Tìm hiểu về củ cải và lợi ích của củ cải đối với sức khỏe 

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Củ cải đặc biệt là củ cải trắng đem lại rất nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, thậm chí còn được gọi là nhân sâm mùa đông. Vậy cụ thể loại củ này đem đến những lợi ích gì cho sức khỏe? Cùng khám phá thông tin này trong bài viết sau đây của Vua Nệm nhé!

1. Tìm hiểu về củ cải

Sở dĩ củ cải được gọi là nhân sâm mùa đông là vì loại củ này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Củ cải thuộc họ rau cải, trong đó có cả cải xoăn, súp lơ trắng, bông cải xanh, chiều dài trung bình từ 15cm hoặc lớn hơn. 

Theo nhiều nghiên cứu thì củ cải có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Tại nhiều nước phương Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thì củ cải là thực phẩm vô cùng quen thuộc. Vì được trồng nhiều nơi trên thế giới nên củ cải có thể mang những đặc điểm về màu sắc, kích thước hay mùa vụ khác nhau.

Về chủng loại thì có rất nhiều loại củ cải, trong đó phổ biến nhất là củ cải trắng thường được thu hoạch vào mùa đông và củ cải đỏ thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc là mùa hè.

Củ cải đặc biệt là củ cải trắng đem lại rất nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe
Củ cải đặc biệt là củ cải trắng đem lại rất nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe

2. Củ cải có chất dinh dưỡng gì?

Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g củ cải trắng sẽ cung cấp thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 1.4gam protid
  • 3.7gam glucid
  • 41miligam photpho
  • 1.1miligam sắt
  • 0.06miligam vitamin B1
  • 1.5gam xenluloza
  • 40mg canxi
  • 0.06miligam vitamin B2
  • 0.5miligam vitamin PP
  • 30 miligam; vitamin C…

Còn theo Đông y, củ cải trắng là một cây thuốc quý, có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc. Nói về công dụng thì loại củ này có tác dụng trừ viêm, tiêu thực, chữa ho, long đờm, lợi tiểu, đồng thời kích thích tiêu hoá và bảo vệ dạ dày. Trong các bài thuốc thì củ cải thường được sử dụng ở dạng khô hoặc cả ở dạng tươi đều được.

Củ cải có chất dinh dưỡng gì
Củ cải có thành phần dinh dưỡng phong phú

Một số nghiên cứu về lợi ích của củ cải cũng cho thấy loại củ này có thể bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân mang trong mình bệnh ác tính.

3. Phân tích lợi ích sức khỏe của củ cải

Theo quan niệm thực dưỡng của người Ấn Độ thì củ cải được đánh giá là thực phẩm vàng giúp chữa bệnh và hồi phục sức khỏe hàng đầu. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh loại củ này giàu dưỡng chất so với nhiều loại rau củ khác. Dưới đây là một số công dụng của cải đối với sức khỏe có thể khiến bạn bổ sung ngay thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày đấy.

3.1. Giảm nguy cơ ung thư

Trong củ cải có chứa hợp chất phytochemical và anthocyanins. Những chất này giúp chống lại các tác nhân gây ung thư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, củ cải còn chứa lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó ngăn chặn những tổn thương và sự phát triển của gốc tự do gây bệnh. Vậy nên có thể nói, loại củ này có thể phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính vô cùng hiệu quả.

3.2. Củ cải có khả năng ổn định huyết áp

Trong củ cải có chứa nhiều Kali, giúp sự cân bằng natri-kali trong cơ thể. Điều này sẽ giúp huyết áp của chúng ta được ổn định. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng cũng cho thấy, củ cải có tác dụng trong việc hạ huyết áp đối với những người có triệu chứng tăng huyết áp một cách đáng kể. Vậy nên với những người bị huyết áp cao thì củ cải chính là lựa chọn thông minh trong bữa ăn hàng ngày.

Củ cải có tác dụng gì
Ăn củ cải có khả năng ổn định huyết áp

3.3. Phòng chống cảm lạnh và ho

Khi bị cảm lạnh và ho dai dẳng kéo dài, bạn có thể bổ sung củ cải vào chế độ ăn mỗi ngày để giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, loại củ này cũng có khả năng chống sung huyết, hình thành các chất nhầy có trong cổ họng. Đặc biệt, củ cải còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác nhân xấu gây cảm lạnh, ho.

3.4. Đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường

Trong cơ thể con người, tuyến tụy có vai trò tiết ra hormone insulin giúp hấp thu glucose trong cơ thể. Với những người bị bệnh đái tháo đường thì không có chức năng hấp thụ insulin hoặc không thể tự sản xuất ra insulin, thì củ cải chính là “cứu tinh’’ cho tình trạng này.

Những bệnh nhân đái tháo đường thường thực hiện chế độ ăn hạn chế đường và tinh bột. Trong khi đó củ cải lại là thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp. Do đó, những bệnh nhân đái tháo đường có thể bổ sung củ cải vào bữa ăn hàng ngày nhằm hạn chế việc khiến lượng đường trong máu tăng lên sau mỗi bữa ăn.

3.5. Ngăn ngừa bệnh vàng da

Với khả năng thanh lọc giải độc và loại bỏ độc tố hiệu quả, củ cải được xem là thực phẩm có thể ngăn ngừa bệnh vàng da. Loại củ này chứa nhiều nước và hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp làm sạch đường ruột, ngăn chặn tình trạng vàng da nhờ có khả năng cân bằng lượng bilirubin trong máu ở mức ổn định, đồng thời tăng việc cung cấp oxy cho cơ thể.

Công dụng của củ cải trắng
“Nhân sâm mùa đông’’ có khả năng ngừa bệnh vàng da

3.6. Chống táo bón

Trẻ em hoặc người lớn tuổi, những người ít vận động và có chế độ ăn kém lành mạnh rất dễ mắc phải tình trạng táo bón. Củ cái chính là một trong những giải pháp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Bởi trong củ cải chứa hàm lượng chất xơ cao, nhiều nước, có thể giúp phân mềm hơn, dễ bài tiết, đồng thời làm sạch các loại thức ăn, cặn bã bị kẹt trong ruột già và tống ra ngoài một cách dễ dàng… Bên cạnh đó, củ cải còn tăng sự tiết dịch tiêu hoá và mật, hỗ trợ hệ tiêu hoá của cơ thể hoạt động tốt nhất.

3.7. Giảm cân hiệu quả

Dù có thành phần dinh dưỡng phong phú nhưng hàm lượng calo trong củ cải rất thấp. Hơn nữa, loại củ này có lượng chất xơ vô cùng phong phú nên tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn với những người đang ăn kiêng. Cụ thể, trong 100g củ cải chỉ có 16 calo. Vậy nên bạn có thể thoải mái sử dụng thực phẩm này, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Củ cải hỗ trợ giảm cân không
Củ cải có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả

3.8. Duy trì sự tươi trẻ

Nhờ thành phần chống oxy hóa và lượng vitamin C dồi dào nên củ cải được xem là có khả năng đẩy lùi gốc tự do và chống oxy hóa hiệu quả. Hơn nữa, một số nghiên cứu còn cho rằng đắp củ cải tươi lên da có thể giúp làm sạch. Vậy nên bạn có thể làm đẹp từ trong ra ngoài với thực phẩm này một cách hiệu quả.

3.9. Tốt cho bệnh nhân bị hen suyễn

Củ cải cũng rất tốt cho những người mắc bệnh hen suyễn bởi thực phẩm này có khả năng chống lại sung huyết. Tình trạng sung huyết đường hô hấp của bệnh nhân sẽ được củ cải cải thiện phần nào, hơn nữa, thực phẩm này còn có khả năng chống lại các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, từ đó bảo vệ lớp lót đường hô hấp của cơ thể không bị nhiễm trùng.

4. Một số thực phẩm không nên kết hợp với củ cải

Củ cải có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tuy nhiên bạn lưu ý tuyệt đối không kết hợp củ cải với những thực phẩm sau:

  • Cà rốt: Phân hủy vitamin C trong củ cải
  • , nho, táo: Tăng nguy cơ bướu cổ, suy giảm nặng
  • Mộc nhĩ: Gây viêm da với người có cơ địa nhạy cảm
  • Nhân sâm: Triệt tiêu dinh dưỡng của nhau
  • Cam: Gây tăng axit trong cơ thể
  • Nấm: Khiến cơ thể mất nước và tăng nguy cơ mắc các bệnh về da

Thông qua bài viết trên đây, Vua Nệm vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về củ cải, cùng với lợi ích sức khỏe quý giá của thực phẩm này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn. Đừng quên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn để có những món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM