Tình yêu - Gia đình

Top 5 cách dạy trẻ không nghe lời hiệu quả, không dùng đòn roi

CẬP NHẬT 22/03/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Ngày nay, cách dạy trẻ đã không còn như thuở ông bà, cha mẹ ta ngày trước, không phải “thương cho roi cho vọt” như xưa. Điều này càng không thể áp dụng cho cách dạy trẻ không nghe lời hiện nay.

cách dạy trẻ 4 tuổi không nghe lời
Top 5 cách dạy trẻ không nghe lời hiệu quả, không dùng đòn roi

Trẻ không nghe lời thật sự là một vấn đề khiến nhiều phụ huynh bối rối, lúng túng trong cách dạy dỗ. Đừng lo, với bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn top 5 cách dạy trẻ không nghe lời hiệu quả và nhanh chóng nhất. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

1. Đặc điểm của trẻ không nghe lời

Trước tiên, các bậc cha mẹ phải tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng của trẻ không nghe lời. Từ đó, xác định bé nhà mình trong trường hợp nào để có cách đối ứng và dạy dỗ phù hợp.

Các đặc điểm của trẻ không nghe lời:

  • Trẻ em trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi: Đây được xem là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ. Với nhiều bé, giai đoạn này có thể bắt đầu từ khoảng 18 tháng, kéo dài đến năm 4 tuổi hoặc hơn. 

Ở lứa tuổi này, não bộ của trẻ vẫn đang tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Chúng cũng dần nhận biết rằng chúng có quyền phản ứng hoặc từ chối. Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong giai đoạn này cũng không thể bộc lộ cảm xúc hoặc mong muốn hoàn toàn qua lời nói, mà còn qua hành động, cử chỉ. 

Tất cả những yếu tố trên khiến chúng bị khủng hoảng mà biểu hiện rõ rệt là các cơn giận dữ, nổi nóng hoặc không nghe lời.

cách dạy trẻ hư không nghe lời
Những đặc điểm của trẻ không nghe lời
  • Con một trong gia đình: Là con một trong gia đình, những đứa trẻ có thể nhận thức được vị trí và vai trò của chúng. Chính vì vậy, những đứa trẻ con một thường có xu hướng không nghe lời hơn so với những đứa trẻ khác. 
  • Tính cách: Một số đứa trẻ khi sinh ra đã thể hiện rõ nét tính cách có chính kiến của riêng bản thân mình. Những đứa trẻ này thường không nghe lời vì có chính kiến độc lập, vững vàng.

Với nét tính cách này, chúng thường có xu hướng không nghe lời cha mẹ hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

2. Lý do trẻ không nghe lời

Các bậc phụ huynh thường rất phiền lòng khi thấy trẻ không nghe lời cha mẹ, ông bà. Tuy nhiên, đây được xem là tâm lý bình thường, là giai đoạn tất yếu của trẻ trong quá trình lớn lên và trưởng thành.

Khi còn nhỏ, trí não của trẻ luôn bị kích thích, gây tò mò bởi thế giới xung quanh, bởi vạn vật bên ngoài. Trẻ tràn đầy năng lượng và luôn muốn khám phá những điều mới mẻ. Do đó, chúng thường bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở, hướng dẫn của cha mẹ để làm theo ý mình. 

Bên cạnh đó, trẻ còn nhỏ tuổi nên chưa hiểu hết những nỗi lo lắng, bận tâm của ba mẹ hoặc những nguy hiểm, rủi ro, xung quanh. Chính vì vậy, tâm lý của trẻ khác hoàn toàn so với suy nghĩ của cha mẹ.

cách dạy trẻ 3 tuổi không nghe lời
Những lý do khiến trẻ không nghe lời cha mẹ

Ngoài ra, chúng cũng không có khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân, thậm chí nhiều đứa trẻ còn quá nhỏ để có thể nhận thức được đâu là hành vi đúng và đâu là sai. Chính vì thế mà chúng trở nên ương bướng, cứng đầu và không nghe lời.

Thay vì chiều theo mong muốn của bé, ba mẹ nên giữ vững lập trường, cứng rắn với trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh chiều hư trẻ. Các bậc phụ huynh cũng nên giải thích rõ lý do vì sao mình từ chối yêu cầu của bé để trẻ hiểu và chấp nhận rằng chúng không thể có mọi thứ chúng muốn.

3. Top 5 cách dạy trẻ không nghe lời

Khác với cách dạy truyền thống của ông bà ta ngày xưa, các bậc phụ huynh ngày nay không thể áp dụng phương pháp “thương cho roi cho vọt”. Dạy trẻ bằng đòn roi là phương pháp phản tác dụng nhất trong giáo dục, để lại những ám ảnh lâu dài trong tâm trí trẻ. 

Vậy cha mẹ phải làm sao với trẻ không nghe lời? Cùng Vua Nệm tìm hiểu top 5 cách dạy trẻ không nghe lời được phần lớn các bậc phụ huynh tin tưởng và áp dụng nhé!

3.1 Nói ngắn gọn và dễ hiểu

Trẻ em thường không có sự tập trung cao độ và phân tích sâu sắc như người lớn. Chính vì lý do này mà ba mẹ thường vô tình truyền đạt những câu dài, nhiều chữ, khiến con trẻ khó hiểu và không nắm bắt được nội dung chính cha mẹ muốn nói.

cách dạy trẻ khi không nghe lời
Nói với trẻ một cách ngắn gọn và dễ hiểu

Thế nên, các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn những câu từ ngắn gọn, súc tích nhằm truyền đạt một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho trẻ. Sự thấu hiểu giữa ba mẹ và con cái chính là cầu nối giúp trẻ hiểu và hành động đúng mực, cũng như nghe lời ba mẹ hơn.

3.2 Dạy bảo khi trẻ tập trung

Nhiều ba mẹ khi thấy con trẻ làm không đúng ý mình thì nảy sinh bực tức, cáu giận và không thể giữ bình tĩnh. Ba mẹ sẽ dạy dỗ trẻ ngay trong cơn tức giận mà không cần biết con có đang tập trung hay lắng nghe mình không. Đây là sai lầm to lớn mà hầu hết các bậc phụ huynh đều gặp phải.

Ba mẹ phải đảm bảo con đang trong trạng thái bình tĩnh (không khóc la) và tập trung khi nghe ba mẹ dạy dỗ. Điều này giúp trẻ hiểu rõ và ghi nhớ lâu hơn những điều ba mẹ hướng dẫn.

đảm bảo con đang trong trạng thái bình tĩnh
Ba mẹ phải đảm bảo con đang trong trạng thái bình tĩnh

3.3 Hạn chế lặp lại câu hỏi nhiều lần

Việc lặp lại câu hỏi nhiều lần mà không nhận được câu trả lời của trẻ sẽ khiến ba mẹ nóng giận và trẻ sẽ sợ hãi hơn. Hãy bình tĩnh kiểm tra xem trẻ có đang tập trung hoặc bình tĩnh không.

Ba mẹ chỉ nên tiếp tục hỏi khi nhận được sự chú ý của trẻ. Lưu ý, tránh làm trẻ sợ hãi khi nghe câu hỏi hoặc khi đối thoại trực tiếp với ba mẹ.

3.4 Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của bé

Người lớn luôn quên mất rằng trước khi trở thành người lớn mình cũng từng là một đứa trẻ. 

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bị ba mẹ la trước mặt mọi người xung quanh? Bạn có vui không nếu bạn đang tập trung làm một việc gì đó mà bị người khác cắt ngang đột ngột? Liệu bạn có thoải mái nếu ai đó lớn tiếng với mình?

 đặt bản thân mình vào vị trí của bé
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của bé

Câu trả lời là không. Vậy nên, trẻ cũng sẽ rất khó chịu nếu bị đối xử như vậy. Thế nên, hãy luôn đặt mình vào vị trí của trẻ và cư xử với chúng như với những người lớn xung quanh. Chắc chắn bạn sẽ nhận được thái độ hợp tác dễ dàng của bé.

3.5 Luôn khen ngợi khi trẻ làm tốt

Các bậc phụ huynh thường rất tiết kiệm lời khen khi con trẻ làm được những việc tốt. Cha mẹ sợ rằng những lời khen sẽ giúp con kiêu ngạo và quá tự tin vào bản thân. Tuy nhiên, đây chính là sai lầm lớn của các bậc phụ huynh.

Việc chỉ chăm chăm vào la mắng, hoặc chỉ trích con sẽ khiến trẻ nghĩ rằng mình là một đứa trẻ vô dụng, hoặc ba mẹ không hiểu mình. Dần dần sẽ tạo khoảng cách giữa ba mẹ và con cái.

Các bậc phụ huynh nên thường xuyên dành lời khen cho con mỗi khi bé làm đúng hoặc làm việc tốt, ngay cả việc nhỏ nhất. Được ba mẹ thừa nhận hoặc khen ngợi chính là động lực khiến trẻ ngoan ngoãn và vâng lời hơn.

khen trẻ ngoan
Được ba mẹ thừa nhận hoặc khen ngợi chính là động lực khiến trẻ ngoan ngoãn

XEM THÊM:

4. Kết luận

Trên đây là top 5 cách dạy trẻ không nghe lời hiệu quả và đơn giản nhất mà không cần dùng đòn roi. Những phương pháp này không chỉ giúp trẻ ngoan hơn mà còn giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Các bậc phụ huynh đã chọn được cho mình phương pháp dạy trẻ không nghe lời một cách hữu hiệu chưa? Cùng chia sẻ với Vua Nệm cách thức mà bạn áp dụng cho trẻ ở nhà tại phần bình luận bên dưới nhé!

Mong tiếp tục nhận được sự theo dõi của quý độc giả ở những bài viết tiếp theo nha!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên