Làm rõ mối quan hệ giữa giấc ngủ và cơn đau

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Đã bao giờ bạn đau đến mức không thể nào chìm vào giấc ngủ. Có những người vì quá đau mà thiếp đi nhưng cuối cùng lại giật mình tỉnh giấc chính vì cơn đau ấy. Sau nhiều nghiên cứu được tiến hành ở nhiều khu vực trên thế giới, ngày nay người ta đã phần nào hiểu được mối quan hệ giữa giấc ngủ và cơn đau. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay kết quả của những nghiên cứu này trong bài viết bên dưới nhé!

1. Cơn đau là gì?

Đau là một báo động cho ta biết có một chuyện gì đó đã xảy ra bên trong cơ thể. Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Đau (IASP) định nghĩa rằng đau là một trải nghiệm. Trải nghiệm này mang lại cảm giác khó chịu và cũng chứa đựng cảm xúc của bạn. Giải thích một cách dễ hiểu, đau là cảm giác khó chịu mà cơ thể phản ứng khi xảy ra chấn thương hay bệnh tật.

giấc ngủ và cơn đau
Đau là một phản ứng của cơ thể khi gặp chấn thương hay bệnh tật

Sở dĩ chúng ta biết mình đau là vì các thụ thể thần kinh lúc này sẽ gửi tín hiệu đến não để thông báo rằng đang có gì đó không ổn. Một cơn đau diễn ra có thể là do chấn thương bất ngờ (cấp tính) hoặc lặp đi lặp lại (mãn tính).

Cơn đau cấp tính sẽ không kéo dài quá lâu, ví dụ như đau do bị gãy xương. Đau mãn tính là những cơn đau thường xuyên xảy ra và kéo dài hơn một tháng. Lý do của chúng đến từ các căn bệnh như đau lưng, đau đầu, viêm khớp, ung thư xương, ung thư phổi,…

Não bộ của chúng ta sẽ dựa vào sức khỏe thể chất, tâm trạng của bạn và lý do gây ra cơn đau mà có những phản ứng khác nhau. Chẳng hạn, nếu cơn đau diễn ra vào buổi tối, nó có thể khiến bạn mất ngủ. Những ai phải chung sống cơn đau mãn tính sẽ rơi vào tình trạng thức trắng đêm kéo dài.

Có đến 67 – 88% trường hợp mắc những cơn đau mãn tính phàn nàn rằng chất lượng giấc ngủ của họ bị giảm sút. Đồng thời, cũng có tài liệu báo cáo rằng ít nhất 50% người mắc chứng rối loại giấc ngủ là do bị các cơn đau hành hạ.

Điểm chung của cơn đau mãn tính và rối loạn giấc ngủ chính là gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, trầm cảm,… Có thể thấy, dù ở trạng thái nào thì cơ thể và tinh thần của bạn đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

2. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và cơn đau như thế nào?

Cơn đau và giấc ngủ là hai vấn đề có mối tương quan mật thiết với nhau. Nhiều người phản hồi rằng nếu có một giấc ngủ ngon, họ sẽ thấy ít bị cơn đau giày vò. Đặc biệt, đối với người bị đau mãn tính, giấc ngủ chất lượng chính là một trong những chìa khóa vàng để quá trình phục hồi có hiệu quả.

Những cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể bị đau do nằm ngủ sai tư thế và sau đó không thể ngủ lại được nữa. Cũng có những người không ngủ được vì cơn đau cứ kéo dài dai dẳng từ ngày đến đêm không giảm bớt. Thậm chí, có những lúc bạn đang đau nhưng lại chẳng thể ngon giấc vì môi trường ồn ào, giường không thoải mái.

giấc ngủ và cơn đau có mối liên hệ gì
Cơn đau khiến giấc ngủ bị gián đoạn hoặc không ngủ được

Giấc ngủ con người diễn ra theo chu kỳ và có 3 giai đoạn chính gồm ngủ nhẹ, ngủ sóng chậm và ngủ REM. Một giấc ngủ ngon là giấc ngủ có thể cân bằng được cả 3 giai đoạn này, đặc biệt là ngủ sóng chậm và ngủ REM. Tuy nhiên, những cơn đau có thể khiến cho chu kỳ giấc ngủ không còn diễn ra theo đúng tiêu chuẩn.

Khi bạn muốn giảm cảm giác đau và bạn sử dụng thuốc giảm đau, điều gì sẽ xảy ra? Các loại thuốc này luôn đi kèm một số tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Ở Mỹ, cứ 5 người thì có 1 ngừi mắc các cơn đau mãn tính, số liệu được cung cấp bởi National Sleep Foundation Sleep in America vào năm 2015. Đa số những người được khảo sát đều phàn nàn rằng chất lượng giấc ngủ của họ không được đảm bảo vì thường xuyên bị cơn đau làm gián đoạn.

3. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cơn đau ra sao?

Đã có quá nhiều con số cho thấy rõ ảnh hưởng của cơn đau đến giấc ngủ. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hàng loạt bằng chứng mới cho thấy rằng giấc ngủ thậm chí còn tác động lên cơn đau mạnh mẽ hơn.

Một nghiên cứu đã được tiến hành với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Kết quả cho thấy rằng nếu họ ngủ không đủ giấc hay giấc ngủ không được liền mạch, cơ thể sẽ nhạy cảm với cơn đau gấp 6 lần bình thường.

Thêm vào đó, những ai có vấn đề về giấc ngủ được cảnh báo là có nguy cơ mắc các bệnh như đau nửa đầu hay đa cơ xơ hóa. Một tin vui là nếu bạn có giấc ngủ chất lượng trong thời gian dài, những cơn đau của bạn có thể xuất hiện các biến chuyển tích cực.

Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy các kết quả đa dạng về ảnh hưởng của thiếu ngủ đối với khả năng chịu đau. Giấc ngủ có thể làm giảm các cơn đau nhưng đôi khi cũng là nguyên nhân khiến cơn đâu hình thành. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng và loại thiếu ngủ mà chúng ta trải qua.

giấc ngủ ảnh hưởng đến cơn đau
Nếu bạn có giấc ngủ chất lượng cảm giác đau sẽ giảm bớt

4. Mối quan hệ giữa cơn đau, giấc ngủ và sức khỏe tâm thần

Người bị đau sẽ luôn ở trong trạng thái hoang mang cực độ nếu không có giấc ngủ chất lượng. Sau khi trải qua một đêm mất ngủ, họ sẽ nhạy cảm hơn với việc bị đau. Đêm hôm sau, mọi chuyện lặp lại, những cơn đau kéo đến và hành hạ giấc ngủ của họ. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến một người bị suy giảm sức khỏe tâm thần.

Theo ước tính, khoảng 1/3 số người mắc chứng đau mãn tính được chẩn đoán lâm sàng là bị trầm cảm. Hơn nữa, cơn đau xuất hiện ở người bị trầm cảm có phần dữ dội hơn và giấc ngủ cũng kém chất lượn hơn.

Yếu tố tâm lý là một trong những điều khiến bạn cảm thấy đau nhiều hay ít. Có những trường hợp cơn đau chỉ ở mức nhẹ nhưng vì quá lo lắng nên cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn. Điều này cho thấy để điều trị cơn đau, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận bằng một phương pháp trị liệu tâm lý.

5. Cách để ngủ được khi bị đau

Nếu buổi tối bạn bị cơn đau hành hạ và không thể ngủ được nhưng sáng hôm sau lại phải tỉnh táo để làm việc, bạn thường nghĩ đến việc lạm dụng caffeine. Thói quen này không hề lành mạnh và còn khiến bạn căng thẳng hơn. Chính vì thế, việc đầu tiên trong quá trình cải thiện chứng mất ngủ do đau chính là thay đổi suy nghĩ và hành vi.

Bạn có thể thử áp dụng những hành động sau để cải thiện tình trạng mất ngủ vì các cơn đau:

  • Chánh niệm là một hình thức tập trung vào hơi thở và nó có thể giúp bạn tiếp cận cơn đau với cảm giác dễ chịu hơn. Khi cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ là lúc hệ thần kinh trung ương bị kích thích. Vì vậy, bạn nên thư giãn và tập trung vào hơi thở thay vì cơn đau.
  • Kể cả khi không mất ngủ do cơn đau, bạn vẫn nên duy trì thói quen tắm nắng buổi sáng, tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Đặc biệt hãy tránh xa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Hãy để tâm trí thư giãn và xa rời tất cả những suy nghĩ tiêu cực trước khi bước vào phòng ngủ. Không gian ngủ nên có sự ấm cúng và mang lại cảm giác bình yên. Bạn cần chọn những sản phẩm chăn ga gối nệm chất lượng và êm ái để góp phần tăng cảm giác buồn ngủ. 
  • Đi ngủ và thức dậy theo một lịch trình nhất định giúp bộ não quen dần. Ngoài ra bạn còn có thể thực hiện một số hoạt động lặp đi lặp lại theo trình tự trước khi ngủ như đánh răng, đọc sách và tắt đèn.
  • Ghi lại nhật ký giấc ngủ và đến gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bản thân. Họ sẽ giúp bạn đưa ra liệu trình điều trị phù hợp và khoa học nhất.
cách ngủ khi bị đau
Đầu tư cho phòng ngủ là cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ

>> Xem thêm: 

Lời kết

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và cơn đau luôn tồn tại và tác động lẫn nhau. Giấc ngủ chất lượng giúp giảm đau và nếu quá đau bạn sẽ không thể nào ngủ được. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có được hướng điều trị kịp thời cho tình trạng bạn đang gặp phải. Hy vọng bài viết này của Vua Nệm đã giúp bạn phần nào hiểu được giấc ngủ và cơn đau tác động nhau mạnh mẽ đến thế nào.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM