Tâm trạng bối rối và lo lắng chắc chắn khó có thể tránh khỏi khi gặp tình trạng nệm cao su bị ướt. Nếu trong trường hợp không phát hiện cũng như giải quyết kịp thời, chắc chắn tấm nệm của bạn sẽ bị ẩm mốc, thậm chí là bốc mùi hư hỏng. Vậy làm như thế nào để xử lý tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhất? Cùng theo chân Vua Nệm bỏ túi ngay các mẹo giải cứu chiếc nệm cao su ướt nhé!
Nội Dung Chính
1. Nệm cao su là gì?
Nệm cao su là dòng sản phẩm nệm ngủ có mặt đầu tiên trên thị trường, xuất hiện trước các loại nệm khác như nệm bông ép, nệm lò xo… Ban đầu, nệm cao su được làm từ 100% mủ cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, do lượng cao su tự nhiên được sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và giá thành nguyên liệu tăng cao nên dòng nệm cao su nhân tạo đã được ra đời.
So với nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo được làm từ hợp chất hóa học Polyurethane và các chất phụ gia khác. Loại nệm này có độ đàn hồi tương tự nệm cao su thiên nhiên nhưng có giá thành thấp hơn, dao động từ 2,5 triệu đến 12 triệu đồng. Tuy nhiên, nệm cao su nhân tạo có khả năng thoáng khí kém hơn cao su thiên nhiên. Đồng thời, dòng nệm này cũng khó phân hủy nên không thân thiện với môi trường.
2. Xác định các nguyên nhân khiến nệm cao su bị ướt
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến nệm cao su bị ướt:
- Người dùng làm đổ nước lọc, nước ngọt có gas, nước hoa quả, cafe… lên nệm.
- Trẻ nhỏ tè dầm khi ngủ và đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất tại các gia đình có trẻ nhỏ.
- Máy lạnh bị hỏng, dẫn đến tình trạng rò rỉ nước.
- Nước mưa từ bên ngoài tạt vào qua cửa sổ khiến nệm bị ướt.
Ngay khi phát hiện tình trạng này, hãy nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân khiến chiếc nệm của gia đình bị ướt là gì. Căn cứ vào đó sẽ có thể xử lý theo các mẹo dưới đây.
3. Hướng dẫn cách xử lý nệm cao su bị ướt đúng cách
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nệm cao su sẽ có khả năng kháng nước. Tuy nhiên sự thật không phải vậy, khi bị ngấm nước nệm sẽ có thể bị nấm mốc, xuất hiện mùi khó chịu và bị hỏng nếu để thời gian dài. Nhưng khác với bông ép hay lò xo, nệm cao su, nệm cao su có ưu điểm là không bị thấm sâu nếu ướt. Nhờ đó mà bạn có thể xử lý theo các mẹo đơn giản như:
- Tháo ga nệm và dùng khăn lau sạch nước trên nệm. Sau đó, dùng phấn rôm rắc lên nệm để hạn chế ẩm ướt rồi, sau đó cho nệm khô tự nhiên.
- Đặt nệm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt gió để giúp nệm khô nhanh hơn. Không nên dùng bàn ủi hoặc máy sấy vì có thể làm ảnh hưởng đến chất liệu cao su. Bên cạnh đó, thường xuyên đổi mặt nệm khi phơi sẽ giúp sản phẩm khô ráo hoàn toàn.
Với trường hợp bị nệm bị ngấm nước do nước tiểu của trẻ nhỏ cần xử lý kỹ càng hơn để tránh để lại mùi khó chịu:
- Tháo ga nệm và dùng khăn thấm hút toàn bộ nước tiểu. Bạn nên phun thêm nước sạch lên vết ướt trước khi dùng khăn lau để loại bỏ vết ố và mùi hôi tốt hơn.
- Pha một ít nước hoa vào nước hoặc tinh dầu để xịt lên mặt nệm bị tè dầm. Cách làm này sẽ giúp bạn khử hoàn toàn mùi khai.
- Hong khô nệm bằng quạt máy. Lưu ý không dùng máy sấy hoặc phơi nệm dưới ánh nắng trực tiếp vì có thể làm cao su bị nóng chảy, hư hỏng.
Trong trường hợp nệm cao su bị dính các vết nước bẩn, có màu hoặc mùi hôi, bạn nên sử dụng baking soda hoặc cồn 90 độ để giải quyết vết bẩn:
- Baking soda có tác dụng khử mùi hôi, loại bỏ tốt vết bẩn do bé tè dầm, vết nước hoa quả, nước ngọt có ga hoặc các vết ố vàng trên nệm. Bạn có thể rắc bột baking soda lên vị trí nệm bị ướt để hút ẩm. Bên cạnh đó, dùng nước soda phun vào chỗ ướt cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Sau khi toàn bộ nước soda đã bay hơi, tiếp tục dùng khăn bông lau nước hoặc dùng máy hút để hút nước.
- Cồn 90 độ: Xịt cồn lên mặt nệm và đợi khoảng 1 – 2 giờ cho đến khi cồn bay hơi. Dùng khăn bông thấm hút nước và phơi nệm ở nơi khô ráo. Cách làm này còn giúp bạn khử trùng nệm hiệu quả hơn.
4. Lưu ý khi xử lý nệm bị ướt
Dưới đây là một số vấn đề cần biết khi phát hiện nệm cao su bị ướt:
- Phải nhanh chóng xử lý ngay khi phát hiện nệm bị ướt. Vết bẩn lâu ngày sẽ khiến nệm bị mất thẩm mỹ cũng như khó loại bỏ khi vệ sinh.
- Nếu nệm thường xuyên bị ướt, nên dùng quạt hong khô, tránh giặt nệm quá nhiều ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.
- Không phơi nệm cao su dưới ánh nắng trực tiếp hoặc dùng máy sấy nhiệt độ cao để làm khô nệm. Vì cách làm này có thể khiến cao su bị biến dạng, ố vàng, gây hư hỏng nệm.
5. Cách bảo vệ nệm cao su không bị ướt
Nếu bạn muốn hạn chế tình trạng nệm ngủ bị ướt vì những lý do không đáng, hãy tham khảo những biện pháp dưới đây nhé:
5.1. Sử dụng tấm bảo vệ nệm
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, tấm bảo vệ nệm chắc chắn là món phụ kiện cứu cánh không thể thiếu. Sản phẩm không chỉ bảo vệ nệm khỏi các loại bụi bẩn thông thường, mà còn có thể hạn chế việc bị thấm hút nước. Miếng bảo vệ này sẽ có thiết kế bo góc cố định như ga giường. Vì vậy, bạn có thể tháo rời để vệ sinh một cách dễ dàng nếu có nhu cầu.
5.2. Sử dụng ga chống thấm
Ga chống thấm có thiết kế tương tự các loại ga chun thông thường. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này sẽ được làm từ các chất liệu chống thấm như polyester để hạn chế nước thấm vào bên trong nệm. Bên cạnh khả năng chống thấm, sản phẩm còn hỗ trợ ngăn chặn sự tác động của tác nhân gây ẩm mốc từ môi trường bên ngoài.
5.3. Loại bỏ các tác nhân gây ẩm ướt
Nếu chiếc nệm cao su của gia đình bạn thường xuyên bị thấm nước mà chưa rõ nguyên nhân hãy xem xét lại thật kỹ. Đặc biệt phải loại bỏ tận gốc các nguyên nhân đến từ việc rò rỉ đường ống nước ngầm, hệ thống chống thấm gặp vấn đề hay nước mưa từ bên ngoài tạt vào…
XEM THÊM:
- Nệm bị ướt góc cạnh: Cách xử lý hiệu quả cho 4 loại nệm cơ bản
- Vì sao ga giường bị xù lông? Cách xử lý ga giường xù lông hiệu quả
- Cách xử lý giường ngủ kêu cọt kẹt nhanh chóng, đơn giản
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách xử lý khi nệm cao su bị ướt tại nhà. Theo đó, bạn có thể dùng khăn để thấm nước, sử dụng baking soda, cồn 90 độ để loại bỏ vết bẩn, mùi hôi. Với nệm cao su, bạn nên lưu ý đến vấn đề nhiệt độ cao khi phơi nệm cũng như dùng máy sấy. Thêm một ít tinh dầu, nước hoa để xịt lên nệm sẽ giúp bạn khử mùi tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu nệm ngủ của bạn bị ướt quá nhiều và xuất hiện mùi hôi, bạn nên sử dụng các dịch vụ giặt nệm tại nhà. Những chuyên viên vệ sinh sẽ giúp bạn giải quyết các vết bẩn và hong khô nệm hiệu quả. Bên cạnh đó, việc làm này cũng giúp nệm được xử lý đúng cách, không bị ảnh hưởng đến độ bền và thời gian sử dụng.