Không gì tuyệt vời hơn là thư giãn trên chiếc nệm memory foam chất lượng cao sau một ngày dài. Tuy nhiên, những điều kỳ diệu này không dành cho tất cả mọi người. Nhiều người thích một tấm nệm cứng và họ có thể nằm thoải mái trên đó hơn là nệm có độ lún quá nhiều. Mặc dù mỗi loại nệm đều có điểm mạnh riêng, nhưng tuỳ vào phong cách ngủ và sở thích cá nhân mà khách hàng sẽ có những lựa chọn phù hợp.
Vậy trong trường hợp bạn đang sở hữu một tấm nệm memory foam nhưng lại muốn ngủ trên thứ gì đó chắc chắn hơn, đọc ngay bài viết bên dưới để biết cách làm cứng nệm memory foam nhé!
Nội Dung Chính
1. Cách làm cứng nệm Memory Foam
Một trong những cách làm cứng nệm memory foam hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà đó là:
1.1. Lật hoặc đổi chiều của nệm
Sau một thời gian sử dụng nệm thì chỗ mà bạn hay nằm nhất chắc chắn sẽ bị lún hơn những vị trí còn lại. Do đó, cách tốt nhất để làm cứng nệm là đổi chiều hoặc lật nó. Việc làm này đồng thời cũng giúp cho nệm đạt được tuổi thọ tối đa.
Bên cạnh đó, việc đổi chiều hoặc lật nệm cũng giúp bạn cảm thấy chắc chắn hơn khi nằm. Lúc này, những phần nặng nhất trên cơ thể sẽ nằm ở những điểm khác nhau, làm giảm các vết lõm gây cảm giác khó chịu.
Mặt nệm chưa sử dụng thường chắc chắn hơn, vì vậy hãy thử lật lại trước khi mua những vật dụng khác để hỗ trợ. Nhưng hãy nhớ rằng không phải tất cả các tấm nệm đều được làm như nhau ở cả hai mặt. Một số nệm chỉ được sản xuất để sử dụng một mặt duy nhất. Sau khi đã thử xoay và lật nệm mà bạn vẫn nhận thấy nó bị võng xuống, đây có thể là dấu hiệu bạn cần thay đệm mới.
1.2. Sử dụng tấm topper
Hầu hết mọi người mua tấm topper với mục đích muốn cho chiếc nệm không thoải mái nhà mình trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều tấm topper được thiết kế để tạo bề mặt chắc chắn hơn cho bạn khi ngủ. Chúng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm Memory Foam và cao su.
Tấm topper bằng Memory Foam dày đặc hoặc cao su là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác ngủ vững chắc hơn. Cao su là một vật liệu xốp tự nhiên được làm từ nhựa cây cao su, vừa chắc vừa có tính đàn hồi cao. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể sử dụng những tấm topper làm từ cao su tổng hợp.
Khi lựa chọn, bạn hãy lưu ý rằng những tấm topper có độ dày từ 2 – 6 inch mới đủ khả năng ngăn bạn không bị lún vào đệm, đồng thời giúp phân bổ trọng lượng đồng đều. Như đã nói, hãy cẩn thận với những tấm topper mỏng vì chúng thường làm cho đệm mềm hơn. Bạn nên đặc biệt tìm kiếm tấm topper chứ không phải tấm lót nệm.
1.3. Thay vạt giường
Vạt giường là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thoải mái và độ bền của nệm. Nếu bạn đang thắc mắc “Nệm Memory Foam có cần vạt khung giường chắc chắn không?”, thì câu trả lời là có.
Chúng sẽ giúp gia cố nệm để giảm áp lực, nhưng theo thời gian, chúng sẽ bị mòn, mất đi độ bền và khả năng hỗ trợ. Vì vậy mà việc thay thế sau một thời gian dài sử dụng là điều cần thiết và thường tiết kiệm hơn so với việc mua một tấm nệm hoàn toàn mới.
1.4. Thêm tấm hỗ trợ bổ sung
Để chiếc nệm cứng cáp hơn, một lựa chọn tuyệt vời với chi phí thấp là thêm ván ép vào giữa nệm và khung giường. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích này, tấm ván ép cũng có thể làm giảm luồng không khí và khiến nấm mốc phát triển. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng phương pháp này.
