Sức khỏe giấc ngủ

Tính hữu dụng của tinh dầu gừng cho sức khỏe của bạn

CẬP NHẬT 26/06/2022 | BỞI Tiến Kiều

Gừng là một loài thực vật rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Loại củ này thường thấy xuất hiện trong những gian bếp đỏ lửa, những bình rượu thuốc được ủ qua năm tháng. 

Có thể nói gừng sở hữu rất nhiều công dụng đặc biệt phục vụ cho đời sống của chúng ta và tinh dầu gừng – loại chất lỏng được chiết xuất trực tiếp từ gừng tươi còn phát huy công năng gấp nhiều lần hơn thế. 

Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm khám phá sự hữu dụng của tinh dầu gừng dành cho sức khỏe của bạn nhé. 

1. Tinh dầu gừng là gì?

Tinh dầu gừng là loại tinh dầu thiên nhiên với quá trình chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Trải qua những công đoạn phức tạp, những giọt tinh dầu được hình thành.

Do là thành phẩm từ những củ gừng tươi nên tinh dầu gừng có đầy đủ các thành phần dưỡng chất có trong củ gừng và các đặc tính có lợi khác chẳng hạn như: nhuận tràng, khử trùng, cung cấp các loại vitamin,…

Bên cạnh đó, tinh dầu gừng còn được ưa chuộng mạnh mẽ do khả năng phục vụ cuộc sống vượt trội của nó.

tinh dầu gừng là gì
Gừng là nguyên liệu chính để chiết xuất ra những giọt tinh dầu gừng nguyên chất

2. Công dụng của tinh dầu gừng

2.1. Điều trị đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hoá

Tinh dầu gừng đã được chứng minh là phương pháp chữa trị tự nhiên hiệu quả cho một loạt các bệnh về đường tiêu hoá. Với dạ dày, tinh dầu gừng có khả năng ngăn trào ngược, giảm ợ nóng, đầy hơi, ngừa viêm loét và giảm đau co thắt dạ dày.

Một nghiên cứu trên tạp chí sinh học được công bố vào năm 2015 đã đánh giá sự hoạt động của gastroprotective (một chất có tác dụng bảo vệ dạ dày trong tinh dầu gừng). 

Thí nghiệm đã được diễn ra trên chuột bằng cách sử dụng Ethanol để gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, sau đó cho chuột uống tinh dầu gừng và sau một thời gian theo dõi, kết quả nhận thấy là các vết tổn thương, xuất huyết dạ dày trên chuột đã được giảm đi đáng kể, dạ dày có xu hướng hồi phục nhanh.

công dụng tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng hỗ trợ điều trị đau dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hoá

Ngoài ra, tinh dầu gừng còn có tác dụng nổi bật trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá khi gặp tình trạng đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy thậm chí nôn mửa. Theo một đánh giá của nghiên cứu khoa học được công bố trên Evidence-Free Free and Alternative Medicine về hiệu quả của các loại tinh dầu trong việc giảm căng thẳng và buồn nôn sau khi phẫu thuật. Riêng tinh dầu gừng, khi hít vào  sẽ cảm thấy dịu lại, không còn buồn nôn do dùng thuốc.

2.2. Chống nhiễm trùng

Tinh dầu gừng hoạt động như một loại thuốc chống nhiễm trùng hiệu quả. Khi các loài vi khuẩn và vi sinh vật xâm nhập gây ra nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm, bạn có thể sử dụng tinh dầu gừng xuyên suốt quá trình điều trị. 

Bên cạnh đó, tinh dầu gừng còn được chứng minh là có khả năng trị nấm, trong số đó có nấm candida albicans – một loại nấm gây nên các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. 

2.3. Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp

Từ xa xưa ông cha ta đã áp dụng phương pháp nấu nước gừng để làm thuốc trị nhiễm lạnh, phong hàn, hắt xì, viêm họng… Vốn dĩ, tinh chất từ gừng có tác dụng chữa trị bệnh cảm cúm thông thường và điều trị triệu chứng ho, hen suyễn, viêm phế quản và điều trị chứng khó thở, thở hụt hơi. Bởi gừng có tác dụng làm ấm, từ đó sẽ giúp làm tan chảy các chất nhầy có trong cổ họng và phổi, đồng thời đào thải chúng ra ngoài.

tác dụng tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng có công dụng hỗ trợ hô hấp

2.4. Giảm viêm

Viêm là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình hồi phục sau các tổn thương. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị quá tải dẫn đến mất khả năng kiểm soát khiến các mô khoẻ mạnh bị tấn công. Lúc này, ở các mô này bạn sẽ cảm thấy đầy hơi, sưng, đau và khó chịu dữ dội.

Viêm nhiễm bất thường được coi là nguyên nhân cho những căn bệnh ghé thăm cơ thể, như hội chứng rò rỉ ruột, viêm khớp và các triệu chứng đau cơ xơ hóa, cũng như bệnh celiac và ruột kích thích. Do đó, những thực phẩm giúp tăng cường khả năng chống viêm cần được bổ sung kịp thời cho cơ thể. 

Trong tinh dầu gừng có thành phần zingibain, đây là một chất có tác dụng chống sưng, viêm sẽ giúp giảm đau và điều trị đau cơ, đau viêm sưng họng, viêm khớp hoặc thậm chí cả đau đầu và nửa đầu.

>> XEM THÊM: Top 10 các loại tinh dầu chăm sóc da phổ biến nhất

2.5. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Việc sử dụng tinh dầu gừng được coi là biện pháp hữu hiệu làm giảm tình trạng đông máu, tăng cường quá trình chuyển hóa lipid và hạn chế cholesterol. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ,  sau một vài nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy gừng có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa huyết khối, từ đó giúp điều trị bệnh tim, cũng như hạn chế mạch máu bị tắc nghẽn – nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Ngoài việc có tác dụng cho tim mạch, tinh dầu gừng còn được sử dụng bởi tính năng giúp cải thiện quá trình chuyển hóa lipid, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đái tháo đường.

sử dụng tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

2.6. Tinh dầu gừng có khả năng chống oxy hóa cao

Gừng có chứa thành phần chống oxy hóa rất  cao. Vì vậy đã được dùng làm biện pháp hữu dụng trong việc ngăn ngừa những tác động làm tổn thương tế bào và đặc biệt là những tác động của quá trình oxy hóa gây ra như đối diện với các căn bệnh về tim, ung thư và mất trí nhớ.

Nội dung của sách “Herbal Medicine, Biomolecular and Clinical Aspects” đã mang đến kiến thức rằng tinh dầu gừng có thể làm giảm các dấu hiệu của oxy hóa liên quan đến tuổi tác hoặc tổn thương cơ thể cũng đồng thời kích thích tăng cường sức khỏe.

tinh dầu gừng nguyên chất
Tinh dầu gừng giúp chống lại oxy hoá

2.7. Tăng cường ham muốn tình dục

Tinh chất trong gừng có tác dụng mạnh mẽ trong việc tăng cường ham muốn tình dục, giải quyết các vấn đề về sinh lý ở nam giới như chứng bất lực và giảm ham muốn. Bởi có đặc tính làm ấm nên tinh dầu gừng có tác dụng như một loại thuốc kích thích tình dục một cách rất tự nhiên, khiến bạn cảm thấy muốn gần gũi và tự tin hơn trước mắt bạn tình. 

Ngoài ra, tinh dầu gừng còn có tác dụng trong việc điều trị rối loạn cương dương, duy trì sự cương cứng trong quá trình “yêu” của phái mạnh.

2.8. Tinh dầu gừng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi tốt cho tinh thần

Loại hương liệu được chiết xuất từ gừng giúp con người cải thiện tinh thần, xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo lắng, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm. Không những vậy, việc sử dụng tinh dầu gừng còn cho bạn cơ hội chạm đến những giấc ngủ ngon, sống trọn vẹn trong tâm thái tự tin, thoải mái, quên hết mọi âu lo.

2.9. Tinh dầu gừng giảm đau cơ bắp và giảm đau bụng kinh

Với các thành phần giảm đau đặc biệt là zingibain có trong tinh dầu gừng đã giúp chúng ta hạn chế những cơn đau quằn quại trong thời kỳ kinh nguyệt cũng như là hỗ trợ giảm đau cho các bộ phận khác như đầu, lưng và cơ bắp. 

Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc xoa bóp nhẹ nhàng bằng 1 – 2 giọt tinh dầu mỗi ngày sẽ có hiệu quả trong điều trị đau cơ và khớp hơn so với thuốc giảm đau, điều này là do khả năng giảm viêm và tăng lưu thông kết đọng trong những giọt tinh chất của gừng.

tinh dầu gừng có tốt không
Tinh dầu gừng giúp giảm đau trong những ngày “đèn đỏ”

2.10. Tăng cường chức năng của gan

Do trong thành phần của gừng có chứa hepatoprotective nên ngoài tác dụng chống lại oxy hóa, tinh dầu gừng còn được biết tới như một sản phẩm bảo vệ gan, điều trị bệnh về gan nhiễm mỡ do rượu, giảm nguy cơ mắc xơ gan và ung thư gan. 

3. Mẹo sử dụng tinh dầu gừng hiệu quả

Để có thể sử dụng tinh dầu gừng đúng cách nhằm mang lại kết quả trải nghiệm hoàn hảo và tối ưu nhất, chuyên gia mách bạn một số cách dùng như sau: 

  • Ngửi hương tinh dầu từ 2 – 4 lần mỗi ngày để xoa dịu tinh thần, chống căng thẳng cực độ.
  • Dùng 1 – 2 giọt dầu gừng pha loãng trong 1 muỗng dầu nền (dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương…) thoa lên vùng ngực, vỗ đều để dầu được thấm vào da. Thực hiện hai lần mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim và tốc độ lưu thông máu. 
  • Ngâm chân hoặc tắm với dầu gừng pha loãng cùng muối Epsom vào nước ấm để giúp thải độc và cải thiện hệ tiêu hoá cho cơ thể. Thông thường sẽ dùng 5 – 10 giọt tinh dầu gừng.
  • Thoa tinh dầu và xoa bóp nhẹ nhàng lên các vùng chịu áp lực để giảm các cơn đau đang hành hạ trên cơ thể
  • Để kích thích chuyện giường chiếu, bạn có thể dùng máy xông tinh dầu trong phòng ngủ hoặc xoa tinh dầu lên bàn chân hoặc vùng bụng dưới, như vậy sẽ giúp chuyến “hành trình” của bạn và “người ấy” trở nên thú vị hơn đó.

4. Cách làm tinh dầu gừng ngay tại nhà

Nếu bạn muốn tự tay chế biến ra những giọt tinh dầu nguyên chất ngay tại căn bếp nhỏ của mình thì hãy áp dụng ngay cách làm siêu đơn giản dưới đây nhé.

cách làm tinh dầu gừng
Hướng dẫn làm tinh dầu gừng ngay tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gừng: 200g (nên chọn những củ già, có màu vàng ươm, không lấy gừng quá héo bởi sẽ không còn giữ nguyên giá trị của tinh dầu đồng thời tinh chất trong gừng cũng không còn nhiều).
  • Dầu nền 100ml (dầu ô liu, dầu hạnh nhân…)
  • 1 miếng vải sạch

Cách thức thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch gừng, cạo hết lớp vỏ ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ
  • Bước 2: Cho dầu nền vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi
  • Bước 3: Dầu nền sôi cũng là lúc cho gừng vào và đảo đều để tinh chất trong gừng thoát ra
  • Bước 4: Sau khoảng 40 phút, tắt bếp chờ cho dầu nguội rồi đổ qua miếng vải sạch để lọc lấy dầu
  •  Bước 5: Chiết dầu vào lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi thoáng mát.

>> XEM THÊM: Tinh dầu thơm phòng ngủ – Liệu pháp tạo mùi hương tuyệt vời và lành tính

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm những kiến thức mới cũng như hiểu hết được những công dụng đáng quý của tinh dầu gừng. Còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu ngay những chai tinh dầu gừng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp này. 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều