Kể từ khi mới vừa ra đời, Foam đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của rất nhiều người tiêu dùng. Chất liệu này thực sự là một kỳ tích của hóa học và kỹ thuật. Nệm Foam có rất nhiều loại khác nhau, có loại chất lượng cao, có loại chất lượng thấp. Mỗi loại đều được thiết kế để phù hợp với mục đích, túi tiền và sở thích cụ thể của người tiêu dùng. Vậy đâu là công nghệ sản xuất nệm foam tốt nhất hiện nay? Cùng xem nhé!
Nội Dung Chính
1. Cấu trúc và đặc tính của nệm Foam
1.1 Phân biệt các loại nệm Foam
Mỗi một loại Foam sẽ có một đặc tính hóa học khác nhau. Và đặc tính hóa học ấy sẽ quyết định rất nhiều đến độ đàn hồi của Foam. Độ đàn hồi là gì? Đơn giản mà nói, tính đàn hồi là khả năng nhanh chóng trở lại hình dáng ban đầu của vật liệu. Đồng thời, tính đàn hồi cũng thể hiện ở việc có hoặc không có cảm giác nảy lên khi tiếp xúc với vật liệu. Dựa vào độ đàn hồi, ta có thể phân loại nệm Foam thành các vật liệu sau đây
1.1. Nệm Memory Foam
Memory Foam hay Viscoelastic Foam được mệnh danh là nữ hoàng của các loại Foam. Đây là một phát minh của NASA vào những năm 1970. Memory Foam từ lâu được ưa chuộng bởi sự mềm mại, êm ái và khả năng nâng đỡ cơ thể cực tốt. Tuy nhiên, khả năng đàn hồi của Memory Foam khá thấp. Khi bạn ấn tay vào nệm Memory Foam và thả ra, nệm không lập tức trở lại hình dạng ban đầu mà sẽ lưu giữ lại hình dáng bàn tay bạn trong một vài giây.
Do đặc điểm “ghi nhớ” này mà người ta đặt tên chất chiệu này là Memory Foam. Nệm khá lý tưởng cho những ai nằm ngủ nghiêng hay muốn giảm áp lực lên các khung xương. Một số người thích Memory Foam vì nệm khá mềm mại và có khả năng nâng đỡ cơ thể rất tốt. Ngược lại, một số người khác lại không thích cảm giác bị chìm vào nệm khi nằm trên Memory Foam.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất áp dụng cho nệm Memory Foam thêm những công nghệ khác, mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo về giấc ngủ. Công nghệ Gel Memory Foam ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của nệm Foam gây hầm, nóng cho người dùng.
1.2. Công nghệ Gel Memory Foam
Theo đó, chất liệu này đơn giản là sự hợp nhất giữa hạt gel với Memory Foam để hấp thụ nhiệt độ, tạo sự mát mẻ, thấm hút tốt nhất, giúp người nằm có trải nghiệm giấc ngủ thật hoàn hảo.
Công nghệ Gel Memory Foam Lumbar Support
Lớp Gel Memory Foam cao cấp được thiết kế và sử dụng độc quyền nhằm hạn chế đau lưng khi người nằm ngủ sai tư thế. Đồng thời giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp người nằm cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
HR Foam
Trái ngược với Memory Foam, HR Foam sở hữu độ đàn hồi và khả năng nảy cực tốt. Nếu bạn thả một quả bóng golf lên đó, chúng sẽ ngay lập tức nảy lên. Nếu bạn cầm trên tay một ly rượu và nhảy lên tấm nệm đó, cơ thể bạn sẽ bật lên và ly rượu sẽ tràn ra ngoài. Nó còn được gọi với một cái tên là latex-like vì nguyên liệu để tạo nên HR Foam là polyurethane – một loại mút xốp mô phỏng lại các đặc tính của cao su tự nhiên nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn.
HR Foam khá cứng nhưng khả năng đàn hồi của chất liệu này lại khá tốt. Các tấm nệm sở hữu lớp HR Foam sẽ thường mang lại cảm giác rắn chắc và đàn hồi tốt cho người nằm. Đây là chất liệu rất thích hợp cho những người nằm ngửa.
1.3. Nệm Hybrid Foam
Nếu bạn phân vân giữa hai loại nệm Memory Foam và HR Foam, Hybrid Foam là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Sở hữu độ nảy và khả năng đàn hồi cao hơn một chút so với Memory Foam, đồng thời lại có khả năng làm giảm áp lực của cơ thể hơn nệm HR Foam, Hybrid Foam là sự kết hợp tốt nhất của các loại nệm trên.
Đây là chất liệu đem lại cảm giác thoải mái cho người nằm và rất được ưa chuộng trong giới sản xuất nệm. Ngoài ra, loại nệm này còn có tính phản hồi nhiệt. Nghĩa là khi mặt nệm bị nóng lên do nhiệt độ cơ thể, tính đàn hồi của nó sẽ cao hơn. Hybrid Foam sẽ làm giảm thiểu tối đa áp lực trên cơ thể khi bạn nằm xuống. Đồng thời, nệm sẽ không xuất hiện các vết lún khi bạn lăn qua một vị trí khác trên giường.
2. Độ cứng nệm Foam
Bên cạnh độ đàn hồi, độ cứng của nệm cũng là một vấn đề mà ta cần phải xem xét. Các loại nệm khác nhau sẽ có một độ cứng khác nhau, từ nệm rất mềm đến đến đệm rất cứng.
Độ cứng của Foam được xác định bởi một tiêu chuẩn gọi là IFD (Indentation Force Deflection). IFD là độ lực cần thiết để ép một mẫu mút xốp dày 4 inch từ trạng thái bình thường trở về mức ¾ độ dày ban đầu của nó. Nếu chỉ số IFD càng cao, nệm càng cứng. Ngoài chỉ số IFD, cảm giác của bản thân cũng là cách để bạn xác định độ cứng, mềm của nệm. Bởi cảm nhận của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, nên cách tốt nhất để xác định nệm cứng hay mềm là nằm thử trên nệm và từ từ cảm nhận.
Lưu ý: Độ cứng của nệm hoàn toàn khác với mật độ Foam của nệm. Hai mẫu nệm có thể có cùng mật độ Foam như nhau nhưng chỉ số IFD sẽ khác nhau. Mật độ Foam là một yếu tố hoàn toàn riêng biệt và nó có vai trò riêng, chúng ta sẽ tìm hiểu nó ở các phần tiếp sau đây.
3. Độ bền nệm Foam
Thước đo độ bền của nệm xoay quanh một khái niệm gọi là mật độ. Càng nhiều Foam được đưa vào nệm thì mật độ của nệm càng lớn và nệm sẽ bền hơn. Đơn vị để đo mật độ nệm là kilogam trên mét khối (kí hiệu là kg/m3). Nếu một mét khối Foam càng nặng, đều đó chứng tỏ nệm càng tốt và càng bền.
Thông thường, các nhà sản xuất sẽ sử dụng các loại Foam có chất lượng cao, mật độ dày đặc ở lớp trên cùng và lớp thứ 2 của nệm (phần trực tiếp bạn cảm nhận được). Phần Foam chất lượng thấp và giá rẻ hơn sẽ ở lớp dưới cùng để cắt giảm chi phí.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một tấm nệm xuất hiện vết lõm trên đó chưa. Đó là do loại nệm đó có lớp Foam dưới cùng được làm từ Foam mật độ thấp nên rất dễ bị xẹp lún kể cả khi chỉ chịu những lực tác động động nhỏ. Để hình dung được mật độ Foam ở lớp nền hoặc lớp giữa nệm ảnh hưởng thế nào đến độ bền của nệm, hãy cùng nhau xem xét các số liệu sau đây:
16 – 24 kg/m3 (loại nệm Foam giá rẻ)
Độ bền của các loại nệm này thường không cao. Sau 80,000 lần nén, chiều cao mất đi của một chiếc nệm có mật độ bọt 24 kg/m3 gấp 5 lần chiều cao mất đi của một chiếc nệm có mật độ bọt 35 kg/m3. Điều đó đồng nghĩa với việc những chiếc nệm có mật độ Foam ít thế này thường nhanh chóng xuất hiện vết lõm trên mặt nệm chỉ sau một thời gian ngắn.
26 – 29 kg/m3 (loại nệm tiêu chuẩn)
Hầu hết các thương hiệu nệm cuộn hộp hiện nay đều sử dụng loại Foam có mật độ từ 26 – 29 kg/m3. Đây là mật độ tiêu chuẩn của một chiếc nệm tốt và cũng là tiêu chuẩn để đảm bảo 10 năm tuổi thọ cho nệm.
45kg/m3 (loại nệm Foam cao cấp)
Các chiếc nệm có mật độ Foam từ 32kg/m3 ở lớp dưới cùng đều là các loại nệm cao cấp, và tuổi thọ của các tấm nệm này có thể kéo dài hơn 10 năm nếu biết sử dụng và bảo quản đúng cách. Với hơn 80,000 lần nén, lõi nệm với mật độ Foam 45kg/m3 chỉ mất ít hơn 1% chiều dày. Loại nệm này sẽ không bị in hằn vết lõm khi bạn nằm trên nệm trong một khoảng thời gian dài.
Lớp dưới cùng của nệm sử dụng loại Foam mật độ thấp không còn là vấn đề hiếm gặp trong thị trường nệm. Việc này sẽ làm người dùng không hài lòng vì độ bền của nệm sẽ không cao
Tuy nhiên, nếu lớp nệm ở phía trên cùng có mật độ Foam quá cao sẽ dẫn đến tình trạng nóng nực khi ngủ. Vì mật độ Foam quá cao sẽ khiến cho nhiệt độ không thể thoát ra được và tạo cho người nằm cảm giác nóng nực.
Mật độ nệm hoàn hảo để đảm bảo được độ bền cũng như không gây ra tình trạng nóng lưng cho cơ thể là 40 – 62 kg/m3, mức mật độ tiêu chuẩn cho lớp mặt trên cùng của nệm.
Tóm lại, mật độ Foam là thước đo cho độ bền và chất lượng của nệm. Nhiều nhà sản xuất cố tình che giấu hoặc từ chối cung cấp thông số này cho người mua. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin này, đồng thời đặt câu hỏi cho người bán trước khi mua nệm.
4. Công nghệ sản xuất nệm Foam: Công nghệ làm mát
Nóng nực khi nằm là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi mua nệm. Các tiến bộ trong công nghệ làm mát đã khiến cho nệm có khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ở mức lý tưởng trong suốt cả đêm dài. Vậy các công nghệ làm mát này là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lớp trên cùng là lớp đệm tiếp xúc gần nhất với cơ thể người nằm. Loại Foam sử dụng cho lớp này thường là những loại Foam hàng đầu giúp có tác dụng làm mát. Cơ chế hoạt động của các lớp này là gì? Dựa vào sự dẫn nhiệt, luồng khí và điều chỉnh nhiệt độ, các lớp nệm này sẽ duy trì được nhiệt độ lý tưởng.
Sự dẫn nhiệt: Sự dẫn nhiệt thể hiện ở việc chất liệu có thể nhanh chóng phân tán nhiệt ra xa cơ thể khi bạn ngủ. Đồng là một loại vật liệu dẫn nhiệt tốt, và nó được pha vào nệm Foam để làm tăng khả năng phân tán nhiệt độ cơ thể tại vị trí tiếp xúc khi bạn nằm
Ứng dụng luồng khí: Ứng dụng luồng khí là một giải pháp để tản nhiệt cho nệm Foam. Khi đó Foam đã được thiết kế vừa để duy trì mật độ thích hợp, vừa giảm áp suất, đồng thời cũng cho phép không khí đi qua. Đây là một giải pháp tuyệt vời để tản nhiệt cơ thể người nằm
Điều chỉnh nhiệt độ: Điều chỉnh nhiệt độ là phương pháp thứ ba trong công nghệ làm mát. Nó có nhiều dạng khác nhau được ứng dụng, ví dụ như nhiệt độ trung tính và nhiệt độ đáp ứng. Nếu một loại Foam có nhiệt độ trung tính, nó sẽ không nóng lên hay lạnh đi trong bất kể môi trường nào. Nếu loại Foam thuộc loại nhiệt độ đáp ứng, nó sẽ thay đổi độ đàn hồi khi chịu tác động của nhiệt độ cơ thể.
5. Công nghệ đóng gói nệm Foam: Cuộn hút chân không
Công nghệ đóng gói nệm Foam bằng cách cuộn và hút chân không là một phương pháp phổ biến được sử dụng để đóng gói các sản phẩm nệm được làm từ chất liệu Foam. Dưới đây là quy trình cuộn hút chân không nệm Foam:
- Bước 1: Chuẩn bị nệm: Tháo bỏ tất cả các phụ kiện đi kèm như áo nệm, drap nệm và đặt tấm nệm Foam lên một bề mặt phẳng và sạch sẽ.
- Bước 2: Cho nệm vào bên trong một chiếc túi nilon có kích thước vừa vặn với kích thước của nệm. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể nhờ người hỗ trợ hoặc tiến hành lồng từng bên cho đến khi tất cả nệm đều nằm trọn trong túi nilon.
- Bước 3: Kéo khóa túi (nếu có) hoặc dùng băng dính để gia cố đệm và đặt nệm lên bề mặt bằng phẳng và sạch sẽ.
- Bước 4: Bạn cần khoét một lỗ trên bề mặt túi nilon để gắn với van của máy hút chuyên dụng và có định lại bằng băng keo.
- Bước 5: Gắn vòi hút chân không vào van và cố định chắc chắn bằng băng dính. Sau đó bật máy hút lên, lúc này không khí sẽ bị đẩy ra ngoài và miếng nệm sẽ dần bị xẹp xuống. Bạn có thể đi lại trên bề mặt nệm để thúc đẩy quá trình thoát khí.
- Bước 6: Sau khi đã hút hết không khí bên trong nệm, bạn hãy cuộn nệm lại theo chiều nhất định. Đừng vội tắt máy hút chân không vì rất có thể trong quá trình cuộn nệm sẽ có một phần không khí còn sót lại thoát ra. Có một lưu ý là bạn không nên cuộc nệm quá nhanh để tránh tình trạng bong bóng bị mắc kẹt gây ảnh hưởng tới kết quả.
- Bước 7: Tắt máy hút sau khi đã cuộn nệm xong. Sau đó sử dụng dây đai ra và quấn xung quanh nhằm cố định nệm. Lời khuyên là hãy đặt một miếng lót hoặc vải ở vị trí giữa dây đai và nệm Foam để tránh việc tạo thành vết hằn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Bước 8: Cất nệm vào thùng hoặc vị trí mà bạn muốn sắp xếp. Trường hợp nhà có nhiều nệm cần bảo quản thì hãy dán nhãn để tránh nhầm lẫn nhé!
Công nghệ này giúp tiết kiệm không gian lưu trữ, đồng thời bảo vệ nệm khỏi các tác động bên ngoài như ẩm ướt và bụi bẩn trong quá trình vận chuyển. Đối với người tiêu dùng, việc nhận được nệm đã được cuộn và hút chân không có thể là một trải nghiệm thú vị và tiện lợi khi di chuyển và lắp đặt.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về công nghệ sản xuất nệm Foam. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về dòng nệm hiện đại này. Nếu có nhu cầu muốn mua nệm Foam, đừng ngần ngại đến ngay Vua Nệm để có những trải nghiệm chân thật nhất về sản phẩm.
>> Xem ngay: So sánh Rebonded foam với HR foam nên chọn loại nào?