1.5. Theo dõi nhiệt độ phòng
Nghe có vẻ khó tin nhưng nhiệt độ trong phòng chắc chắn làm ảnh hưởng đến độ cứng của đệm. Nhiệt sẽ làm cho vật liệu nở ra, do đó làm cho nệm mềm hơn. Nếu bạn đang ngủ trên nệm Memory Foam, hãy cố gắng giữ cho căn phòng của bạn càng mát càng tốt.
Trong quá trình xem xét rằng nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến độ cứng, cũng có nhiều người thắc mắc “Nệm Memory Foam nóng hay mát?”. Trong khi nệm Memory Foam truyền thống có xu hướng bảo toàn nhiệt, thì loại hiện đại hơn được thiết kế với công nghệ gel làm mát để mang lại cảm giác thông thoáng khi nằm.
1.6. Cẩn thận với độ ẩm
Giường của bạn có thể sẽ mềm đi bằng cách hấp thụ độ ẩm từ không khí. Tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn ở những khu vực ẩm ướt và hoặc những địa điểm gần bãi biển. Nếu bạn cho rằng chiếc giường của mình trở nên mềm hơn do quá ẩm, hãy phơi nó dưới ánh nắng mặt trời trong ngày và để khô.
Mặt trời sẽ làm giảm độ ẩm hoàn toàn và giúp giảm thiểu vi khuẩn, vi trùng và nấm mốc. Nếu vấn đề vẫn tiếp diễn và bạn không biết cách vệ sinh nệm sao cho đúng, hãy nhờ đến sự trợ giúp của dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp.
1.7. Di chuyển nệm của bạn
Một trong những cách đơn giản và tiết kiệm nhất để làm cho nệm của bạn cứng hơn là đặt nó trên sàn nhà. Làm như vậy có thể tạo ra một bệ đỡ vững chắc và đồng đều cho nệm. Mặc dù tùy chọn này có lợi ích làm cứng nệm nhưng cũng sẽ có một số bất cập như bụi, giảm sự lưu thông không khí và bị côn trùng tấn công.
Nếu nệm của bạn nằm trên sàn, bụi sẽ tích tụ xung quanh các cạnh gây dị ứng và không tốt cho hệ hô hấp cũng như da mặt. Đặt nệm trên sàn cũng cản trở quá trình lưu thông không khí dẫn đến tình trạng nóng nực khi ngủ. Điều này cũng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển bên trong nệm. Nếu bạn chọn di chuyển nệm của mình xuống sàn, hãy đầu tư thêm một tấm bảo vệ nệm.
2. Lợi ích của một chiếc nệm vững chắc
Nếu bạn đang tìm cách làm cho nệm Memory Foam cứng hơn, thì có lẽ bạn đã thừa biết nằm trên một tấm nệm vững chắc tuyệt vời như thế nào. Những chiếc nệm loại này sẽ giữ cơ thể ở vị trí trung lập, hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống, cân bằng đầu, vai, mông và gót chân của bạn. Ngoài ra, nệm cứng còn phân bổ đều trọng lượng giúp giảm áp lực lên cơ thể khi nằm.
Mặt khác, nếu bạn nằm ngủ trên loại nệm không phù hợp, nó sẽ cản trở giấc ngủ của bạn, thậm chí bạn có thể gây ra chứng đau lưng khi thức dậy. Việc nằm trên một bề mặt vững chắc giúp xương hấp thụ phần lớn áp lực cơ thể, ít gây căng thẳng cho cơ, tĩnh mạch và động mạch. Từ đó sẽ cải thiện lưu thông máu cũng như cho phép bạn ngủ sâu hơn.
Nệm có độ cứng cao cũng ngăn phần lưng dưới của bạn bị xẹp xuống. Nhờ vậy mà cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn trong khi ngủ và đảm bảo trọng lượng cơ thể được phân bổ đều. Những người có thói quen ngủ khác nhau thường thích các loại nệm khác nhau. Bởi vì nệm cứng mang lại bề mặt phẳng, ổn định hơn nên chúng có xu hướng phù hợp hơn cho người ngủ ngửa và ngủ sấp.
> Xem thêm: Cách làm mềm nệm bông ép quá cứng
3. Top 5 nệm memory foam có độ cứng mềm phù hợp
3.1. Nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus
Nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus là dòng sản phẩm đến từ Nhật Bản. Với độ cứng mềm vừa phải, chúng luôn nằm trong danh sách những chiếc nệm Memory Foam được ưa chuộng hàng đầu. Được thiết kế với cấu trúc đa tầng độc đáo, nệm kết hợp lớp memory foam có độ dày chuẩn xác cùng với lớp nền Mixel Cube và Base Foam, tạo nên sự cân bằng lý tưởng.
Trong suốt thời gian nghỉ ngơi, nệm sẽ mang lại cảm giác vững chắc và nâng đỡ cơ thể một cách tuyệt vời. Không chỉ vậy, nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus còn sở hữu độ thông thoáng ấn tượng, nhờ cấu trúc tổ hợp khối lập phương nhỏ và cấu trúc lượn sóng (Profile Cutting). Thiết kế độc đáo giúp không khí lưu thông một cách tự nhiên, đồng thời ngăn chặn hơi ẩm và phòng ngừa nấm mốc một cách hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Xem thông tin sản phẩm tại đây: https://vuanem.com/nem-memory-foam-aeroflow-fit-plus.html
3.2. Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa
Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến cảm giác thoải mái tối ưu cho người nằm. Với cấu trúc Gel Memory Foam độc đáo, sản phẩm không chỉ giảm áp lực một cách hiệu quả nhờ vào cấu trúc xốp mở, mà còn phân tán áp lực cơ thể tối ưu.
Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa được thiết kế để phù hợp với mọi hình dáng và trọng lượng người nằm. Chính vì vậy, chúng giúp duy trì tư thế cột sống thẳng, giảm thiểu các vấn đề về đau lưng và cột sống.
Chiếc nệm này còn nổi bật với áo nệm hai mặt độc đáo. Một mặt được làm từ vải Cooling Fiber cao cấp, tạo độ thông thoáng tối ưu, là lựa chọn lý tưởng cho mùa hè. Mặt còn lại được làm từ chất liệu dệt kim mềm mại, điều này góp phần mang đến cảm giác ấm áp trong mùa đông, đảm bảo giấc ngủ ngon quanh năm.
Xem thông tin sản phẩm và cập nhật giá tại: https://vuanem.com/nem-foam-amando-casa.html
3.3. Nệm Foam Amando L’Amore
Nệm Foam Amando L’Amore là một trong những cái tên hàng đầu được ưa chuộng trong phân khúc nệm memory foam. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho giấc ngủ của bạn nhờ có cấu trúc ba lớp độc đáo – HR foam, Aero Gel Memory Foam và PU foam. Chúng không chỉ cung cấp độ vững chắc tối ưu mà còn đảm bảo sự thoải mái tuyệt đối qua từng đêm.
Hơn hết, khả năng điều hòa nhiệt độ vượt trội của nệm Foam Amando L’Amore cũng sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ trong những ngày hè oi bức, và ấm áp dễ chịu khi mùa đông về. Nệm còn có khả năng hỗ trợ cơ thể một cách hoàn hảo, ôm trọn từng đường cong, giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức xương cốt sau mỗi giấc ngủ.
Xem thông tin sản phẩm tại đây: https://vuanem.com/nem-foam-amando-l-amore.html
3.4. Nệm Foam Zinus Cooling Gel Memory
Chiếc nệm Foam Zinus Cooling Gel Memory tạo ấn tượng với khả năng làm mát đặc biệt từ lớp gel cao cấp nằm ở tầng trên cùng. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp cho những ngày hè oi bức, chúng sẽ mang lại cảm giác mát lạnh và dễ chịu suốt đêm.
Với thiết kế thông minh, nệm Foam Zinus Cooling Gel Memory còn có khả năng hỗ trợ cơ thể một cách tối ưu. Chúng có thể ôm trọn từng đường cong và phân tán áp lực một cách đều đặn, giúp bạn thức dậy mỗi sáng mà không hề cảm thấy đau mỏi.
Làm cứng một chiếc nệm mút nghe có vẻ rất bất khả thi nhưng bài viết bên trên đã giúp bạn có được những cách đơn giản mà cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách làm cứng nệm memory foam, đừng quên xác định kỹ tình trạng sức khoẻ của bản thân có thích hợp với nệm cứng hay không. Đôi khi, việc thay một chiếc nệm mới hoàn toàn là biện pháp tốt nhất nếu chiếc nệm bạn đang dùng đã quá cũ.