Chất liệu foam đã được ứng dụng từ khoảng 500 năm trước công nguyên bởi người Maya cổ đại nhưng phải đến khoảng thập niên 90, tiếng tăm của chúng mới bắt đầu vang rộng. Nệm Foam dù thuộc diện “sinh sau đẻ muộn” so với nệm lò xo, cao su, bông ép,… nhưng khi vừa xuất hiện, chúng đã tạo một cú “hit” lớn trong ngành nệm, nhất là tại các nước Âu Châu.
Vậy, foam là gì? Có các loại foam nào? Chất liệu foam có an toàn không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của người tiêu dùng xoay quanh chất liệu này và giúp đem lại cho bạn cái nhìn tổng quát và chuẩn xác hơn về foam.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Foam là chất liệu gì? Lịch sử của chất liệu foam
1.1. Foam là gì?
Foam (còn được gọi là bọt xốp hay mút) là chất liệu có khối lượng tương đối nhẹ được tạo ra bởi các bọt khí hay bọt gas tỏa ra từ một chất lỏng hoặc chất rắn. Thông thường, bọt khí thu được nhiều hơn từ chất lỏng so với chất rắn. Hầu hết các chất liệu foam hiện nay được cấu thành chủ yếu bởi các chất polyol, polyisocyanate, H20 (nước) và các hóa chất khác.
Polyisocyanate và polyol là các chất hóa học gốc polymer dạng lỏng. Khi kết hợp với nước, chúng tạo ra phản ứng tỏa nhiệt, tạo thành polyurethane. Trong đó, polyisocyanate được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất foam được tạo ra từ 2 chất: Diphenylethene Diisocyanate (MDI) và Toluene Diisocyanate (TDI). Cả hai đều có nguồn gốc từ hóa dầu và được chế xuất bởi các quy trình hóa học vô cùng phức tạp.
Đặc trưng của foam là độ dẻo dai, khả năng ôm sát và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của trọng lực. Chính bởi thế, foam được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đệm trên ghế ô tô, đồ nội thất đến cách nhiệt/cách âm tường và đặc biệt là những chiếc nệm mà chúng ta nằm ngày nay.
1.2. Lịch sử của chất liệu foam
Foam đã xuất hiện thời người Maya và Aztec cổ đại từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Ban đầu, chất liệu này được làm từ mủ cao su tự nhiên, mãi đến sau này, người ta mới bắt đầu sử dụng thêm foam tổng hợp.
Vào những năm 1960, một nhóm các kỹ sư của NASA được yêu cầu thiết kế một chiếc ghế đặc biệt cho những phi hành gia để làm sao có thể giảm áp lực của lực hấp dẫn trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Cuối cùng, các kỹ sư đã phát minh ra một vật liệu có thể thích ứng với bất kỳ cơ thể nào và giúp giảm áp lực tác động lên cơ thể khi ở trong không gian, đó chính là chất liệu foam.
Cho đến hiện tại, Foam đã trở thành “ngôi sao sáng” trong nhiều ngành gia dụng, đặc biệt ngành sản xuất nệm và nội thất.
Quy trình sản xuất chất liệu foam đã được cải tiến và thay đổi liên tục trong hơn 50 năm qua. Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất đều giữ bí mật về công thức của họ nhưng các phân tích cho thấy tất cả các chất liệu foam ngày nay đều được cấu thành từ gốc dầu mỏ. Chất liệu foam phổ biến nhất chính là Polyurethane Foam và Memory Foam và chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng ở phần tiếp theo của bài viết.
2. Cấu tạo foam
Foam là chất đa dạng về cả kích thước lẫn cấu trúc. Hiện nay, có 2 loại cấu tạo foam phổ biến thường được áp dụng trong các công nghệ sản xuất là foam ô kín và foam lỗ hổng, cụ thể:
- Foam cấu trúc ô kín: Loại foam này sở hữu liên kết các phần tử foam với mật độ dày đặc và chặt chẽ. Nhờ vậy, những sản phẩm cấu tạo từ loại foam ô kín đều có tính bền vững cao với bề mặt ổn định và hạn chế hấp thụ ẩm. Với tính hút ẩm thấp, foam ô kín có thể được áp dụng trong đa dạng các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
- Foam cấu trúc lỗ hổng: Chất liệu foam này thực chất là hệ thống các lỗ hổng liên kết chặt chẽ, tạo nên bề mặt sản phẩm hoàn thiện với tính hút ẩm, giải nhiệt cực tốt. Chính vì tính chất này, cấu tạo foam lỗ hổng thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất giường nệm, nhà cửa, hứa hẹn mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời tới cho khách hàng.
3. Phân loại chất liệu foam
Chất liệu Foam có rất nhiều biến thể khác nhau. Sau đây là những biến thể phổ biến của chất liệu foam thường được áp dụng trong thị trường:
3.1. Memory Foam (Mút hoạt tính)
Memory foam hay viscoelastic foam được mệnh danh là nữ hoàng của các loại foam. Đây là một phát minh của NASA vào những năm 1970. Memory foam từ lâu được ưa chuộng bởi sự mềm mại, êm ái và khả năng nâng đỡ cơ thể cực tốt.
Memory Foam là chất liệu foam phổ biến và được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Sở dĩ chúng có tên Memory Foam là bởi khi bạn ấn tay lên bề mặt foam, hình dạng bàn tay sẽ được lưu giữ lại trên bề mặt trong khoảng 3 đến 10 giây cho đến khi lớp foam dần trở lại trạng thái ban đầu. Chất liệu này giống như đang “ghi chép” (memory) lại hình dáng bàn tay của bạn.
Memory Foam chủ yếu được cấu thành từ chất polyurethane. Đặc trưng của Memory Foam là độ bền, khả năng hỗ trợ và giảm áp suất đáng kinh ngạc. Bên cạnh đó, một chiếc nệm foam thường có tuổi thọ cao hơn nệm bông ép. Memory Foam là một vật liệu thường được tìm thấy trong hầu hết các ghế sofa, nệm, ghế xe hơi.
Ngoài ra, các nhà sản xuất áp dụng cho nệm Memory Foam thêm những công nghệ khác, mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo về giấc ngủ.
Công nghệ Gel Memory Foam
Điển hình như công nghệ Gel Memory Foam là sự hợp nhất giữa hạt gel với Memory Foam để hấp thụ nhiệt độ, tạo sư mát mẻ, thấm hút tốt nhất, giúp người nằm có trải nghiệm giấc ngủ thật hoàn hảo.
Công nghệ Gel Memory Foam Lumbar Support
Hay công nghệ Gel Memory Foam Lumbar Support với lớp Gel Memory Foam cao cấp được thiết kế và sử dụng độc quyền nhằm hạn chế đau lưng khi người nằm ngủ sai tư thế. Đồng thời giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp người nằm cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Công nghệ Charcoal Gel
Công nghệ Charcoal Gel có cấu tạo từ than hoạt tính và Gel giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và kháng khuẩn. Theo đó, than hoạt tính là một dạng Carbon có độ xốp cao với nhiều vết nứt và lỗ rỗng nhỏ. Gel trong lớp nệm chứa 70% hàm lượng là nước, 30% là Gel.
Trong đó, nước có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt nóng của cơ thể còn Gel kết thành hệ thống lưới có nhiệm vụ truyền, tản nhiệt ra xung quanh nệm và môi trường bên ngoài.
>> Xem thêm: Phân biệt nệm gel foam và memory foam chi tiết
3.2. PU Foam
Polyurethane Foam (hay còn được gọi là PU Foam) là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ chất liệu foam nào được tổng hợp từ 2 hóa chất polyol and diisocyanate. Thực chất, Memory Foam chính là chất liệu foam được cấu thành chủ yếu từ Polyurethane Foam kết hợp với một vài chất phụ gia khác để thay đổi các đặc tính như độ dẻo dai và độ đàn hồi của vật liệu.
Bên cạnh các đặc tính đặc trưng như đàn hồi, nâng đỡ trọng lượng; khả năng cách nhiệt đáng kinh ngạc của PU Foam cũng được giới chuyên môn đánh giá cao. PU Foam được xem là một trong những vật liệu cách nhiệt tốt nhất thế giới (còn được gọi là foam chữa cháy hay foam chống cháy).
Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu nệm đã ứng dụng PU Foam trong sản phẩm của họ. Một trong cái tên đáng chú ý nhất là thương hiệu đệm Nhật Bản Inoac Aeroflow.
3.3. PE Foam
Bên cạnh Memory Foam, PU Foam, “PE foam là gì” cũng là câu hỏi được Vua Nệm nhận được nhiều nhất. PE Foam là tên viết tắt của cụm từ Polyethylene (Protective) Foam, cũng là một loại nhựa có gốc dầu mỏ, có cấu thành chính bởi chất liệu foam kết hợp với Polyethylene.
Đặc trưng của chất liệu này là độ mềm và cực dai. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cách nhiệt – điện, từ đường ống đến vỏ dây điện. Ngoài ra, PE Foam còn được dùng để sản xuất các mút xốp bảo quản hàng hóa dễ hư vỡ. Mút xốp bọc trái cây chính là một ứng dụng của PE Foam. Một số ưu điểm khác của PE Foam bao gồm trọng lượng nhẹ, thân thiện môi trường (do PE Foam có thể tái chế) và giá thành rẻ.
>> Xem thêm: Foam chống cháy là gì? Nệm ngủ có được làm từ foam chống cháy?
3.4. PVC Foam
PVC Foam là tên viết tắt của Poli Vinyl Clorua – C2H3C Foam, được cấu thành từ nhựa PVC, Foam, bột gỗ cùng một số hóa chất phụ gia khác như chất tạo bọt, chống cháy,… Sau khi được trộn với tỉ lệ nhất định, hỗn hợp này sẽ được ép thành dạng tấm và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Ngày nay, PVC Foam chủ yếu được ứng dụng trong ngành sản xuất nội thất, làm ốp tủ bếp tủ lạnh, biển quảng cáo, vách ngăn cách âm giữa các phòng trong nhà, lót mặt sàn,…
Đặc trưng của PVC Foam là độ bền cơ học chẳng kém cạnh các vật liệu như gỗ, nhôm trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra tính cách âm và chống cháy PVC Foam cũng cực kỳ tốt.
3.5. Foam Rebond
Foam Rebond là loại bọt dày được thiết kế cho những sản phẩm chịu lực mạnh, chất liệu này rất vững chắc góp phần tạo bề mặt bằng phẳng, giúp sản phẩm không bị biến dạng và rất bền.
Ngoài ra, loại bọt dày vững chắc này giúp tăng độ đàn hồi và chống nấm mộc rất tốt, an toàn cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, chất liệu cũng rất nhẹ nên rất dễ dàng cho việc di chuyển và vệ sinh sản phẩm.
3.6. HR Foam
Trái ngược với memory foam, HR foam sở hữu độ đàn hồi và khả năng nảy cực tốt. Nếu bạn thả một quả bóng golf lên đó, chúng sẽ ngay lập tức nảy lên. Nếu bạn cầm trên tay một ly rượu và nhảy lên tấm nệm đó, cơ thể bạn sẽ bật lên và ly rượu sẽ tràn ra ngoài.
Chất liệu này còn được gọi với một cái tên là latex-like vì nguyên liệu để tạo nên HR foam là polyurethane – một loại mút xốp mô phỏng lại các đặc tính của cao su tự nhiên nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn. HR foam khá cứng nhưng khả năng đàn hồi của chất liệu này lại khá tốt. Các tấm nệm sở hữu lớp HR foam sẽ thường mang lại cảm giác rắn chắc và đàn hồi tốt cho người nằm. Đây là chất liệu rất thích hợp cho những người nằm ngửa.
3.7. Green Tea Foam
Green Tea Foam là chất liệu foam có chiết xuất trà xanh rất thân thiện với môi trường và tạo sự thoải mái, dễ chịu cho làn da người nằm. Trà xanh có tác dụng trong việc ngăn chặn mùi hôi, nấm mốc nên bạn sẽ không cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu khi nằm trên nệm. Đặc biệt, loại foam này có khả năng làm mát, thoáng khí rất thích hợp cho nhiệt độ gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều tại Việt Nam.
3.8. Soft Foam/Comfort Foam
Soft Foam/Comfort Foam là chất liệu foam có bọt siêu mềm, hoạt động tuyệt vời để làm mềm và giảm tải áp lực cơ thể. Do đó người nằm sẽ cảm thấy êm ái và cực kỳ thoải mái khi nằm trên lớp Soft Foam này.
4. Ưu, nhược điểm của chất liệu foam
Trên thị trường đã tồn tại đa dạng các loại foam kể trên với nhiều tính chất và công dụng khác nhau, tuy nhiên tất chất liệu foam đều mang một số ưu, nhược điểm chung. Dưới đây là những hạn chế cũng như lợi ích đặc trưng của chất liệu foam mà bạn nên biết.
4.1. Ưu điểm
Những đặc điểm ưu việt mà foam mang đến cho những sản phẩm cấu tạo nên từ chất liệu này rất đa dạng, cụ thể:
- Độ bền cao
Đây là ưu điểm lớn của chất liệu foam được nhiều nhà sản xuất và người sử dụng đánh giá cao. Dù được áp dụng để sản xuất bất kể mặt hàng gì, các sản phẩm từ chất liệu foam đều thể hiện ưu thế về độ bền vững, không biến dạng sau khoảng thời gian sử dụng lâu dài. Đặc biệt trong thị trường giường nệm, đệm foam được nhiều người yêu thích bởi có tuổi thọ dài, trung bình từ 7 – 10 năm mà vẫn giữ nguyên hình dạng, hiệu quả ban đầu, giúp tiết kiệm chi phí đến mức tối đa.
- Tính đàn hồi hiệu quả tuyệt đối
Foam là chất liệu có tính đàn hồi tốt, từ đó tạo nên ưu thế về khả năng hỗ trợ cơ thể, sức khỏe người dùng tuyệt đối. Chính vì tính chất này, foam được sử dụng rất nhiều trong công nghệ sản xuất nệm giường, cho ra những sản phẩm chất lượng, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Ngoài ra, nệm foam còn có chức năng giảm đau lưng, nhức mỏi vai gáy, hỗ trợ cột sống và tăng hiệu quả tuần hoàn khí huyết.
- Trọng lượng nhẹ
Các loại foam đều có trọng lượng siêu nhẹ, cấu tạo nên những sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển và lắp đặt sử dụng. Cạnh đó, đặc điểm này cũng tạo điều kiện vệ sinh, bảo quản dễ dàng hơn cho người dùng.
- Chất liệu thân thiện môi trường
Theo đánh giá từ chuyên gia, foam là chất liệu chất lượng và thân thiện với môi trường, hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe khách hàng. Sản phẩm làm từ foam đều không gây mùi khó chịu hay kích ứng, tạo điều kiện sử dụng an toàn, thoải mái tuyệt đối.
4.2. Nhược điểm
Song song với những lợi ích ưu việt, chất liệu foam vẫn có một số nhược điểm mà bạn nên lưu ý như sau:
- Sản phẩm làm từ chất liệu foam thường có giá thành cao hơn so với các mặt hàng cùng loại khác. Điển hình là đệm foam với mức giá giao động trong khoảng 6 – 10 triệu/sản phẩm. Tuy nhiên, giá thành thường đi đôi với chất lượng, các sản phẩm foam đạt tiêu chuẩn đều có chất lượng rất tốt và an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Một nhược điểm khác của sản phẩm chất liệu foam là dễ gây cảm giác nóng ẩm khi sử dụng. Sở dĩ đặc điểm này là do foam có khả năng tích nhiệt, tuy nhiên, hiện tại đã có foam cấu trúc lỗ hổng, giúp giảm tình trạng hấp nhiệt, phân bổ nhiệt và ẩm một cách thông minh.
5. Ứng dụng thực tế của chất liệu foam
Đã nắm được định nghĩa foam là chất liệu gì cũng như các cấu tạo, đặc điểm của các loại foam, tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hết tất cả những ứng dụng thực tế của chất liệu foam. Thực chất, foam được ứng dụng vào rất nhiều những lĩnh vực sản xuất khác nhau.
- Lĩnh vực thời trang
Vì foam có những ưu điểm về độ bền, nhẹ, co giãn tốt và thân thiện môi trường, chất liệu này được các nhà sản xuất đã vận dụng triệt để để làm ra các sản phẩm quần áo, phụ kiện thời trang.
Các mặt hàng thời trang từ foam phổ biến là tấm lót kết hợp nilon và quần áo thể thao. Những sản phẩm này đã đang có mặt trên thị trường và được đánh gia cao do tính thẩm mĩ và chất lượng cũng như sự thoải mái, nhẹ nhàng và dễ chịu khi sử dụng.
- Lĩnh vực xây dựng
Foam là chất liệu linh hoạt có thể dễ định hình với trọng lượng nhẹ và độ bền tốt, vì vậy, rất hữu dụng trong ngành xây dựng. Đặc biệt là Polyurethane Foam, loại bọt xốp có tính bám dính, đàn hồi cực tốt, thường được sử dụng để trát khe hở của các công trình. Ngoài ra, chất liệu foam cũng thường được áp dụng để cấu tạo nên các vật liệu, đồ dùng dùng để xây dựng.
- Lĩnh vực điện tử
Với đặc điểm cách nhiệt, êm và bền, foam cũng là chất liệu hữu dụng trong việc đóng gói, bảo quản các linh kiện, mặt hàng điện tử, đảm bảo giữ nguyên chất lượng, hình dạng sản phẩm tối đa.
- Lĩnh vực chăn ga gối đệm
Chất liệu foam được sử dụng đặc biệt phổ biến hơn cả trong thị trường sản xuất chăn ga gối đệm. Tất cả các tính chất và ưu điểm của foam đều tạo điều kiện có lợi cấu tạo nên những sản phẩm nội thất nệm giường chất lượng hàng đầu và có lợi cho sức khỏe người dùng.
Trên thị trường hiện nay đã tồn tại nhiều thương hiệu nệm foam nổi tiếng, được đánh giá rất cao cả trong và ngoài nước. Để biết thêm thông tin về các mặt hàng nệm foam uy tín, chất lượng, hãy tham khảo mua sắm tại Vua Nệm để được tư vấn một cách chính xác nhất.
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin mới và chính xác về định nghĩa chất liệu foam là gì cũng như những tính năng, ứng dụng của foam trong đời sống và sản xuất. Như vậy, sản phẩm từ các loại foam đều mang lại chất lượng vượt trội và an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là mặt hàng đệm foam. Nếu đang tìm kiếm một sản phẩm nệm tốt hỗ trợ giấc ngủ, đừng ngần ngại liên hệ Vua Nệm để được tư vấn chi tiết.