnh hưởng cũng như hiệu suất học tập, làm việc bị trì trệ.

Xem thêm: Những triệu chứng thường gặp sau khi ngủ dậy

 

2. Nguyên nhân của việc ngủ dậy bị đau cổ

 

Ngủ dậy bị đau cổ có thể là bệnh lý, tuy nhiên cũng có thể là hiện tượng xảy ra do việc ngủ sai tư thế. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng này.

 

  • Các bệnh lý về cổ như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ: Người bị các bệnh này sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng ngủ dậy bị đau cổ. Dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép, gây khó khăn cho việc lưu thông máu, khiến các khớp cổ bị cứng và đau.
  • Ảnh hưởng của bệnh viêm màng não: Đau cứng cổ là một trong các triệu chứng bị viêm màng nào, để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi bạn bị đau cổ kéo dài, hãy đi khám để xác định nguyên nhân chính xác
  • Ngủ sai tư thế: Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ cũng như các cơ xương khi ngủ dây. Nếu bạn ngủ nằm sấp, thì bắt buộc phải nghiêng đầu để thở, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới khớp cổ. Khi ngủ dậy sẽ bị đau cổ. 
  • Sử dụng gối đầu kém chất lượng: Việc dùng gối không phù hợp cũng khiến bạn bị đau cổ khi ngủ dậy. Gối cao quá hay thấp quá đều khiến khớp cổ bị lệch, làm xuất hiện cơn đau cổ vào sáng hôm sau. Vì vậy bạn hãy lựa chọn gối chất lượng, độ cao phù hợp để đảm bảo có giấc ngủ ngon.

 

Đau cổ sau khi ngủ dậy kéo dài thường xuyên là một hiện tượng nguy hiểm

 

Đau cổ sau khi ngủ dậy kéo dài thường xuyên là một hiện tượng nguy hiểm

 

Đọc thêm: Cách chọn mua gối chuẩn nhất 

 

3. Tổng hợp các môn thể thao hỗ trợ điều trị đau nhức vùng cổ hiệu quả 

 

3.1 Đi bộ

 

Đây là bộ môn thể thao đơn giản và quen thuộc nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Nó có tác dụng rất lớn đối với hoạt động của hệ xương khớp, đặc biệt là với đốt sống cổ. Thay vì phải bỏ ra một số tiền lớn để tham gia các bài tập vật lý trị liệu vùng cổ thì nay bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút đến 45 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng. 

 

Trong quá trình đi bộ, bạn cần giữ đúng tư thế để đảm bảo tình trạng đau cổ có thể chữa trị dứt điểm. Khi đi, mặt phải luôn ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước, để cho hai vai được thả lỏng. Ngoài ra, khi đi bạn cũng có thể đánh hai tay nhẹ nhàng cũng như đi với tốc độ ổn định, thêm vào đó là việc giữ cho nhịp thở ổn định để không bị quá sức.

 

Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng giúp bạn chữa chứng đau cổ khi ngủ dậy
Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng giúp bạn chữa chứng đau cổ khi ngủ dậy

 

3.2 Đạp xe

 

Rất nhiều người ngủ dậy bị đau cổ đều nói rằng việc đạp xe thường xuyên giúp họ giảm bớt những cơn đau nhức ở vùng cổ. Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, việc đạp xe giúp các dây thần kinh ở vùng cổ trở nên linh hoạt hơn, lượng canxi tích tụ ở đốt sống cổ cũng không bị lắng đọng nên tránh được hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ. Mặt khác, quá trình đạp xe còn ngăn ngừa sự chèn ép lên rễ thần kinh, giúp giảm đau cổ hiệu quả. 

 

Nếu như bạn có nhiều thời gian rảnh có thể duy trì đạp xe cả tuần. Còn nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể đạp với tần suất 2 đến 3 lần trong một tuần. Bạn cũng cần lưu ý rằng không nên đạp quá nhanh, duy trì tốc độ vừa phải và chỉ nên đi quãng đường ngắn khoảng 3km đổ lại. Hãy hít thở thật sâu trong lúc đạp để cơ thể không bị mất sức.

Bên cạnh việc đạp xe ngoài trời thì bạn cũng có thể thử các loại máy đạp xe trong nhà rất tiện dụng, có thể tranh thủ tập luyện bất cứ khi nào rảnh. 

 

Việc đạp xe giúp các dây thần kinh ở vùng cổ trở nên linh hoạt hơn
Việc đạp xe giúp các dây thần kinh ở vùng cổ trở nên linh hoạt hơn

 

3.3 Bơi lội

 

Việc bơi lội đều đặn là một thói quen tốt vừa giúp cho cơ lưng dẻo dai lại vừa ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Thông thường, việc bơi lội nên tiến hành 3 lần trong một tuần và thời gian bơi là khoảng nửa tiếng. Bên cạnh đó, tư thế bơi ngửa rất được các bác sĩ khuyến khích thực hiện bởi tư thế này không khiến bạn cảm thấy bị mất sức. Bạn cần tránh thực hiện bơi bướm hay bơi ếch bởi hai cách bơi này rất dễ gây ra tác động tiêu cực đến cho vùng đốt sống cổ, khiến tình trạng đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bơi thường xuyên sẽ giúp hạn chế những cơn đau cổ
Bơi thường xuyên sẽ giúp hạn chế những cơn đau cổ

 

3.4 Tập yoga

 

Các bài tập yoga cũng là một phương pháp tuyệt vời dành cho người ngủ dậy bị đau cổ. Đốt sống cổ của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn và không còn đau nhức với các động tác yoga. Với những người lần đầu tiếp xúc với bộ môn yoga, bạn có thể tìm đến các lớp học hoặc các bài tập trên Youtube và làm theo hướng dẫn. Một số bài tập tốt cho vùng cổ có thể kể đến như Bridge Pose, Cat Pose hay Cobra Pose. 

 

3.5 Thực hiện bài tập thể dục vùng cổ

 

Bài tập thể dục vùng cổ cũng là một giải pháp hữu ích giúp giảm bớt hiện tượng đau cổ sau khi ngủ dậy. Nó hỗ trợ tăng tầm vận động cột sống cổ, cải thiện sức mạnh của các khối cơ vùng cổ cũng như duy trì trạng thái sinh lý ổn định cho vùng cổ của bạn. Các cơn đau nhức vùng cổ kéo dài dai dẳng sẽ được khắc phục dứt điểm với bài tập này.

 

Để đảm bảo hiệu quả rõ rệt nhất, bạn cần thực hiện bài tập tối thiểu 3 lần / tuần vào ban ngày hoặc tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, mỗi một bước cần lặp lại khoảng 5 đến 10 lần và làm từ từ để không có cảm giác chóng mặt. Một bài tập sẽ bao gồm 7 bước cơ bản dưới đây:

 

  • Bước 1: Gập đốt sống cổ. Ở động tác này, bạn cần cúi đầu về đằng trước, hướng cằm sát ngực rồi đưa đầu quay trở lại vị trí thẳng ban đầu.
  • Bước 2: Duỗi đốt sống cổ. Khi duỗi cần ngửa đầu ra phía sau càng sâu càng tốt. Sau đó đưa đầu trở lại vị trí thẳng như lúc đầu.
  • Bước 3: Nghiêng đốt sống cổ. Với bước này, bạn hãy nghiêng đầu sang hai bên trái phải rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Xoay đốt sống cổ. Xoay đầu lần lượt từ trái sang phải, đưa mắt nhìn sang hai bên vai rồi trở lại vị trí thẳng lúc đầu.
  • Bước 5: Tập cơ cổ phía trước. Đưa bàn tay phải lên trên trán, ấn nhẹ lòng bàn tay lên trán rồi ép đầu về phía trước càng sâu càng tốt và giữ khoảng vài giây.
  • Bước 6: Tập cơ cổ phía sau. Đưa bàn tay phải ra sau đầu, ấn nhẹ lòng bàn tay vào đầu và ngửa đầu ra phía sau càng sâu càng tốt, giữ khoảng vài giây.
  • Bước 7: Tập cơ cổ hai bên. Đan hai bàn tay với nhau và đặt ở một bên đầu, phía trên tai. Sau đó nghiêng đầu theo hướng của bàn tay và giữ khoảng vài giây.

 

Hãy tập các bài tập cổ thường xuyên để chữa chứng ngủ dậy bị đau cổ
Hãy tập các bài tập cổ thường xuyên để chữa chứng ngủ dậy bị đau cổ

 

4. Những lưu ý cần nhớ trong quá trình tập luyện vùng cổ

 

Cổ là một vị trí quan trọng trên cơ thể, tập trung rất nhiều dây thần kinh. Do đó chỉ cần bạn sơ sẩy là có thể dẫn đến rất nhiều tai nạn nguy hiểm trong quá trình tập luyện. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện và hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, cụ thể là:

 

  • Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện để máu được lưu thông tốt và giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa các chấn thương trong quá trình tập luyện.
  • Bắt đầu tập luyện với các bài tập dễ với cường độ nhẹ nhàng trước. Sau khi đã làm quen có thể nâng mức độ tập luyện lên cao hơn.
  • Lựa chọn trang phục tập luyện thoáng mát và thoải mái nhất.
  • Không tập luyện các môn thể thao dễ gây chấn thương đốt sống cổ như nâng tạ, boxing, golf, bóng rổ, bóng đá…
  • Trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được phương pháp tập luyện phù hợp nhất đối với tình trạng của bản thân.

 

Cần lưu ý khi tập luyện các bài tập cổ để đạt hiệu quả cao

 

Cần lưu ý khi tập luyện các bài tập cổ để đạt hiệu quả cao

 

Đọc thêm: Mẹo lựa gối cho người đau cổ

Như vậy, bài viết đã tổng hợp giúp bạn các bài tập thể thao giúp điều trị và hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau cổ. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức hữu ích và có trải nghiệm tập luyện vui vẻ.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM