Chuyên gia nệm

Chọn nệm sai khiến bệnh xương khớp càng thêm nặng

CẬP NHẬT 04/01/2023 | BỞI Tôn Vân

Đối với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về xương khớp, giấc ngủ thường bị quấy rầy bởi những cơn đau nhức âm ỉ kéo dài. Vậy nên một tấm nệm sẽ rất cần thiết để hỗ trợ nâng đỡ cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên việc chọn nệm như chọn người bạn đời, “chọn đúng” cuộc đời sẽ nở hoa, nhưng “chọn sai” sẽ đi vào bế tắc, khiến căn bệnh ngày càng trở nặng. Đó là bởi vì bạn chưa đọc được thông tin hữu ích trong bài viết này thôi, hãy cùng theo dõi nhé!

cách chọn nệm cho người đau xương khớp
cách chọn nệm cho người đau xương khớp

Có thể bạn quan tâm: Top 5 dòng nệm chất lượng dành cho người bị đau cột sống

1. Tác hại “khó lường” khi chọn nệm sai cho người mắc bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người lao động công việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc sai tư thế, người từ 45 tuổi trở lên… Theo đó, những loại bệnh xương khớp phổ biến là thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa và loãng xương. 

Nệm cho người bị bệnh xương khớp

Chất lượng giấc ngủ sẽ tác động trực tiếp vào cảm giác đau đớn và quá trình viêm, giấc ngủ ngon làm giảm tình trạng đau nhức và giảm sưng viêm từ bệnh gây ra. Nhưng, theo Tổ chức Viêm khớp (AF), đã có ít nhất 50% những người bị viêm xương khớp đấu tranh với giấc ngủ – đặc biệt là những người có hông và đầu gối. 

Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người lao động công việc nặng nhọc

Những cơn đau âm ỉ và dai dẳng khiến họ không thể nào thoải mái để chìm vào giấc ngủ sâu. Hơn nữa, người bệnh còn rất sợ cảm giác mỗi khi nằm quá lâu phải xoay trở mình hay đứng lên và nằm xuống mỗi khi ngủ. Do đó, rất nhiều bệnh nhân bị đau xương khớp thường mong muốn nằm trên một chiếc nệm mềm và êm ái để cơ thể được thư giãn và thả lỏng. 

Nhưng chúng ta đã lầm tưởng rồi! Một chiếc nệm quá mềm sẽ không có khả năng nâng đỡ cột sống và khung xương của cơ thể. Điều này sẽ khiến cơ thể bị lún sâu xuống nệm, những bộ phận chịu lựng như vùng cổ, vai, lưng và các khớp không được hỗ trợ nâng đỡ mà bị tì mạnh thêm, khiến tổn thương cấu trúc xương cùng vị trí đau nhức xương khớp thêm trở nặng. 

Ngược lại, nếu lựa chọn một tấm nệm quá cứng sẽ khiến các điểm tiếp xúc với nệm bị đau và cơ thể cảm thấy không thoải mái. Hơn nữa, nệm cứng cũng gây chèn ép, phá vỡ độ cong tự nhiên của cột sống, buộc nó phải gồng lên khi ngủ, do đó thức dậy tình trạng bệnh không được thuyên giảm mà cảm thấy mệt mỏi hơn. 

Ngoài ra, vẫn còn một số ít bệnh nhân lại không hề quan tâm đến việc nằm nệm, vì họ nghĩ rằng chúng sẽ không giúp ích hay hỗ trợ làm bệnh tình thuyên giảm. Việc nằm một chiếc nệm cũ, bề mặt nệm bị lồi lõm, không bằng phẳng sẽ ảnh hưởng đến cột sống lưng sau một thời gian dài nằm trên nệm. 

Một chiếc nệm quá mềm
Một chiếc nệm quá mềm sẽ không có khả năng nâng đỡ cột sống và khung xương của cơ thể

Có thể nói, việc chọn nệm sai sẽ khiến bệnh xương khớp thêm trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để lựa chọn chiếc nệm phù hợp cho bệnh nhân bị đau xương khớp? Đừng vội rời khỏi bài viết này!

2. Bí quyết chọn nệm cho người mắc bệnh xương khớp

2.1. Chọn nệm cứng và trung bình cứng

Theo một nghiên cứu từ Tây Ban Nha, nếu thang đo độ cứng của nệm tính từ 1 đến 10 thì người bị bệnh đau cột sống khi nằm trên nệm có độ cứng vừa phải khoảng 5 hoặc 6 sẽ cải thiện tình trạng đau nhiều hơn so với người nằm nệm mềm. 

Ngoài ra, theo bác sĩ  George McClelland, phát ngôn viên của Hiệp hội Xương khớp Hoa Kỳ “Cột sống của chúng ta không phải là một đường thẳng nên một tấm nệm có độ cứng vừa phải sẽ hỗ trợ tốt cho đường cong của cột sống”. 

Một tấm nệm có độ cứng vừa phải
Một tấm nệm có độ cứng vừa phải sẽ hỗ trợ tốt cho đường cong của cột sống”

Theo đó, nệm lò xo túi lò xo độc lập là loại nệm có độ cứng vừa phải, với từng cuộn lò xo bọc trong từng túi vải riêng biệt giúp cách ly chuyển động rất tốt. Đặc biệt, các loại nệm lò xo cao cấp còn hỗ trợ nâng đỡ theo từng vùng cơ thể. Nhờ vậy, người nằm sẽ hỗ trợ nâng đỡ tối ưu, giảm thiểu sự đau nhức do bệnh gây ra.

Đặc biệt, nệm lò xo còn có khả năng trở thành điểm tựa hỗ trợ người nằm xoay, trở mình dễ dàng. Bởi nếu không có chức năng này, lực sẽ tác động và gây gây phản ứng ngược trở lại lên hệ cơ xương, khiến giấc ngủ của người bệnh không thoải mái. 

Bên cạnh nệm lò xo độc lập, theo các chuyên gia, người mắc bệnh xương khớp sẽ thích hợp với loại nệm cao su thiên nhiên. Sản phẩm được biết đến với khả năng độ đàn hồi hoàn hảo, bền bỉ và dẻo dai. Tuy nhiên, khi lựa chọn nệm cao su thiên nhiên, bạn nên tránh những loại nệm quá mỏng và quá mềm. Thay vào đó ưu tiên loại nệm có độ dày vừa phải, chúng sẽ giúp nâng đỡ hệ xương, tránh xảy ra tình trạng võng, lún, gây chèn ép khiến bệnh tình thêm nặng. 

2.2. Chọn nệm tích hợp nhiều tính năng: massage, kháng khuẩn, thoáng khí…

Một chiếc nệm có khả năng nâng đỡ tốt và tích hợp thêm tính năng massage sẽ nhẹ nhàng massage cơ thể, giúp xoa dịu sự đau đớn mà bệnh xương khớp gây ra. 

Một chiếc nệm có khả năng nâng đỡ tốt
Chọn nệm có khả năng nâng đỡ tốt và tích hợp thêm tính năng massage sẽ nhẹ nhàng massage cơ thể

Bạn nên lưu ý lựa chọn loại nệm kháng khuẩn, chống ẩm mốc, không gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy cho người nằm. Bởi không riêng gì bệnh nhân đau xương khớp, khi nằm trên một tấm nệm ám mùi khó chịu, đầy bụi bặm và vi khuẩn vừa không đảm bảo chất lượng giấc ngủ, về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Cuối cùng, hãy ưu tiên một chiếc nệm thoáng khí, không gây ra tình trạng hầm nóng bí bách cho người nằm. Nhất là vào mùa hè tại xứ sở nhiệt đới này, việc nằm nệm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, nên họ đã chuyển sang nằm chiếu tre, chiếu trúc. Điều này cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ thống cơ xương, đặc biệt là bệnh nhân đang bị đau xương khớp.

>>> Tham khảo: Đau lưng nên nằm nệm gì? 

Trên đây là những tác hại khi chọn sai nệm cho bệnh nhân xương khớp, cùng cách chọn nệm tốt cho người bệnh. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến người thân và bạn bè, nhất là người đang loay hoay tìm giải pháp giấc ngủ khi mắc loại bệnh này, bạn nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân