Chuyên gia nệm

Các lưu ý khi mua nệm mới bạn nên biết

CẬP NHẬT 21/12/2023 | BỞI Tiến Kiều

Đôi khi việc mua nệm mới giữa hàng ngàn các lựa chọn sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu các lưu ý khi mua nệm mới để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé!

1. Bao lâu nên thay nệm mới? 

Thông thường, chu kỳ để thay nệm mới là 5-8 năm. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt, một số loại nệm vẫn giữ được độ bền sau nhiều năm sử dụng. Cùng xem tuổi thọ trung bình của từng loại nệm qua bảng dưới đây nhé: 

Các yếu tố liên quan đến ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến độ bền của nệm. Nếu nệm luôn được sử dụng và bảo quản đúng cách, chắc chắn nệm sẽ luôn sạch sẽ, bền và đẹp hơn. Chúng ta cùng đếm xem bạn đang gặp phải bao nhiêu vấn đề dưới đây nhé. Nếu bạn đang gặp hơn nửa vấn đề dưới đây, Vua Nệm khuyến khích bạn nên mua nệm mới để không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài!

  • Nệm của bạn bị lõm/sần sùi:

Đây là một biểu hiện rõ rệt sự xuống cấp của nệm. Ngoài bị lõm hay sần sùi ra, sự xuống cấp còn thể hiện qua việc lò xo nệm bị trồi lên, lõi của nệm bị hở vụn hay nệm bị vón cục

  • Bạn cảm thấy bị đau nhức sau khi ngủ dậy

Một chiếc nệm tốt sẽ nâng đỡ cơ thể của bạn khi ngủ và cung cấp hỗ trợ cần thiết cho giấc ngủ của bạn. Nếu ngủ dậy với cơn đau nhức, tê mỏi thì có lẽ cơ thể của bạn đã không được giữ thẳng khi nằm, hoặc bạn đã phải gồng mình để tránh cơ thể bị lún quá sâu.

bao lâu thì nên thay nệm mới
Một chiếc nệm tốt sẽ nâng đỡ cơ thể của bạn khi ngủ
  • Bạn trở mình nhiều lần khi ngủ

Đổi tư thế nằm, xoay chuyển nhiều lần là biểu hiện bình thường khi ngủ. Nhưng nếu nó diễn ra quá thường xuyên thì điều này lại cảnh báo cơ thể của bạn đang không được thoải mái. Nếu không phải là vấn đề tâm lý, thì việc trở mình nhiều lần này chắc chắn bắt nguồn từ vấn đề ngoại quan

  • Bạn thấy mệt mỏi khi thức dậy

Sự mệt mỏi khi thức dậy bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng bước đầu tiên để tìm ra nguyên nhân sự mệt mỏi của bạn là xem xét nệm hiện tại. Một chiếc nệm tốt là một chiếc nệm có chất lượng tốt, hạn chế đau lưng, giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu.

  • Người nằm cạnh bạn không ngủ ngon

Nệm cũ thường không cách ly chuyển động tốt, đặc biệt với nệm lò xo. Ngoài việc nệm cũ có những vết lún, nệm cũ còn gây ra âm thanh lớn mỗi khi có lực tác động. Nếu một trong hai bạn không ngủ ngon giấc, tấm nệm cũ của bạn hoàn toàn có thể là nguyên nhân đấy.

  • Bạn có thể ngủ ở bất cứ đâu ngoại trừ giường của mình

Đã bao giờ, bạn cảm thấy mình ngủ rất ngon ở khách sạn, nhà bạn hay ở nhà của bố mẹ? Nếu như bạn có thể ngủ ngon ở hầu hết mọi nơi mà tại giường của mình lại cảm thấy khó ngủ, thì đến lúc bạn cần xem xét việc mua một chiếc nệm mới rồi đấy.

2. Nên mua loại nệm nào?  

Khi tìm hiểu thông tin để mua nệm mới, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi trên thị trường có rất nhiều loại nệm khác nhau. Vua Nệm sẽ tổng hợp các loại nệm phổ biến nhất hiện nay giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân và gia đình của mình. Thậm chí, bạn còn có thể tự tin đặt hàng online khi không có thời gian nằm thử nệm,

2.1 Nệm Foam

Nệm Foam có khả năng tuyệt vời trong việc giảm áp lực, chậm độ đàn hồi giúp ôm sát đường cong cơ thể.  Độ dày trung bình của nệm foam cao hơn so với một số nệm khác trên thị trường. Do đó, sản phẩm này giúp nâng đỡ tối đa trọng lượng cơ thể, tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi sử dụng.

nệm foam
Nệm Foam có khả năng tuyệt vời trong việc giảm áp lực

Tính năng đàn hồi và hấp thụ áp lực giúp nệm foam từ từ ôm sát cơ thể người dùng: các đường cong tự nhiên, cột sống, và các bộ phận của cơ thể… nâng đỡ cơ thể trong suốt thời gian ngủ.

Đối tượng phù hợp:

  • Người thích cảm giác nệm bồng bềnh nhưng ôm khít cơ thể
  • Người có tính hàn, dễ cảm thấy lạnh
  • Người thích cảm giác không bị làm phiền khi nằm cùng giường với ai đó

2.2 Nệm lò xo 

Nệm lò xo là một loại nệm truyền thống. Chắc hẳn bạn đã từng được nằm ngủ trên một chiếc nệm lò xo. Những chiếc nệm lò xo này có một hoặc nhiều lớp cuộn lò bằng kim loại, nhằm mang đến sự hỗ trợ cũng như sự thoải mái cho người nằm.

nệm lò xo
Hệ thống lò xo đều được làm bằng thép không gỉ

Hệ thống lò xo đều được làm bằng thép không gỉ để tăng độ bền và được bọc bên ngoài bằng các lớp lót, lớp tiện ích nhằm tăng sự thoải mái. Số lượng cuộn dây lò xo trong những chiếc nệm có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, mật độ lò xo càng lớn sẽ cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn, đồng thời giảm nhiều áp lực hơn.

Đối tượng phù hợp:

  • Người thích cảm giác nằm trên nệm lò xo truyền thống
  • Người thích nệm có độ bật nảy cao
  • Người thường xuyên trở mình khi ngủ
  • Người dễ toát mồ hôi khi ngủ
  • Không gian phòng ngủ cao cấp, cổ điển
  • Các cặp vợ chồng muốn gia tăng cảm giác thăng hoa trong “chuyện chăn gối”

2.3 Nệm cao su

Nệm cao su với độ đàn hồi cao đem lại sự hỗ trợ thoải mái và thoáng mát tuyệt vời. Nệm cao su rất thoáng khí, không hấp thụ nhiệt nhiều như nệm foam, vì vậy chúng là sự lựa chọn tốt hơn cho mùa hè.

nệm cao su
Nệm cao su với độ đàn hồi cao đem lại sự hỗ trợ thoải mái và thoáng mát tuyệt vời. 

Nệm cao su có 2 loại chính là: 

  • Cao su thiên nhiên (latex): Loại mủ tự nhiên lấy từ cây cao su. Mủ cây cao su được thu hoạch và sản xuất thành mút nệm.
  • Cao su tổng hợp: Được sản xuất chủ yếu từ SBR (cao su styren butadien), cao su tổng hợp có tính chất hóa học tương tự như cao su thiên nhiên.

Sản phẩm nổi bật với độ bật nảy, độ đàn hồi rất cao, khả năng thoáng khí và phản ứng linh hoạt tuyệt vời. Tuy nhiên, dòng cao su tổng hợp thường nóng, kém êm ái và kém bền hơn so với mủ cao su thiên nhiên.

Vấn đề thường bị phàn nàn nhất ở nệm cao su là có mùi hắc đặc trưng của cao su. Mùi hương này không gây độc hại, nhanh bay hơi tuy nhiên cũng là một điểm trừ cho người có hô hấp nhạy cảm. Điều này đã được nhiều thương hiệu nhận thức và áp dụng công nghệ khử mùi hoặc thêm hương liệu tự nhiên để át đi.

Đối tượng phù hợp 

  • Người thích nệm có độ đàn hồi tối ưu
  • Người có thân nhiệt cao, cần sản phẩm thoáng khí
  • Người hay xoay người khi ngủ
  • Người mắc các triệu chứng đau nhức xương..

2.4 Nệm có Pillow Top 

Tên gọi “Pillow Top” được lấy từ kết cấu của nệm chứ không phải chất lượng nệm. Nệm Pillow-top có nhiều loại khác nhau, nhưng điểm chung của chúng đều là có lớp nệm gối mềm mại phủ trên nệm. 

nệm pillow top
Nệm Pillow-top có nhiều loại khác nhau

Phía dưới phần nệm gối này có thể được nhồi cao su, foam, bông, len hay lò xo…. Khi được bổ sung thêm lớp Plush Top, nệm sẽ được kết hợp giữa 3 yếu tố: hỗ trợ, bồng bềnh và đẳng cấp, trở thành một chiếc nệm vô cùng lý tưởng.

Đối tượng phù hợp:

  • Người thích cảm giác êm ái nhưng không kém phần vững chãi
  • Người sở hữu không gian phòng ngủ đa phong cách
  • Người kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, resort cao cấp
  • Người có tiềm năng tài chính

2.5 Nệm đa tầng (Hybrid)

Nệm đa tầng là nệm có kết cấu gồm 2 chất liệu khác nhau. Đó có thể là lò xo với cao su hay foam với cao su. Sự kết hợp này giúp tối ưu lợi ích của các chất liệu, đồng thời giảm bớt nhược điểm của chúng.

nệm hybrid
Nệm đa tầng là nệm có kết cấu gồm 2 chất liệu khác nhau.

Ví dụ, sự kết hợp giữa memory foam và cao su mang lại độ đàn hồi tốt và làm mát hơn so với nệm làm bằng cao su thôi. Không chỉ vậy, bạn vẫn hưởng thụ được tính năng nâng đỡ và giảm áp lực từ Memory Foam.

Tuy nhiên, bạn nên chỉ chọn nệm đa tầng có độ cao trên 5cm để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu kết cấu có quá nhiều lớp nệm có thể tạo áp lực cho hệ thống lõi khiến tuổi thọ nệm bị giảm đi so với dự kiến.

Đối tượng phù hợp

  • Người thích trải nghiệm nhiều chất liệu trên một chiếc nệm
  • Người thích ngủ nướng
  • Người thích độ đàn hồi vừa phải
  • Người muốn có sự kết hợp giữa độ nảy, sự thoải mái và làm mát

2.6 Nệm bông ép

Có thể nói, đây là dòng nệm rất phổ biến ở Việt Nam. Nệm bông ép có cấu tạo lõi là các sợi Polyester (bông xơ) và được ép cách nhiệt tạo thành khối. Điều này mang lại sự phẳng phiu và độ cứng tối đa cho nệm.

nệm bông ép
Nệm bông ép có cấu tạo lõi là các sợi Polyester (bông xơ) và được ép cách nhiệt

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều loại nệm và nhu cầu của nhiều người Việt Nam đã thay đổi, họ không chỉ thích sự cứng cáp nữa, mà họ muốn nệm của mình mềm hơn và bồng bềnh hơn. Nhận thấy điều này, nhiều nhà sản xuất đã thêm các lớp thoải mái như PU Foam hay cao su thiên nhiên, giúp nệm bông ép có độ đàn hồi và độ mềm tốt hơn rất nhiều.

Đối tượng phù hợp

  • Người thích nằm trên một bề mặt vững chắc, cứng cáp
  • Người thích trải chiếu trên nệm 
  • Người không thích nệm đàn hồi, bật nảy hoặc lún quá nhiều
  • Người cần kết cấu nệm ổn định hỗ trợ khung xương như người cao tuổi hay trẻ nhỏ…

3. Nệm cứng hay nệm mềm tốt hơn?

Nằm nệm cứng hay nệm mềm tốt hơn là câu hỏi không của riêng ai, tuy nhiên đây cũng là câu hỏi khó giải đáp nhất. Bởi cảm giác về độ cứng của nệm khác nhau giữa mỗi người. Do đó, đây thực sự là vấn đề chủ quan, mang tính cá nhân của bạn. Hình dạng cơ thể của bạn, trọng lượng, kích cỡ và nhiều yếu tố khác đều ảnh hưởng định nghĩa về độ mềm hay độ cứng của chính bạn.

Nhiều người nhầm lẫn giữa sự hỗ trợ và sự vững chắc. Nệm đem lại sự hỗ trợ cần thiết đơn giản là nệm có thể giữ cột sống thẳng mà không gây áp lực lên cơ thể bạn. Nếu một tấm nệm có sự hỗ trợ kém, rất nhiều khả năng khi bạn ngủ dậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức các cơ.

Trong khi đó, sự vững chắc lại liên quan nhiều hơn đến sự thoải mái mà nệm đem lại.

nên nằm nệm cứng hay nệm mềm
Nằm nệm cứng hay nệm mềm tốt hơn là câu hỏi không của riêng ai

Gần đây, có nhiều nhà phát triển nệm đã sản xuất các tấm nệm có độ cứng “phổ thông”, vừa đem lại một độ cứng tổng thể, vừa đem lại cảm giác thoải mái cho nhiều người. Cụ thể, kết cấu nệm 3 tầng có độ mềm mại tăng dần từ đế lên đến bề mặt nệm. 

Do đó, đối với người có trọng lượng nhẹ, lớp trên cùng và lớp thứ 2 đem đến sự thoải mái và hỗ trợ vì người nhẹ cân tạo ít áp lực trên nệm nên họ cảm thấy thoải mái ngay từ lớp đầu tiên. Song song với đó, sự hỗ trợ và giảm áp lực đến từ lớp thứ 2.

Còn đối với người có trọng lượng nặng, lớp thứ 2 có nhiều áp lực hơn nên lớp thứ 3 sẽ nén sâu và hỗ trợ cho lớp thứ 2. Người hay nằm ngủ nghiêng cũng nhận được hỗ trợ tương tự như vậy, đặc biệt với khu vực chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, người hay nằm ngửa hoặc nằm sấp lại nhận được sự tương tác cân bằng giữa các lớp.

4. Bạn hay nằm ngủ với tư thế nào?

Trong một giấc ngủ dài, người ta thường không giữ mãi một thư thế ngủ suốt đêm mà hay xoay chuyển mình nhiều lần. Trung bình, trong một đêm, người ta có thể xoay mình từ 20 – 45 lần. 

Tuy nhiên, theo thói quen, mỗi người sẽ có một dáng ngủ chủ đạo. Vậy tư thế ngủ chủ đạo của bạn là gì? Nằm sấp, nằm nghiêng hay nằm ngửa? Hãy nhớ rằng mỗi tư thế ngủ đều cần sự hỗ trợ và mức độ vững chắc đấy nhé.

4.1 Tư thế nằm nghiêng

Người nằm nghiêng thường không nằm nguyên một chỗ. Họ sẽ thay đổi từ tư thế 2 chân thẳng, rồi 1 chân thẳng rồi co cả 2 chân lại. Bởi sự thay đổi tư thế liên tục này, bạn sẽ cần một tấm nệm có độ mềm mức độ từ (3-6/10) để giảm áp lực lên cổ và lưng.

Có thể nói, sự vững chắc và độ mềm mại là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng cho người nằm nghiêng. Họ cần một tấm nệm có độ mềm mại, êm ái để ôm sát đường cong cơ thể khi nằm nghiêng. Nệm cứng quá có thể gây áp lực, khó có thể hỗ trợ vùng lưng dưới, cổ hay vai gáy.

4.2 Tư thế nằm ngửa 

Sự vững chắc và hỗ trợ cần được ưu tiên cho người nằm ngửa. Nếu nệm quá mềm thì vùng thắt lưng sẽ không được cung cấp đủ lực để nâng đỡ. Nếu nằm nệm mềm một thời gian dài, những người hay nằm ngửa có thể có các vấn đề về lưng hoặc lệch cột sống.

Mức độ cứng được khuyên cho những người hay nằm ngửa là 4-7/10.

tư thế nằm đúng cách
Một số tư thế nằm ngủ được khuyến cáo

4.1 Tư thế nằm sấp

Những người nằm sấp sẽ tạo áp lực rất lớn lên cơ thể họ. Do đó, họ cần những tấm nệm có bề mặt phẳng để nâng đỡ cân bằng cơ thể họ. Nếu nệm bị lún ở giữa, người hay nằm sấp sẽ cảm thấy đau cột sống hay đau thắt lưng và các vấn đề khó chịu khác.

Thông thường, người nằm sấp cần có nệm có sự hỗ trợ từ 5-7/10. Một số người có thể cần nệm của họ hơi cứng hoặc hơi mềm một chút.

5. Bạn nặng bao nhiêu cân?

Trọng lượng cơ thể là một trong các lưu ý khi mua nệm mới.  Độ chìm sâu, áp lực lên nệm, độ ôm sát, làm mát hay hỗ trợ của một tấm nệm đều có thể thay đổi theo cân nặng và hình dáng cơ thể bạn. Dựa vào cân nặng của bạn, bạn có thể tìm kiếm một loại nệm cung cấp sự hỗ trợ và sự thoải mái phù hợp

  • Dưới 70kg: Trọng lượng này không khiến bạn quá chìm sâu trên nệm nhưng nếu lớp trên cùng quá dày, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chút. Tùy theo sở thích, nhu cầu cũng như mức độ phù hợp, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong các dòng nệm phía trên.
  • 70-90kg: Với những ai có mức cân nặng này, một chiếc nệm có độ cứng trung bình sẽ là gợi ý tốt nhất dành cho bạn.
  • Trên 90kg: Với cân nặng lớn, áp lực của cơ thể lên nệm cũng sẽ lớn. Do đó, bạn nên tìm kiếm nệm có độ cứng vừa phải. Điều này không chỉ mang lại sự hỗ trợ cho cơ thể của bạn mà còn phần nào khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Nếu bạn muốn nằm nệm mát hoặc cần sự hỗ trợ ở khu vực cạnh viền, bạn có thể tìm mua nệm lò xo, nệm đa tầng…. Còn nếu bạn muốn nằm nệm ôm sát cơ thể, bạn có thể lựa chọn các dòng foam với độ vững chắc cao nhưng vẫn giữ được sự êm ái vốn có và khả năng định hình cơ thể tốt.

6. Giá thành cho một chiếc nệm?

Tài chính để đầu tư một tấm nệm phụ thuộc vào từng người. Hiện trên thị trường, có nhiều sản phẩm đang được quảng cáo quá mức, nên không phải mua nệm nhiều tiền mới là tốt nhất. Do đó, đừng bỏ qua các lưu ý khi mua nệm mới dưới đây nhé:

  • Giá cao không có nghĩa là tốt nhất: Như đã đề cập ở trên, nệm có giá cao cũng không tương đương với chất lượng tốt, đặc biệt khi bạn mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ.
  • Ngân sách trung bình là 5 triệu đồng: Với ngân sách khoảng 5 triệu đồng, bạn đã có thể mua một tấm nệm bông ép cao cấp, nệm foam tổng hợp tầm trung hay nệm cao su tự nhiên.
giá nệm
Tài chính để đầu tư một tấm nệm phụ thuộc vào từng người. 
  • Tăng ngân sách cho nệm cỡ lớn: Nếu bạn muốn nệm của mình có kích cỡ vượt mức thông thường, ví dụ, trên 2m, thì bạn có thể cân nhắc việc tăng ngân sách lên thành 15 triệu đồng để bạn có nhiều lựa chọn hơn.
  • Đừng ham nệm rẻ: Nếu như giá cả không phải là thước đo hoàn hảo cho chất lượng, nhưng những món hàng quá rẻ chưa bao giờ là tốt cả. Nếu bạn mua nệm với giá dưới 1 triệu cho Queen Size thì đi liền với nó là sản phẩm chất lượng thấp, mau hỏng và có thể có độc tính cao.
  • Trả tiền tương xứng với chất lượng: Hãy nhớ rằng nệm tốt có tuổi thọ từ 8 đến 10 năm. Con số này có nghĩa là bạn chỉ cần chi ra khoảng 2 nghìn đồng mỗi ngày cho sức khỏe giấc ngủ quý báu của mình. Do vậy, đừng quá tiết mà hãy đầu tư ngay cho mình một chiếc nệm mới nhé! 

7. Loại nệm nào hợp với giường của bạn?

Một trong các lưu ý khi mua nệm mới khác phải kể đến là nền tảng nâng đỡ cho nệm. 

Nếu bạn đặt nệm trên giường, vậy đó là một hệ thống dành cho giấc ngủ của bạn. Do đó, hệ thống này cần ăn khớp với nhau. Ví dụ, khung giường trước đó của bạn không phù hợp với loại nệm bạn muốn mua hay nệm memory foam không nên đặt trên dát giường quá thưa.  Một vài công ty hay đại lý có những gợi ý loại giường nào phù hợp với sản phẩm, hãy tìm hiểu trước khi mua nệm nhé!

8. Chế độ bảo hành nệm?

Nệm sẽ đi kèm với gói bảo hành nếu bạn chọn mua một nhãn hàng uy tín. Chế độ bảo hành cho phép người mua dễ dàng sửa chữa hay đổi một chiếc nệm hỏng sang mới trong khoảng thời gian nhất định. Thông thường, thời hạn bảo hành là từ 2-3 năm. Một số hãng thậm chí bảo hành nệm 10 năm, 15 năm hay thậm chí là trọn đời tùy theo giá thành.

mua nệm mới
Chế độ bảo hành nệm là yếu tố bạn nên quan tâm khi mua nệm mới

9. Kết luận

Trên đây, Vua Nệm đã liệt kê các lưu ý khi mua nệm mới phù hợp với cả bản thân và túi tiền của mình. Việc đặt ra các câu hỏi để xác định đúng nhu cầu và thói quen ngủ của mình là điều cần thiết cho một giấc ngủ trọn vẹn. 

Nếu bạn đang cần chọn mua nệm từ các thương hiệu uy tín, hãy đến với Vua Nệm – hệ thống phân phối chăn ra gối nệm hàng đầu với các thương hiệu trong và ngoài nước.

Để được tư vấn trực tiếp và đặt mua chăn ga gối đệm chính hãng, vui lòng liên hệ theo hotline 1800 2092 (Miễn phí cước) hoặc địa chỉ cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống Vua Nệm trên toàn quốc.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều