Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người lựa chọn. Với hàm lượng chất xơ và khoáng chất dồi dào, yến mạch cực kỳ phù hợp với những ai đang gặp phải vấn đề về đường huyết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó phù hợp để sử dụng cho tất cả mọi người. Vậy những ai không nên ăn yến mạch? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nói trên.
Nội Dung Chính
1. Giá trị dinh dưỡng của yến mạch
Như đã nói ở trên, yến mạch vốn được xếp vào nhóm ngũ cốc lấy hạt, chủ yếu trồng ở Bắc Mỹ và một số nước châu Âu. Hạt yến mạch là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng đối với con người, trong khi phần rơm (gồm thân, lá) và lớp cám yến mạch lại thường được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần chính tạo nên hạt yến mạch bao gồm:
- Tinh bột: chiếm khoảng 85% khối lượng, chia thành 3 dạng (chuyển hóa nhanh, chuyển hóa chậm và kháng tinh bột – tức chất xơ). Phần lớn hàm lượng chất xơ trong yến mạch tồn tại ở dạng hòa tan, nổi bật hơn cả là beta glucan giúp hiệu chỉnh hàm lượng insulin trong máu, cân bằng chỉ số cholesterol và kích thích sản xuất dịch mật,…
- Protein: chiếm khoảng 11 – 17% khối lượng (cao hơn đa số các loại ngũ cốc khác). Thành phần chính của protein này là adrenalin – có liên quan đến gluten song đã được kiểm nghiệm an toàn đối với những người mắc chứng không dung nạp chất này
- Vitamin và khoáng chất: chủ yếu là mangan, sắt, đồng, phốt pho, selen, vitamin A, B1, C, kẽm, đồng,…
- Các hợp chất khác: chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, tiêu biểu nhất là Acid Ferulic, Acid phytic và Avenanthramides
Hiện nay, 3 dạng yến mạch được sử dụng nhiều nhất phải kể đến là: yến mạch nguyên hạt giàu dinh dưỡng nhưng thời gian nấu lâu hơn, bột yến mạch và yến mạch cán vỡ phù hợp với những người bận rộn.
2. Công dụng của yến mạch
Với bảng thành phần nổi bật, không có gì khó hiểu khi yến mạch đã và đang trở thành nguyên liệu chính làm nên những bữa ăn khoa học, tốt cho sức khỏe con người. Những công dụng tiêu biểu của loại ngũ cốc này là:
- Giảm thiểu và trung hòa chỉ số cholesterol ở mức ổn định: Như ta đã biết, mức cholesterol cao chính là ‘yếu tố nguy cơ’ hàng đầu gây nên những bệnh lý tim mạch đáng lo ngại. Tuy nhiên, hợp chất beta glucan tìm thấy trong yến mạch có thể làm chậm tốc độ hấp thu chất béo đáng kể. Đó cũng chính là lý do các chế phẩm từ yến mạch – đặc biệt là yến mạch nguyên hạt – thường được đưa vào các thực đơn ăn uống ít cholesterol và chất béo bão hòa
- Phòng chống và trì hoãn sự tiến triển của tiểu đường type 2: Beta Glucan trong yến mạch giúp giảm chỉ số insulin, kiểm soát lượng đường huyết, từ đó ngăn ngừa sự hình thành bệnh lý tiểu đường type 2
- Hỗ trợ giảm cân nhờ hàm lượng calo và đường ‘khiêm tốn’, kết hợp thêm các khoáng chất vi lượng, đa lượng phong phú, dồi dào. Mặt khác, yến mạch cũng chứa nguồn tinh bột chuyển hóa chậm giúp tạo cảm giác no lâu, đồng thời hạn chế những cơn thèm ăn bất chợt
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp – đặc biệt là hen suyễn ở trẻ
3. Một số tác dụng phụ của yến mạch
Dù được đánh giá cao bởi độ dinh dưỡng song yến mạch cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong đợi. Ví dụ như:
- Rối loạn tiêu hóa: Vì chứa nhiều chất xơ nên khi đi vào đường ruột, yến mạch dễ khiến bạn gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí, người già, trẻ em hoặc người có đường ruột yếu ăn phải yến mạch có thể dẫn đến tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng râm ran, âm ỉ,…
- Tăng cân nếu ăn quá nhiều: Dù thường xuyên góp mặt trong các kiểu thực đơn ăn kiêng, giảm cân song trên thực tế, việc nạp quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Nguyên nhân nằm ở chỗ: đây là loại thực phẩm chứa nhiều carb, protein và chất béo. Khi những dưỡng chất này đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường. Về lâu dài dễ phát triển thành bệnh lý tiểu đường, béo phì,…
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Khi sử dụng một lượng lớn yến mạch, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh insulin, từ đó gây kích thích hệ thần kinh, cáu gắt, khó chịu, thậm chí là mất ngủ
Để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn, trong thời gian đầu tiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ yến mạch vào thực đơn để cơ thể ‘làm quen’ dần dần. Sau quá trình thích nghi này, nhiều khả năng những hiện tượng nói trên có thể được khắc phục và biến mất vĩnh viễn.
4. Những ai không ăn yến mạch?
‘Những ai không nên ăn yến mạch?’ là một thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trong đó, những đối tượng ‘chống chỉ định’ với loại ngũ cốc này bao gồm:
4.1 Người mắc bệnh lý Celiac
Bệnh Celiac (hay chứng bất dung nạp gluten) là một dạng bệnh lý xảy ra ở đường ruột do cơ thể dị ứng với thành phần gluten trong thực phẩm. Celiac gây nên các hiện tượng nguy hiểm như bất sản hoặc viêm ruột non, đồng thời ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể,…
Không dung nạp gluten có thể nảy sinh với mọi đối tượng – bất kể giới tính hay độ tuổi. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy căn bệnh này có mối quan hệ mật thiết với một số bệnh lý tự miễn như viêm tuyến giáp, tiểu đường type 1,… Cách tốt nhất để điều trị là thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng thực đơn hoàn toàn không chứa gluten.
Mặc dù cấu tạo không chứa gluten song quá trình vận chuyển và chế biến yến mạch có thể dẫn đến việc tích tụ một lượng nhỏ hợp chất này. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn chỉ nên sử dụng các chế phẩm có dán nhãn ‘Không Gluten’ (Free Gluten).
4.2 Người bị rối loạn tiêu hóa
Như đã nói ở trên, yến mạch có thể gây nên hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng. Mặt khác, loại ngũ cốc này lại chứa một lượng lớn tinh bột hấp thu chậm nên rất khó để tiêu hóa hoàn toàn trong thời gian ngắn (so với hầu hết các nhóm thực phẩm khác), khiến bạn dễ gặp phải hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
4.3 Phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong quá trình mang thai và cho con bú, cơ thể người phụ nữ thường chứng kiến nhiều thay đổi. Khi đó, nhiều người sẽ cân nhắc đến việc bổ sung thêm yến mạch vào chế độ ăn uống thường ngày nhằm tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé. Thế nhưng, việc nạp quá nhiều yến mạch có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, thậm khí là thuyên tắc đường ruột. Chưa kể, loại thực phẩm này còn tác động đến mức độ bài tiết hormon, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm liên quan đến đề tài ‘Những ai không nên ăn yến mạch?’. Hi vọng rằng những thông tin được đề cập sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về giá trị dinh dưỡng, tác dụng cũng như danh sách các đối tượng nên tránh xa loại thực phẩm này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Xem thêm:
- Ăn yến mạch thay cơm có tốt không? Lợi ích và kinh nghiệm sử dụng yến mạch đúng cách
- 6 cách ăn yến mạch giảm cân hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà