Làm thế nào để vệ sinh nệm foam một cách tốt nhất và 6 bước vệ sinh nệm

CẬP NHẬT 05/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Nệm foam đem lại sự êm ái, thoải mái cho người sử dụng và nó cũng dần trở thành sản phẩm nệm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì được sử dụng hàng ngày nên chiếc nệm cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất gây dị ứng tích tụ ở bên trong. Việc giặt một chiếc nệm foam lớn có thể gây khó khăn và tốn nhiều thời gian. Nhưng việc này hoàn toàn có thể thực hiện được. Dưới đây sẽ là hướng dẫn vệ sinh nệm foam mà bạn có thể tham khảo để áp dụng với chiếc nệm của mình. 

Vệ sinh nệm foam
Vệ sinh nệm foam để làm tăng tuổi thọ nệm

Đọc thêm: Nệm foam là gì? Nệm foam của hãng nào tốt?

1. Cách vệ sinh nệm foam

1.1.Chuẩn bị 

Để tiến hành vệ sinh nệm foam. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu để việc vệ sinh nệm được hiệu quả hơn. Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị: 

  • Máy hút bụi có kèm theo bàn chải lông mềm
  • Bình xịt nước
  • Ống nước
  • Khăn lau mềm
  • Bột giặt 
  • Nước lạnh.
máy vệ sinh nệm foam
Máy hút bụi cầm tay là dụng cụ cần thiết khi vệ sinh nệm

1.2.Các bước thực hiện  vệ sinh nệm Foam

1.2.1. Bước 1 vệ sinh nệm Foam: Lấy nệm ra khỏi giường

Cất gọn gối, vỏ ga và các vật dụng trên giường. Đặt nệm phẳng ở trên măt sàn. Tốt nhất là bạn nên để chiếc nệm ở gần với vòi nước. Nếu bạn vệ sinh nệm ở trên thảm hay sàn gỗ thì hãy nhớ đặt một tấm bạt ở phía dưới để bảo vệ sàn. 

1.2.2. Bước 2 vệ sinh nệm Foam: Hút bụi nệm

Bắt đầu bước vệ sinh bằng cách hút bụi cả hai mặt của nệm. Một chiếc máy hút bụi cầm tay có gắn bàn chải mềm sẽ hoạt động một cách tốt nhất cho việc vệ sinh này. Nhưng nếu không có thì máy hút bụi tiêu chuẩn vẫn có thể làm được bằng cách di chuyển đầu hút theo chuyển động tròn để có thể đánh bật bụi bẩn trên bề mặt. 

 vệ sinh bằng cách hút bụi nệm foam
Bắt đầu bước vệ sinh bằng cách hút bụi cả hai mặt của nệm.

Với các loại nệm memory foam, phần vỏ bọc được khâu rất tỉ mỉ để có thể hút được xơ vải, bụi bẩn hay các mảnh vụn. Vậy nên bạn cần hút bụi kĩ lưỡng từng ngóc ngách của nệm. Còn với nệm foam có thiết kế đường nứt kiểu vỏ trứng, bạn có thể để máy hút len lỏi vào các rãnh để loại bỏ bụi bẩn. 

1.2.3. Bước 3 vệ sinh nệm Foam: Khử mùi

Với các gia đình có trẻ nhỏ thì chiếc nệm sẽ hay bị dính mùi nước tiểu của bé. Mùi khó chịu này sẽ lưu lại trên nệm, nếu không xử lý kịp thời, nó không chỉ khiến bạn bị mất ngủ mà còn tạo ra những vệt ố trên nệm, khiến nệm nhanh bị hỏng. Để xử lý các mùi hôi trên nệm, bạn có thể rắc bột nở (hay còn gọi là baking soda) lên nệm và để yên trong ít nhất 8 tiếng hoặc qua đêm thì càng tốt. Sau thời gian này, hãy hút bụi và chiếc nệm của bạn sẽ được khử mùi một cách hiệu quả. 

Cách khử mùi đơn giản này cũng có thể áp dụng với mùi thuốc lá hay các mùi hôi khó chịu khác.

vệ sinh nệm foam bằng baking soda
Baking soda là công cụ hữu ích để khử mùi

1.2.4. Bước 4 vệ sinh nệm Foam: Xử lý vết bẩn

Nếu nệm foam bị bẩn, bạn có thể sử dụng dung dịch hàn the và nước giặt, thêm chất tẩy oxy già vào dung dịch tẩy rửa để làm sáng vết bẩn. 

Với những vết bẩn khó tẩy, hãy pha dung dịch gồm ¾ cốc nước và ¼ cốc giấm trắng để có thể đánh bay vết bẩn dễ dàng hơn. Đặc biệt, với vết nước tiểu để lâu ngày, sau khi dùng giấm để làm sạch thì bạn hãy lau khô bằng khăn giấy và phủ baking soda lên. Baking soda sẽ hút chất lỏng và khử mùi hiệu quả.

xử lý vết bẩn nệm foam
Xử lý vết bẩn để nệm luôn trông như mới

1.2.5. Bước 5 vệ sinh nệm Foam: Rửa sạch lại tấm nệm 

Nếu bạn có vòi nước ngoài trời, hãy dùng nó để rửa sạch các dung dịch tẩy rửa ở trên đệm. Nếu không có, thì hãy lau bề mặt nệm bằng một miếng vải sạch ẩm. Xịt nước liên tục hoặc lau liên tục đến khi chất tẩy rửa trôi hết. Nhẹ nhàng bóp tấm nệm để loại bỏ nước, chú ý không được vắt hoặc vặn.

1.2.6. Bước 6 vệ sinh nệm Foam: Làm khô nệm foam 

Với nệm foam truyền thống, hãy để nệm phẳng và khô tự nhiên vài ngày, tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng có thể đặt một chiếc quạt điện ở gần đó để lưu thông không khí và đẩy nhanh quá trình làm khô. Lật mặt vải vài lần mỗi ngày để nệm khô đều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựng đứng nệm hoặc đặt nó trên các bật thang. Và hãy chắc chắn rằng nệm đã khô trước khi đặt nó trở lại giường.

làm khô sau khi vệ sinh nệm foam
Đảm bảo làm khô nệm trước khi sử dụng

Còn với nệm memory foam, các lớp foam hoạt tính có xu hướng hấp thụ chất lỏng. Quá trình làm khô sẽ cực kỳ quan trọng. Hãy sử dụng máy sấy cao hơn bề mặt nệm khoảng 8-12 cm 4-6 và di chuyển máy sấy theo vòng tròn đến khi chỗ ướt khô hẳn. Hạn chế dùng máy sấy ở mức nhiệt cao nhất, vì nó có thể làm hỏng nệm. Nếu không có máy sấy thì hãy dùng quạt điện tương tự như trên. 

2. Cách xử lý những vết bẩn cứng đầu ở trên nệm foam

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xử lý 5 loại vết bẩn cứng đầu thường gặp trên nệm Foam:

2.1. Đối với vết nấm mốc lâu ngày

Vết thâm loang lổ gây ngứa ngáy là dấu hiệu của sự phát triển của nấm mốc do nệm ẩm ướt lâu ngày. Dưới đây là 3 cách xử lý vết bẩn này:

  • Sử dụng chanh tươi: Phủ nước cốt chanh lên vết bẩn và đợi 15 – 20 phút để axit trong chanh khử trùng. Sau đó, dùng xà phòng và bàn chải để làm sạch vết bẩn.
  • Sử dụng cồn tẩy rửa: Pha cồn với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng khăn thấm dung dịch này để lau sạch vết bẩn.
  • Sử dụng chất tẩy chuyên dụng: Dùng Hydrogen peroxide hoặc Chlorine Dioxide đổ trực tiếp lên vết bẩn rồi chà nhẹ. Tiếp đến, lau lại với nước ấm để loại bỏ chất tẩy rửa còn sót.

2.2. Nước tiểu em bé hoặc thú cưng

Đối với gia đình có em bé hoặc thú cưng, nước tiểu trên nệm thường gây mùi khó chịu. Có thể xử lý như sau:

  • Sử dụng baking soda: Rắc baking soda lên vết bẩn và để trong khoảng 30 phút, sau đó lau sạch.
  • Sử dụng cồn: Xịt cồn lên vết bẩn và đợi khoảng 30 phút rồi lau lại bằng khăn sạch.
cách xử lý những vết bẩn cứng đầu ở trên nệm foam
Bạn có thể dùng baking soda để làm sạch nước tiểu em bé hoặc thú cưng trên nệm foam

2.3. Vết bẩn hay mảng bám khô

Đối với các vết bẩn và mảng bám đã khô, bạn có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm để làm sạch. Cụ thể, rắc hỗn hợp này lên vết bẩn và để trong khoảng 30 – 60 phút. Cuối cùng, dùng khăn ẩm lau sạch lại.

2.4. Chất lỏng

Nếu chất lỏng mới đổ xuống nệm foam, bạn hãy vệ sinh ngay khi vẫn còn ẩm. Đầu tiên, sử dụng khăn khô hoặc bông thấm để loại bỏ chất lỏng trên bề mặt, sau đó xử lý theo từng loại như sau:

  • Rượu vang: Dùng muối trắng chà xát lên rượu rồi lau sạch lại.
  • Cà phê: Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa pha loãng để lau đến khi vết bẩn biến mất.
  • Nước hoa quả: Sử dụng hỗn hợp muối, xà phòng và nước ấm để lau cho vết bẩn hoàn toàn biến mất.
  • Nước trà: Dùng hỗn hợp hàn the và nước nóng để lau sạch vết bẩn.
  • Dầu mỡ: Rắc bột mì để hút dầu, sau đó sử dụng nước giặt hoặc xà phòng để vệ sinh.
các cách xử lý những vết bẩn cứng đầu ở trên nệm foam
Nếu chất lỏng mới đổ xuống nệm foam, bạn hãy vệ sinh ngay khi vẫn còn ẩm

2.5. Khử mùi hôi ám lâu ngày

Để đảm bảo giấc ngủ tốt nhất và thư giãn sau ngày dài mệt mỏi, bạn có thể thử các cách khử mùi hôi như sau:

  • Vệ sinh nệm thường xuyên bằng cách hút bụi cả hai mặt.
  • Sử dụng baking soda rắc lên nệm và thực hiện vệ sinh như bình thường để khử mùi.
  • Pha ½ chén giấm trắng với 1 lit nước, dùng dung dịch này lau lên nệm để khử mùi hôi.
  • Sử dụng tấm bảo vệ nệm và ga nệm để ngăn mùi xâm nhập vào bên trong và làm sạch dễ dàng hơn khi cần.

3. Lợi ích của việc vệ sinh nệm foam

Việc vệ sinh nệm thường xuyên không chỉ giúp làm sạch nệm, giúp nệm luôn mới mà nó còn có một số lợi ích dưới đây: 

  • Tăng tuổi thọ cho nệm
  • Giảm lượng bụi bẩn, mạt bụi để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Loại bỏ nấm mốc phát triển
  • Cải thiện chất lượng không khí ở phòng
  • Hạn chế các bệnh về da do dị ứng. 
cách vệ sinh nệm foam
Vệ sinh nệm foam đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người dùng

4. Lưu ý khi vệ sinh nệm foam 

Khi vệ sinh nệm foam, có một số điểm cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Thực hiện vệ sinh định kỳ: Vệ sinh nệm foam ít nhất là mỗi 6 tháng một lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các dấu vết khác.
  • Sử dụng sản phẩm phù hợp: Chọn sản phẩm vệ sinh nệm phù hợp với loại nệm của bạn. Tránh sử dụng các chất tẩy mạnh có thể làm hỏng vật liệu foam.
  • Kiểm tra nhãn hướng dẫn: Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn nệm foam để biết cách vệ sinh và bảo quản đúng cách.
  • Khử mùi: Sử dụng các phương pháp như sấy nắng, hút ẩm và sử dụng sản phẩm khử mùi để loại bỏ mùi hôi ám.
  • Làm khô hoàn toàn: Sau khi vệ sinh, đảm bảo nệm foam được phơi khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại để tránh sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.

5. Cách bảo quản và chăm sóc nệm foam 

Chăm sóc nệm foam rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo các cách sau:

  • Cất kĩ nệm vào hộp bảo quản khi không cần dùng đến
  • Hút bụi mặt nệm mỗi khi bạn thay ga giường
  • Xoay mặt nệm 2 lần một năm (bạn nên hỏi trước người bán hàng liệu rằng nệm có thể xoay mặt không)
  • Không sử dụng thuốc tẩy hay hóa chất mạnh để làm sạch nệm
  • Sử dụng tấm bảo vệ chống thấm nước cho nệm
  • Luôn thực hiện vệ sinh nệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vệ sinh và bảo quản nệm foam
Vệ sinh và bảo quản nệm thường xuyên để làm tăng chất lượng giấc ngủ cho gia đình

6. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến vệ sinh nệm foam

Vệ sinh nệm không cần phức tạp hay tốn nhiều công sức, nhưng đối với những người chưa từng làm, đây có thể là một thách thức nhỏ. Hãy cùng Vua Nệm giải đáp những câu hỏi phổ biến nhất như dưới đây:

Làm sạch nệm foam bằng hơi nước có được không?

Không nên sử dụng máy hơi nước để vệ sinh nệm Foam vì nhiệt độ cao cùng độ ẩm có thể làm hỏng cấu trúc nệm và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc. Trong trường hợp vết bẩn bám quá sâu, hãy xem xét việc tháo vỏ nệm để vệ sinh kỹ lưỡng, tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc của nệm.

Tần suất vệ sinh nệm foam bao lâu 1 lần là hợp lý?

Khi phát hiện vết bẩn như nấm mốc hoặc chất lỏng đổ, cần xử lý ngay để đảm bảo hiệu quả. Ngay cả khi không có vết bẩn cứng đầu, bạn cần giặt ga giường ít nhất 2 tuần một lần và hút bụi mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.

Khi không có vết bẩn cứng đầu, bạn cần giặt ga giường nệm foam ít nhất 2 tuần một lần
Khi không có vết bẩn cứng đầu, bạn cần giặt ga giường ít nhất 2 tuần một lần

Sử dụng máy sấy nhiệt để làm khô nệm được không?

Nệm foam thường hút ẩm nhanh và khô lâu, bạn có thể sử dụng quạt hoặc sấy nhiệt ở nhiệt độ thấp để nhanh khô nệm, nhưng tránh sấy ở nhiệt độ cao để tránh làm hỏng nệm. Đồng thời, đảm bảo căn phòng thông thoáng để không tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.

7. Kết luận 

Nếu bạn đang muốn tận dụng tối đa giá trị từ chiếc nệm, thì việc vệ sinh nệm foam là một bước rất quan trọng và cần phải thực hiện thường xuyên. Làm theo các bước ở trên sẽ giúp bạn đảm bảo rằng nệm của bạn luôn sạch sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon và sâu hơn mỗi tối.

>> Xem ngay:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM