Củ gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt. Bên cạnh đó, loại củ này còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết củ gừng có tác dụng gì? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Giá trị dinh dưỡng của gừng
Gừng là gia vị có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae, người ta thường sử dụng củ gừng để chế biến các món ăn đồng thời được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy, đây là một phương thuốc thảo dược cổ xưa được tìm thấy để chữa nhiều bệnh lý thông thương như viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày và buồn nôn. Ngoài ra, gừng không chỉ làm gia tăng hương vị cho các món ăn mà còn hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.
Để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng trong củ gừng, bạn đọc có thể xem biểu đồ giá trị dinh dưỡng trong 1 muỗng canh gừng:
- Lượng calo – 4,8
- Carbohydrate – 1,07g
- Protein – 0,11g
- Chất xơ – 0,12g
- Chất béo – 0,5g
Bên cạnh đó, gừng còn rất giàu vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể như:
- Vitamin C
- Phốt pho
- Folate
- Niacin
- Vitamin B3
- Vitamin B6
- Kali
- Magiê
- Kẽm
- Riboflavin
2. Củ gừng có tác dụng gì?
Từ thời cổ đại, người Ấn Độ đã biết cách sử dụng gừng để chữa một số bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường cho đến đau họng và co thắt dạ dày. Hiện nay, hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích sức khỏe của gừng ngoài những bệnh kể trên. Dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ hàng đầu của gừng, bao gồm:
2.1. Giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày
Đã từ rất lâu gừng được sử dụng để chữa bệnh về vấn đề tiêu hoá, đau dạ dày. Ngoài ra nó cũng có tác dụng giảm buồn nôn, giảm nôn mửa thường xảy ra ở trong thời kỳ mang thai, sau khi điều trị y tế như phẫu thuật và hoá trị. Có lẽ bằng chứng tốt nhất về tác dụng chống buồn nôn này là ở người đang chữa bệnh ung thư.
Chưa dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu năm 2012 từ Ấn Độ, củ gừng còn có tác dụng tối thiểu đối với triệu chứng trào ngược axit, nó có thể hỗ trợ chữa lạnh vết loét dạ dày liên quan đến trào ngược dạ dày khi sử dụng kết hợp với men vi sinh.
2.2. Gừng chữa cảm lạnh thông thường
Gừng cũng là phương thuốc chữa cảm lạnh rất hiệu quả thông thường tại nhà. Một số nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 bởi Jung San Chang cùng nhóm đã khẳng định khả năng chữa cảm lạnh thông thường của nó.
Theo đó, người ta thấy rằng việc ăn gừng tươi có thể tăng cường hệ thống hô hấp, bảo vệ người bệnh khỏi virus cũng như cảm lạnh thông thường.
2.3. Gừng cải thiện sức khỏe răng miệng
Trong gừng có chứa Gingerols là một hợp chất tích cực có ở trong gừng, được biết đến với công dụng bảo vệ răng miệng, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu ở trong khoang miệng.
Sự phát triển và lây lan vi khuẩn trong miệng có thể gây ra sự phát triển của bệnh nha chu, bệnh nướu răng nghiêm trọng. Hơn nữa, gừng không chỉ có tác dụng diệt trừ vi khuẩn mà còn làm trắng sáng răng.
2.4. Gừng chống lại chứng viêm
Gừng chứa chất chống viêm gingerol giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Các tinh dầu có trong gừng hoạt động giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Theo đó, Một đánh giá vào năm 2015 về những nghiên cứu kết luận gừng có “hiệu quả khiêm tốn” trong việc chữa viêm xương khớp.
>>>Đọc thêm: Tính hữu dụng của tinh dầu gừng cho sức khỏe của bạn
2.5. Gừng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu vào năm 2008 từ Iran đã kết luận việc bổ sung 3g củ gừng mỗi ngày trong vòng 45 ngày đã cải thiện lipid của 45 người có nồng độ cholesterol cao.
Trong một nghiên cứu công bố vào năm 2014, người ta chứng minh rằng người mắc bệnh đái tháo đường type 2 sử dụng 1600mg bột gừng mỗi ngày trong vòng 12 tuần đã báo cáo giảm tổng lượng cholesterol cùng chất béo trung bình đồng thời cải thiện độ nhạy insulin. Vậy nên gừng không chỉ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 mà còn hỗ trợ kiểm soát căn bệnh này tốt hơn.
2.6. Gừng hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư
Trong củ gừng rất giàu chất chống oxy hoá và đã cũng có nghiên cứu khác nhau chứng minh rằng việc bổ sung gừng vào chế độ ăn uống sẽ phòng chống các gốc tự do hiệu quả, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2.7. Hỗ trợ giảm cân
Việc tăng cân không kiểm soát thường là do việc rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, lúc này gừng tươi có tác dụng bình ổn quá trình trao đổi chất ở trong cơ thể. Vậy nên ăn gừng tươi mỗi ngày sẽ giúp quá trình trao đổi chất chậm lại, từ đó cân nặng giảm xuống mà không cần nhịn ăn.
2.8. Giải rượu bia
Người đang say rượu bia có thể ăn uống gừng nóng không chỉ giúp tiêu lượng cồn trong máu mà hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm giảm cơn say xỉn. Bạn có thể pha thêm mật ong cùng nước gừng vừa giúp tăng hiệu quả vừa dễ uống hơn.
2.9. Chữa đau đầu, giảm stress
Khi cảm thấy đau nửa đầu có thể sử dụng nước gừng nóng để xoa bóp quanh đầu trong khoảng 15 phút để làm giảm cơn đau. Gừng còn có tác dụng giải tỏa tinh thần, loại bỏ trạng thái căng thẳng, bồn chồn bằng cách nhai một lát gừng tươi.
Về lâu về dài, gừng còn có giúp tăng tuổi thọ của tế bào não, cung cấp chất chống oxy hóa cho não, chống lại bệnh suy giảm trí nhớ, Alzheimer.
3. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng quá nhiều gừng
Khi sử dụng củ gừng dưới dạng gia vị hoặc pha trà, gừng được coi là an toàn cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên ở một số người, việc tiêu thụ gừng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ, bao gồm đau bụng, ợ chua, tiêu chảy và đầy hơi.
Lưu ý rằng trà gừng thường ít đậm đặc hơn so với những cách chế biến gừng khác. Vậy nên trà gừng được cho là an toàn khi uống 1 hoặc 2 cốc mỗi ngày.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã công nhận củ gừng rất an toàn kể cả cho người mang thai hoặc cho con bú. FDA đã nhận định việc tiêu thụ 4g gừng mỗi ngày là an toàn.
Dù vậy, gừng có thể tác dụng làm giảm huyết áp nên có thể làm loãng máu, do đó đối với người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng thêm gừng. Ngoài ra gừng cũng được biết làm tăng tiết mật và nên tránh ở những người bị bệnh túi mật.
Tóm lại củ gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng bừa bãi và liều lượng quá nhiều. Điều này có thể dẫn tới đầy hơi, ợ nóng, gây kích ứng vùng miệng và khó chịu cho dạ dày.
Việc dùng nhiều gừng còn gây ra vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng như tăng nguy cơ chảy máu, giảm tác dụng điều trị của thuốc.
>>>Bạn đã biết: Tại sao uống nước gừng giảm cân? Cách sử dụng hiệu quả
4. Hướng dẫn cách sử dụng củ gừng tươi phát huy tối đa hiệu quả
4.1. Trà gừng
Trà gừng tươi được chế biến rất nhanh, nước ấm sẽ giúp tinh chất từ gừng tan ra và được cơ thể hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm mật ong để tăng tác dụng làm giảm ho, ngứa rát cổ họng cũng như đem lại hương vị dễ uống hơn. Để giải cảm, bạn nên uống nước gừng ấm rồi trùm kín chăn để cơ thể dễ dàng tiết ra mồ hôi.
4.2. Chế biến thành mứt gừng
Hãy thái gừng tươi vào thắng với đường và sao khô đến khi thành mứt, cách làm này sẽ rất tiện lợi có thể mang theo bên người mọi lúc. Cách sử dụng này sẽ giúp gừng bớt cảm giác cay và dễ dàng ngậm trong miệng, mang đến tác dụng tốt như chống say xe, chống viêm, làm ấm bao tử…
4.3. Xông hơi với gừng tươi
Với những nguyên liệu tự nhiên như gừng tươi, sả tươi… bạn sẽ nấu lên với nước rồi xông hơi, tinh dầu từ củ gừng sẽ bốc lên chữa giải cảm rất hiệu quả.
>>>Tìm hiểu thêm: Cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được
Trên đây là những thông tin hữu ích về củ gừng có tác dụng gì cùng một số cách sử dụng hiệu quả. Hãy lưu lại và sử dụng khi cần thiết nhé. Chúc bạn có phút giây thư giãn thật tuyệt!