Có rất nhiều các gia đình sử dụng chăn gối quanh năm mà ít khi chú trọng đến việc vệ sinh. Thói quen này rất dễ gây nên những mối nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và những người lớn tuổi. Mền drap gối nệm cần phải được vệ sinh thường xuyên và đúng cách để giữ môi trường sống luôn sạch sẽ.
Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ chia sẻ cho bạn cách vệ sinh mền drap gối nệm sao cho đúng cách. Bạn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây để luôn giữ các vật dụng này luôn như mới nhé!
Nội Dung Chính
1. Lưu ý về tần suất vệ sinh nệm, chăn, ga gối
1.1. Tại sao phải vệ sinh nệm chăn ga gối thường xuyên?
Nệm, chăn, ga, gối lâu ngày dễ sinh ra bụi bẩn hay bọ mạt ẩn nấp trên bề mặt và bên trong, gây ra các bệnh ngoài da và cả đường hô hấp. Nếu không vệ sinh định kỳ, mỗi năm số lượng mạt bụi có thể tăng lên gấp hàng triệu con. Các sinh vật này sinh sống trên nệm, chăn, ga. gối, chúng tồn tại bằng cách ăn da chết từ cơ thể chúng ta mỗi ngày và thải ra phân khó có thể thấy bằng mắt thường. Nếu hít phải phân mạt rệp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm da.
Vi sinh vật ở drap sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đó không phải là vi khuẩn hay vi rút mà là bụi sán. Bụi sán sẽ gây ra viêm mũi và hen suyễn do dị ứng. Chúng còn có thể là tác nhân gây viêm xoang. Tương tự, mền lông cũng là nơi “chứa chấp” mạt bụi và vảy da. Nếu chỉ xả sơ qua nước sạch và phơi nắng trong thời gian ngắn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong mền, drap, gối, nệm.
Bên cạnh đó, chăn ga gối nệm dơ còn thu hút rệp giường đến làm ổ, chúng tồn tại bằng hút máu và khiến làn da bị mẩn đỏ. Ngoài ra, các vi khuẩn như ecoli, nấm mốc sẽ gây các vết ố vàng mất thẩm mỹ, thường xuất hiện ở gối.
1.2. Bao lâu nên vệ sinh nệm chăn ga gối?
Với mỗi vật dụng khác nhau, tần suất vệ sinh sẽ khác nhau do tùy thuộc vào chất liệu cũng như mức độ tiếp của cơ thể với vật dụng đó. Vỏ chăn và vỏ gối là hai vật cơ thể tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất, đặc biệt là ở các bộ phận như mặt, mũi, miệng,… vì vậy, vỏ mền, drap, gối phải vệ sinh ít nhất 1 lần /tuần. Bạn nên thay gối sau 2 năm sử dụng và mền lông sau 5 năm sử dụng.
Đối với nệm, chúng ta không nên vệ sinh quá thường xuyên để tránh làm giảm tuổi thọ nệm, tần suất khuyến cáo với nệm nằm thì ít nhất 1 tháng /lần. Tuy vậy, bạn có thể vệ sinh nệm bằng máy hút bụi chân không mỗi tuần một lần. Nếu thường xuyên làm sạch nệm theo cách này, nệm của bạn sẽ luôn như mới. Tuy vậy, bạn nên thay nệm sau 6-8 năm sử dụng nhé.
Ruột mền phải được vệ sinh ít nhất 1 lần năm và bạn chỉ nên giặt khô sản phẩm này. Đừng sử dụng mền khi chúng còn ẩm ướt, mền sẽ có mùi ẩm mốc khó chịu và tạo cơ hội thuận lợi cho nấm khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó cũng không nên phơi ruột mền dưới ánh nắng trực tiếp vì nhiệt có thể phá hủy cấu trúc sợi bông trong ruột mền khiến sản phẩm giảm tuổi thọ.
2. Phân loại trước khi giặt
Giặt chung những sản phẩm màu đậm với màu nhạt sẽ dễ khiến cho mền, drap, gối, nệm của bạn phai màu và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bộ drap giường. Bạn nên chọn những bộ chăn ga gối đồng màu, cùng sắc độ, nếu đồng màu thì cho dù bị phai màu theo thời gian cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến vẻ đẹp của mỗi sản phẩm.
Chất vải cotton: Đối với chất vải cotton thường dễ bị sơ vải, dễ bị phai màu bạn nên giặt riêng để tránh làm ảnh hưởng đến những thứ khác, đồng thời cũng nên chọn chế độ giặt nhẹ tránh làm hư hỏng. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa có độ kiềm trung tính để làm sạch sản phẩm vải cotton. Cuối cùng, hãy tránh dùng bột giặt vì bột có thể bám lại trên vải. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng nước giặt.
Chất vải Tencel: Nếu sử dụng bộ nệm chăn ga gối bằng chất liệu tencel, bạn lưu ý không nên phơi vải này quá lâu dưới ánh nắng mặt trời và hạn chế sấy nóng vì vải Tencel không chịu được nhiệt cao. Khi giặt và phơi, bạn nên lộn mặt trái của sản phẩm vì vải tencel cũng rất dễ bị bạc màu và mờ các họa tiết dưới tác động của nhiệt và chất tẩy rửa.
Chất vải Microfiber: Đối với chất liệu Microfiber, bạn có thể thoải mái lựa chọn giặt tay hoặc giặt máy đều được nhưng lưu ý chế độ giặt không nên quá mạnh. Đồng thời, bạn cũng nên chọn các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, thiên nhiên để giữ tuổi thọ cho vải. Nên sử dụng nước giặt thay vì bột giặt.
3. Các mẹo vệ sinh vết bẩn trên nệm đúng cách
3.1. Xử lý ruột nệm
Nhiều người giặt ruột nệm bằng cách rắc xà phòng lên rồi xịt nước vào làm sạch, điều này là hoàn toàn sai lầm, vì khi cho nước vào sẽ làm mất liên kết của các sợi bông, làm nệm nhanh bị mềm lún. Khi vệ sinh ruột nệm bông ép nên dùng gậy đập vào bề mặt nệm để bụi bẩn bên trong bay ra, sau đó dùng máy hút bụi hút sạch bụi và những sợi bông bay ra.
3.2. Xử lý vết nước đổ
Khi nệm bông ép hay bất kỳ loại nệm nào của bạn bị nước đổ, việc đầu tiên bạn nên làm là dùng khăn khô hoặc giấy khô thấm khô chất lỏng, lưu ý là chỉ được thấm chứ không được chùi vì nếu chùi sẽ làm cho nước lan rộng ra. Bạn không nên chà sát quá mạnh trên mặt nệm để tránh khiến nước dễ dàng ngấm sâu hơn vào nệm trước khi được làm ráo. Bạn nên làm khô ngay khi nước bị đổ trên nệm bởi vì nếu để chất lỏng thấm vào trong nệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi và giảm tuổi thọ của chiếc nệm.
3.3. Xử lý vết bẩn
Có rất nhiều cách để bạn xử lý vết nước bẩn bằng cách vật dụng quen thuộc trong gia đình. Sau đây là một số gợi ý:
Oxy già: Đầu tiên, hãy hòa oxy già vào nước rửa chén theo tỉ lệ 2:1 và dùng thìa khuấy cho đến dung dịch tạo bọt. Sau đó, sử dụng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào dung dịch này và chà sát nhẹ nhàng tại vùng nệm dính bẩn rồi dùng khăn ẩm lau sạch lại.
Dung dịch làm sạch enzyme: Xịt dung dịch làm sạch enzyme lên một chiếc khăn và chấm khăn lên vùng nệm bẩn rồi chờ trong vòng 15 phút. Sau đó, lau sạch vùng nệm bẩn một lần nữa với khăn ẩm
Baking soda: Đây là phương pháp thông dụng vì muối baking soda thường có sẵn trong nhà bếp và cũng dễ dàng tìm mua. Bạn có thể rắc bột baking soda lên các vùng nệm bị bẩn. Chờ khoảng nửa tiếng để bột baking soda bắt đầu hút chất lỏng và mùi, sau đó, bạn có thể dùng chổi quét hoặc máy hút bụi để hút hết muối baking soda ra khỏi mặt nệm. Để tạo mùi thơm dễ chịu cho nệm, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu có khả năng sát khuẩn tốt như oải hương, chanh,… vào baking soda trước khi rắc lên nệm.
Nếu nghi ngờ có bọ rệp trên nệm, bạn có thể rắc bột baking soda lên toàn bộ mặt nệm vì bột baking soda cũng có khả năng hút khô các sinh vật này và tiêu diệt chúng. Sau khi rải bột, bạn hãy nhớ làm kỹ bước hút muối baking ra khỏi nệm để tránh muối còn sót lại trên gây viêm xoang, hen suyễn,…
3.4. Xử lý vết ố vàng
Theo thời gian, hầu hết nệm chăn ga gối đều xuất hiện các vết ố vàng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và vô cùng khó khăn cho việc tẩy rửa. Nếu các vật dụng này của bạn vẫn chưa đến giai đoạn phải thay mới hoàn toàn, sau đây Vua Nệm sẽ chia sẻ một số công thức tẩy trắng các vết ố vàng nhanh và hiệu quả nhất:
Đối với mền, drap giường: Bạn có thể sử dụng công thức nước giặt pha chế bao gồm 1/4 chén bột/nước giặt thông thường + 1/4 chén hàn the +1/4 chén baking soda. Để làm thơm drap giường, bạn pha thêm 1/2 chén giấm + 20 -25 giọt hỗ hợp tinh dầu hoa oải hương, chanh,… Hỗn hợp xả vải này còn có tác dụng tẩy nhẹ vết ố vải.
Đối với vỏ và ruột gối: Bạn có thể sử dụng công thức nước giặt chế bao gồm 1 cốc bột giặt + 1 cốc nước rửa bát + 1 cốc thuốc tẩy nhẹ + 1/2 cốc bột hàn the. Để tăng hiệu quả tẩy ố của hỗn hợp trên, bạn nên giặt bằng nước ấm. Bạn có thể sử dụng phương pháp này ít nhất 1 tháng 1 lần để duy trì độ trắng sạch của gối.
4. Cách giặt chăn ga gối hiệu quả và đúng cách
Giặt chăn ga gối là việc bạn cần thực hiện thường xuyên hơn so với nệm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế các bệnh về da và hô hấp. Việc giặt chăn ga gối khá đơn giản nhưng cũng cần lưu tâm đến cách giặt sao cho đúng để giữ được màu sắc, độ bền của sản phẩm. Mỗi loại chăn ga gối sẽ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, do đó, bạn cần giặt đúng cách để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm. Dưới đây là hướng dẫn giặt chăn ga gối tùy theo chất liệu, bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé:
4.1. Chăn ga gối làm từ lụa và lông thú
Hai chất liệu là lụa và lông thú có đặc điểm là mềm mượt, khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu giặt không đúng cách thì hai chất liệu này rất dễ bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng giữ ấm của chăn. Chăn ga gối bằng lụa và lông thú nên giặt bằng tay sẽ tốt hơn so với giặt máy.
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên giũ chăn thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn. Thỉnh thoảng nên đem chăn đi phơi ở những nói thông thoáng để hạn chế ẩm mốc, vi khuẩn. Bạn cũng có thể phơi chăn ga gối dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 tiếng để giúp chăn sạch sẽ hơn.
Khi giặt chăn ga làm bằng lụa và lông thú, bạn nên giặt riêng với các đồ dùng khác. Nếu giặt máy thì không nên giặt sấy mà chỉ nên giặt khô để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nếu chăn của bạn làm từ chất liệu lông vũ, nên cố gắng giữ vệ sinh chăn, hạn chế giặt vì điều này có thể phá vỡ cấu trúc lông, khiến lớp dầu bảo vệ bên ngoài long bị biến mất, khả năng giữ ấm của chăn bị ảnh hưởng. Nếu giặt bằng máy giặt thì nên chọn chế độ giặt khô để lớp lông bên trong không bị rách, xô lệch, dồn bông.
4.2. Chăn ga gối chất liệu Microfiber
Chất liệu Microfiber là chất liệu xơ vi mảnh, có khả năng thấm nước tốt, giữ nhiệt hiệu quả. Do những đặc điểm này mà cách giặt chăn ga gối làm từ chất liệu này cũng khác biệt so với các chất liệu khác nhằm ngăn chặn tình trạng đọng bọt xà phòng hay chất bẩn bám lại sợi vải nếu giặt bằng máy giặt.
Nhiệt độ phù hợp để giặt chăn ga gối bằng chất liệu Microfiber là 30-45 độ C. Không nên giặt với nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến đặc tính của chất liệu. Bạn nên sử dụng thêm nước xả vải để giúp sợi vải không bị bào mòn và thơm hơn. Khi phơi chăn ga gối làm từ chất liệu Microfiber, chỉ nên phơi ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm hỏng sợi vải.
4.3. Chăn ga gối chất liệu polyester, cotton, tencel
Chăn ga gối chất liệu polyester, cotton, tencel cần được giặt giũ cũng cần tuân thủ theo quy định để không làm sợi vải bị ảnh hưởng. Mỗi loại chất liệu chăn ga gối cũng có những đặc điểm riêng nên cách giặt cụ thể từng loại như sau:
- Chăn ga gối làm từ cotton hoặc cotton pha polyester: Khi giặt giũ chăn ga gối làm từ các chất liệu này, nên hạn chế sử dụng bột giặt tổng hợp vì có chứa nhiều chất tẩy rửa, làm trắng, chúng có thể bám lại trên chăn ga gối và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi tiếp xúc trong một thời gian dài.
- Chăn ga gối làm từ chất liệu tencel có thêu hoa văn: Giặt chăn ga gối loại này cần phải lột sản phẩm ra để giặt mặt trái hoặc giặt bằng túi giặt. Cách giặt này sẽ giúp bề mặt sợi vải và hoa văn không bị xù, hư hỏng, gây mất thẩm mỹ. Sau khi giặt xong, phơi chăn ga gối ở những nơi thoáng mát, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì có thể khiến sản phẩm bị phai màu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Chăn ga gối làm từ chất liệu polyester: Chăn ga gối làm từ chất liệu này dễ giặt và thời gian giặt cũng nhanh hơn so với nhiều loại chăn ga gối làm từ các chất liệu khác. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phơi chúng ở những nơi thoáng gió, không nên sấy nóng vì sợi vải có thể bị nhăn vĩnh viễn, không thể khắc phục. Tốt hơn hết, nên để sợi vải khô tự nhiên để đảm bảo chất lượng chăn ga gối.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên phơi nắng ruột mền, gối liên tục từ 12 – 24 giờ đồng hồ. Phơi những sản phẩm này ngoài nắng không chỉ để làm khô sản phẩm sau khi giặt, mà quan trọng hơn hết là tiêu diệt các vi khuẩn có hại tích tụ bên trong mà không thể loại bỏ hết nhờ bột giặt. Bài viết đã chia sẻ tần tất tần cách vệ sinh nệm chăn ga gối sao cho đúng. Hy vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều kiến thức thú vị và áp dụng thành công các mẹo trên nhé!
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn vệ sinh chăn ga gối vào mùa mưa luôn sạch thơm như mới
- Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản chăn ga gối vải Tencel đúng cách