Sức khỏe giấc ngủ

Bạn đã bao giờ nghe đến hiện tượng cười khi ngủ?

CẬP NHẬT 30/08/2021 | BỞI Tôn Vân

Hiện tượng cười khi ngủ không còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng gặp tình trạng này. Liệu đây có phải là biểu hiện của bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải không? Để giải đáp điều đó, chúng ta cùng xem một số nguyên nhân dưới đây.

hiện tượng cười khi ngủ
Rất nhiều người gặp phải hiện tượng cười khi ngủ mà không rõ lý do

1. Hiện tượng cười khi ngủ có bình thường không?

Theo thuật ngữ của y học, hiện tượng cười trong khi ngủ được coi là một dạng của thôi miên. Theo Nhà xuất bản Đại học Cambridge, đây là một phần của chứng nói ngủ hay còn gọi là mê sảng, nói mớ. Tình trạng này khá phổ biến ngày nay, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cười khi ngủ. Về cơ bản, đây là một phản ứng tự nhiên đối với điều đang xảy ra trong giấc mơ. Tuy nhiên, đó không hẳn sẽ là một giấc mơ vui vẻ mà những người gặp phải hiện tượng này sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy giấc mơ rất kỳ lạ.

Trong giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) các giấc mơ sẽ thường xuyên xuất hiện, hơi thở của bạn trở nên nhanh hơn, không đều và mắt di chuyển nhanh chóng về mọi hướng. Bạn không cần quá lo lắng về chất lượng giấc ngủ trong giai đoạn này vì cơ thể chỉ đang hoạt động chức năng của mình mà thôi. 

Xem thêm: Nói mớ khi ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng cười khi ngủ
Hiện tượng cười khi ngủ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cười khi ngủ gây ra các bệnh lý cho cơ thể

Cũng có một số hiện tượng cười khi ngủ là dấu hiệu của bệnh lý cơ thể. Do đó, bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. 

2.1. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD)

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM hay còn được biết tới với cái tên là chứng mất ngủ do ký sinh trùng. Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ này thường trải qua một vài những sự kiện kỳ lạ, trong số đó có hiện tượng cười khi ngủ. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới trên 50 tuổi. 

Bên cạnh cười khi ngủ, những người này có thể la hét, nói chuyện hoặc cử động chân tay, chẳng hạn như đấm, đá và ngủ trong khi đang đi bộ. Tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của chính bạn cũng như những ai nằm cùng.

Nguy cơ phát sinh chứng rối loạn hành vi giấc ngủ (REM-RBD) cũng tăng lên nếu một người thiếu ngủ hoặc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như zolpidem, zopiclone, thuốc chống trầm cảm ba vòng, venlafaxine hoặc chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).

2.2. Vấn đề thần kinh

Mặc dù hiếm gặp nhưng vấn đề thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, cũng là nguyên nhân gây hiện tượng cười khi ngủ. Những người gặp tình trạng này thường bị rối loạn cơ dẫn tới việc kiểm soát chuyển động của cơ bị suy giảm và thậm chí còn biến mất. 

Hiện tượng cười khi ngủ
Hiện tượng cười khi ngủ khiến nhiều người lo lắng

Một vấn đề thần kinh khác cũng có thể gây hiện tượng cười khi ngủ là hamartoma vùng dưới đồi (HH), có thể gây co thắt dạng gel. Những người mắc chứng này không thể kiểm soát bản thân nên thường dễ rơi vào trạng thái cười trong khi ngủ. Bắt đầu với cảm giác cồn cào ở dạ dày lan đến vùng ngực, gây ra tiếng cười và cuối cùng là gây đau đầu. Các triệu chứng này có thể xảy ra lặp đi lặp lại và kéo dài khoảng 10 đến 20 phút.

3. Cách ngăn chặn hiện tượng cười khi ngủ

Nếu hiện tượng cười khi ngủ khiến bạn hoặc người nằm cùng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tổng thể sức khỏe thì bạn cần điều trị ngay lập tức. Dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua và ngăn chặn được tình trạng này:

3.1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, trước tiên bạn cần tạo thói quen ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày. Như vậy, cơ thể của bạn sẽ tập làm quen và thích nghi với đồng hồ sinh học này, giúp bạn ngủ ngon hơn. 

Đặc biệt, để cải thiện chất lượng giấc ngủ nhằm tránh hiện tượng cười khi ngủ, bạn nên đầu tư vào không gian phòng ngủ. Cần lưu ý tắt hết đèn hoặc chỉ để ánh sáng nhẹ khi ngủ, phòng ngủ phải yên tĩnh, nhiệt độ phòng ngủ ở mức dao động từ mức 27 – 28 độ C,…

Ngoài ra, nếu muốn ngủ ngon giấc hơn, bạn nên tìm mua các loại giường và chăn ga gối nệm êm ái, mềm mại, có thể mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Tránh mua các loại nệm kém chất lượng, phát ra âm thanh khi trở mình khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm.

Xem thêm: Tình dục có giúp cải thiện giấc ngủ?

mua các loại giường và chăn ga gối nệm êm ái
Nếu muốn ngủ ngon giấc hơn, bạn nên tìm mua các loại giường và chăn ga gối nệm êm ái

Một số gợi ý chăn ga có độ êm ái cao mà bạn có thể lựa chọn gồm có:

  • Bộ chăn ga Amando Dormi: Làm từ vải cotton, mềm mại, thấm hút tốt, có đặc tính kháng khuẩn, an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Bộ ga chun Amando Farren: Có chất liệu từ vải Microfiber, giữ ấm vào mùa đông và mang đến cảm giác thoáng mát vào mùa hè, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
  • Bộ chăn ga phủ Canada tơ tằm: Với chất liệu kết hợp giữa sợi cotton nhân tạo và sợi cellulose, sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng, đem đến sự êm ái và ấm áp cho giấc ngủ thêm trọn vẹn.

3.2. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử hoặc uống cà phê trước khi ngủ

Lạm dụng điện thoại hoặc uống cà phê trước khi ngủ đều có thể khiến bạn bị khó đi vào giấc, ngủ không ngon. Do đó, tốt nhất bạn không nên uống cà phê vào buổi tối và không sử dụng điện thoại trước khi ngủ ít nhất 30 phút bạn nhé.

Uống cà phê trước khi ngủ
Uống cà phê trước khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng cười khi ngủ

3.3. Giảm uống rượu theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu bạn đang phải cai rượu, hãy giảm uống dần dần theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên giảm đột ngột, lập tức cai rượu vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ không kiểm soát được, trong đó có hiện tượng cười khi ngủ mà nhiều người vẫn hay gặp phải.

3.4. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ

  • Nếu loại thuốc đang dùng có tác dụng phụ gây ra hiện tượng cười khi ngủ thì cần đổi một loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ về tình trạng của bản thân để có phác đồ điều trị phù hợp với bản thân

4. Hiện tượng cười khi ngủ ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại?

Như đã nói ở trên, hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng cười khi ngủ. Nhưng liệu đây có phải là một dấu hiệu bệnh lý như ở người lớn? Hiện vẫn chưa có bất kỳ nguyên nhân cụ thể nhưng một số giả thuyết về điều này được đưa ra mà bố mẹ có thể tham khảo: 

4.1. Phản xạ tự nhiên

Trẻ sơ sinh cũng nằm mơ rất nhiều ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sau khi chào đời, con vẫn tiếp tục nằm mơ. Trong giấc ngủ này, bé có thể sẽ có những cử động vô thức, phản xạ tự nhiên, chẳng hạn như cười. 

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng rằng bé bị co giật dẫn tới hiện tượng cười khi ngủ, cười không kiểm soát được. Mỗi đợt có thể kéo dài khoảng 10-20 giây, bắt đầu khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, đây có thể là một triệu chứng bệnh lý, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán chính xác.

Hiện tượng cười khi ngủ ở trẻ
Hiện tượng cười khi ngủ ở trẻ có thể là một phản xạ tự nhiên

4.2. Bé đang xử lý thông tin

Trong vài tháng đầu đời, trẻ luôn trong trạng thái phải xử lý thông tin mới. Con học tập liên tục và mỗi ngày, từ học cách mở mắt, mỉm cười, khó, đến tìm cách để di chuyển các phần của cơ thể. 

Tuy nhiên, lượng thông tin đôi khi là quá tải đối với bé, do đó chỉ tới khi ngủ bé mới có thời gian để xử lý phần thông tin này và thể hiện ra ngoài bằng hành động khóc hoặc cười. Bố mẹ không nên đánh thức con lúc này vì có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé đó. 

Hiện tượng cười khi ngủ thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và một số độ tuổi nhất định. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc phản ứng tự nhiên của cơ thể. Do đó, bạn cần quan sát tần suất cũng như sức khỏe của bản thân sau mỗi lần hiện tượng đó xuất hiện để có hướng giải quyết phù hợp nhé!

Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng cười khi ngủ. Hy vọng những chia sẻ của Vua Nệm có thể giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng này, từ đó có hướng xử lý phù hợp để có giấc ngủ ngon hơn. Đừng quên theo dõi Vua Nệm để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích về giấc ngủ bạn nhé.

Xem thêm: Tìm hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Trẻ cần ngủ bao lâu là đủ?

Nguồn:

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân